Quản lý côngtác Coi thi 1 Phòng thi:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn quản lý dược.pdf (Trang 73 - 76)

I. Một số định nghĩa, khái niệm về chất l−ợng đào tạo

5. quản lý côngtác Coi thi 1 Phòng thi:

5.1. Phòng thi:

Diện tích phải đủ rộng. Bàn ghế đ−ợc kê đủ độ thoáng tạo thuận lợi cho cán bộ coi thi kiểm soát đ−ợc hành vi của thí sịnh.

Những tr−ờng có điều kiện nên xây dựng những phòng thi lớn chuyên dụng có camera kiểm soát hành vi của thí sinh. Lịch thi đ−ợc sắp xếp hợp lý để khai thác tối đa hiệu quả của phòng thi kiểu này.

5.2. Cán bộ coi thi:

Cán bộ coi thi phải đ−ợc tập huấn. Việc phân công cán bộ coi thi ở các phòng thi phải bảo đảm tính ngẫu nhiên. Trong thi tuyển sinh, cán bộ coi thi phải đ−ợc luân chuyển sau mỗi môn thi.

Coi thi tuyển sinh phải đảm bảo 2 cán bộ coi thi cho mỗi phòng thi có từ 20- 30 thí sinh. Coi thi kết thúc môn học/học phần, 2 cán bộ có thể đảm nhiệm phòng thi với số thí sinh lớn hơn, nh−ng cũng không nên quá 50.

Kiểm tra giấy báo thi hoặc thẻ sinh viên là việc luôn phải thực hiện chặt chẽ vì tỷ lệ thí sinh nhờ ng−ời thi hộ có xu h−ớng tăng!

Nhắc lại các hình thức kỷ luật đối với các thí sinh vi phạm qui chế thi cần phải đ−ợc thực hiện tr−ớc tất cả các buổi thi, dù là các kỳ thi của sinh viên những năm cuối khoá!

Trong quá trình coi thi tuyệt đối không làm việc riêng hoặc làm thử bài thi. Vị trí thích hợp nhất cho 2 cán bộ coi thi là một ng−ời ngồi phía trên, một ng−ời ngồi phía d−ới phòng thi.

5.3. Cán bộ giám sát phòng thi:

Không nên phân công một cán bộ giám sát quá nhiều phòng thi, chỉ nên khoảng 3 phòng. Nếu là thi kết thúc môn học/học phần và vị trí giám sát thuận lợi thì một cán bộ có thể phụ trách nhiều phòng thi hơn nh−ng cũng không nên quá 5 phòng.

Theo qui chế hiện hành thì mức xử lý kỷ luật đối với các thí sinh vi phạm trong thi kết thúc môn học/học phần đ−ợc thực hiện giống nh− thi tuyển sinh đại học. Trong thực tế, khi phát hiện những thí sinh mang tài liệu vào phòng khi đã mở đề, nếu ch−a sử dụng, nhiều cán bộ coi thi chỉ thu tài liệu mà không đình chỉ thi. Việc làm sai qui định này không những tạo nên sự không công bằng, mà còn góp phần làm tăng tình trạng mang tài liệu vào phòng thi, vì theo quan niệm của những thí sinh không có lòng tự trọng thì việc mang tài liệu vào phòng thi (nếu khi bại lộ chỉ bị thu không bị kỷ luật) thì “chỉ có đ−ợc” hoặc cùng lắm là mất...phao (!)

6. Chấm thi

6.1. Chấm thi viết tự luận:

Đáp án chấm thi phải đ−ợc soạn ngay sau khi làm đề, tr−ớc khi thi. Đối với thi kết thúc môn học/học phần đáp án có thể soạn chậm hơn.

Đáp án không nên quá chi tiết, điểm thành phần nhỏ nhất chỉ nên là 1/4 nh− qui định đối với thi tuyển sinh đại học. Đáp án quá chi tiết sẽ có lợi cho những thí sinh học thuộc lòng một cách nhồi nhét, ng−ợc lại sẽ thiệt cho những thí sinh học hiểu trình bày đủ những nội dung then chốt, không sa vào những chi tiết vụn vặt.

Phòng đào tạo có trách nhiệm ghi số phách, rọc phách và bảo quản đầu phách. Sau khi rọc phách bài thi đ−ợc giao cho bộ môn (không nên quá 3 ngày kể từ ngày thi).

Bài thi phải đ−ợc 2 cán bộ chấm, trong đó ít nhất có 1 giảng viên chính hoặc thạc sĩ trở lên. Thời gian chấm thi không nên kéo dài quá 1 tuần kể từ khi bộ môn nhận bài thi. Điểm bài thi phải có đủ chữ ký của 2 cán bộ chấm thi.

Lên điểm và ghép phách do đại diện của bộ môn và cán bộ phòng đào tạo thực hiện.

6.2. Chấm thi trắc nghiệm:

Qui trình làm phách, chấm thi, ghép phách, lên điểm giống nh− đối với thi viết tự luận. Đáp án chấm thi trắc nghiệm rất rõ ràng, việc chấm cũng đơn giản, chỉ xin l−u ý một số qui định trong việc cho điểm đối với các loại câu hỏi thi trắc nghiệm:

- Đối với câu hỏi đúng/sai: Câu không có thân chung mỗi câu đ−ợc 1 điểm, câu có thân chung mỗi ý đ−ợc 1 điểm. Làm đúng cho điểm d−ơng, làm sai cho điểm âm, không làm cho điểm 0.

- Đối với câu hỏi nhiều lựa chọn: Mỗi câu đ−ợc 1 điểm. Làm đúng cho điểm d−ơng, làm sai hoặc không làm cho điểm 0.

- Đối với câu hỏi ngỏ ngắn: Số điểm của mỗi câu t−ơng ứng với số ý cần phải điền, mỗi ý 1 điểm. Làm đúng cho điểm d−ơng, làm sai hoặc không làm cho điểm 0.

Điểm tổng hợp qui ra điểm theo thang 10 điểm:

Đối với thi kết thúc môn học/học phần, thông th−ờng những bài đ−ợc 50% tổng số điểm thì qui thành 5 điểm. Bộ môn phải thống nhất bảng qui từ điểm tổng hợp sang điểm theo thang 10 điểm.

6.3. Chấm thi vấn đáp:

Bộ môn phân công các cán bộ hỏi thi cho từng bàn thi. Mỗi bàn thi có 2 cán bộ giảng dạy, trong đó ít nhất một ng−ời là giảng viên chính hoặc học vị thạc sĩ có thâm niên giảng dạy từ 3 năm trở lên.

Phòng đào tạo cùng bộ môn tổ chức cho các nhóm sinh viên bốc thăm ngẫu nhiên vào các bàn thi. Sinh viên chỉ đ−ợc bốc thăm câu hỏi thi một lần.

Sau mỗi buổi thi hai cán bộ hỏi cùng bàn thống nhất điểm thi và nộp kết quả cho Tr−ởng bộ môn.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn quản lý dược.pdf (Trang 73 - 76)