Trước hết, GV giới thiệu cho HS những hiểu biết về MM, những nguyên tắc vẽ MM và các bước vẽ MM.
Để tiến hành vẽ MM cho bài tiếng Việt, cần thực hiện những bước sau đây:
Bƣớc 1: Xác định và phân loại nội dung kiến thức
Khi lập MM cần phân loại nội dung thật cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, cần phải đưa kiến thức về từng chủ đề, từng lĩnh vực có mối liên hệ với nhau, sau đó chúng ta mới lập MM.
Ví dụ: Bài ôn tập tiếng Việt chương trình lớp 10 có thể khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức theo bốn chủ đề sau:
26
Hình 1.5. Mindmap hệ thống hóa nội dung ôn tập phần Tiếng Việt 10 Bƣớc 2: Lựa chọn kiến thức để lập Mindmap
Như chúng ta đã biết, các bài tiếng Việt gồm hai yêu cầu: Cung cấp kiến thức và luyện tập, vận dụng làm bài tập. Với yêu cầu thứ nhất, bài tiếng Việt tồn tại dưới dạng những câu hỏi. Có nhiều loại câu hỏi để học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức nhưng không phải với bất cứ bài nào nào chúng ta cũng có thể sử dụng MM để trả lời câu hỏi được. GV cần hướng dẫn cho HS tự chuẩn bị ở nhà bằng việc lập MM sau khi trả lời các câu
Ví dụ khi dạy học bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để đi đến khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật học sinh tiến hành trả lời các câu hỏi sau:
- Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào và thuộc những thể loại nào?
27
xuôi và ngôn ngữ kịch?
- Những nét giống nhau của ngôn ngữ trong các thể loại trên.?
Với những câu hỏi này, khi tiến hành giảng dạy, chúng ta có thể sử dụng MM để tổng hợp. Kỹ thuật hình họa của MM sẽ giúp HS tiết kiệm thời gian hơn, đem đến cái nhìn tổng thể về ngôn ngữ nghệ thuật, từ đó sẽ giúp HS tổ chức tốt vấn đề và nhớ lâu hơn.
Sau khi lựa chọn được những kiến thức lập MM, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động tự giải quyết vấn đề và thực hiện công việc theo nhóm. Tùy theo bài , GV có thể chia lớp thành 6 nhóm hoặc 8 nhóm nhỏ, trong đó, cứ 2 nhóm lại giải quyết một lĩnh vực hay một chủ đề giống nhau để khi làm việc trên lớp, các nhóm có thể góp ý, nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bƣớc 3: Lập MM
- Không giống như các bài học cung cấp kiến thức ở các phân môn khác, trong các bài tiếng Việt, HS phải hoạt động tích cực, phải tư duy, phải sáng tạo, phải biết tổng hợp kiến thức để có thể đưa ra nhiều nội dung cần nghiên cứu có liên quan tới vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra chủ điểm chính.