So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các lơ thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn cyclop - eeze và ez - larva giàu hufa lên tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của ấu trùng cua xanh (scylla paramamosain) giai đoạn zoea trong sản xuất giống tại ninh thuận (Trang 34)

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Tỷ lệ sống(%) Lơ thí nghiệm Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Lô 1 100 32,49±5,75a 15,89±3,19c 9,59±3,42e 1,71±1,28 Lô 2 100 20,45±2,28b 2,53 ± 0,45d 1,16±0,43f 0 Lô3 100 20,6 ± 1,09b 2,35 ± 1,62d 1,18±0,49f 0 Lô 4 100 21,38±1,80b 2,94 ± 0,87d 1,26±0,28f 0 Các số liệu cùng cột có ký hiệu mũ khác nhau là sự sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Lo TN 1 Lo TN 2 Lo TN 3 Lo TN 4

Hình 7: Biểu đồ sự tương quan giữa thức ăn và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Zoea

* Nhận xét: Từ kết quả trình bày ở bảng 8 và biểu đồ 5, chúng tơi có thể nêu ra một số nhận xét như sau:

Trong cùng một giai đoạn phát triển của ấu trùng, trong cùng một điều kiện thí nghiệm, khi ta sử dụng các loại thức ăn khác nhau thì tỷ lệ sống đạt được là khác nhau, ví dụ: Ở giai đoạn Zoea 2, thì ở lơ thí nghiệm 1 sử dụng Brachionus và Nauplius của Artemia theo giản đồ I (Viện nghiên cứu NTTS III) có tỷ lệ sống là 32,49%. Trong khi đó ở lơ thí nghiệm 2 sử dụng thức ăn Cyclop-eeze (Freeze -Dried Grade#0) có tỷ lệ sống là 20,45% và ở lơ thí nghiệm 3 sử dụng thức ăn là Ez-larva thì tỷ lệ sống đạt được là 20,6%. Qua đó ta nhận thấy rằng ở giai đoạn Z1 và Z2 thức ăn phù hợp nhất vẫn là Brachionus và Nauplius của Artemia. Chuyển sang giai đoạn Z3, ở lơ thí nghiệm 1 (Cho ăn theo qui trình của Viện nghiên cứu NTTS III) thì tỷ lệ sống đạt 15,89%. Vậy từ Z2 sang Z3 giảm đi 1,7 lần và ở Z4 đạt được 9,59%, sang Z5 cịn lại là 1,71%. Trong khi đó ở các lơ thí nghiệm 2 sử dụng thức ăn theo giản đồ II thì tỷ lệ sống ở Z3 đạt được là 2,53%. Vậy từ Z2 sang Z3 giảm đi 8,1 lần và ở Z4 cịn 1,16%. Sang Z5 thì hầu như hao hụt 100%. Ở lơ thí nghiệm 3, cho ăn theo giản đồ III tỷ lệ sống ở Z3 đạt được là 2,35%. Vậy từ Z2 sang Z3 giảm đi 8,8 lần và ở Z4 đạt 1,18%. Sang Z5 cũng hao hụt hầu như 100%. Ở lơ thí nghiệm 4, cho ăn theo giản đồ IV, tỷ lệ sống ở Z3 đạt là 2,94%, sang Z4 còn lại là 1,26% và hao hụt 100% ở Z5. Qua đó ta nhận thấy có sự chênh lệch quá rõ về tỷ lệ sống giữa lô 1 so với các lơ cịn lại và ngay ở Z1 sang Z2 thì tỷ lêï sống giữa lơ 1 đã có sự khác biệt tương đối rõ ràng. Tuy là ở Z3 và Z4 tỷ lệ sống ở các lô 2, 3, 4 có tỷ lệ sống thấp hơn nhiều so với lơ 1, nhưng do điều kiện bố trí thí nghiệm với số lượng tối thiểu chỉ lặp lại 3 lần, nên chưa khẳng định được thức ăn Cyclop-eeze (Freeze -Dried Grade#0) và Ez-larva có phù hợp với giai đoạn Z3, Z4 hay khơng mà cần phải được nghiên

cứu sâu hơn. Tuy nhiên, xét về khía cạnh dùng Ez-larvavaf cyclop-eeze làm nguồn thức ăn cho ấu trùng Zoea thì ở Zoea1 và Zoea2 vẫn đảm bảo được một tỷ lệ sống nhất định.Vì vậy để hạn chế được sự phụ thuộc vào thức ăn tươi sống và tăng tỷ lệ sống ở giai đoạn ấu trùng Zoea ta chỉ lên thay thế một phần thức ăn tươi sống bằng thức ăn công nghiệp.

2. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian biến thái sinh học của ấu trùng cua Xanh giai đoạn Zoea: Xanh giai đoạn Zoea:

2.1. Thời gian biến thái sinh học của ấu trùng Zoea khi sử dụng thức ăn theo qui trình của Viện nghiên cứu NTTS III: qui trình của Viện nghiên cứu NTTS III:

Bảng 12: Thời gian biến thái sinh học của ấu trùng giai đoạn Zoea ở lô TN 1

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Tg biến thái(ng) Đợt TN Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 I 5 4 4 4 4 II 5 5 4 5 6 III 5 4 4 4 4 TB 5 4,3±0,439 4 4,3±0,439 4,7±0,943

* Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy thời gian biến thái sinh học của ấu

trùng cua Xanh giai đoạn Zoea, khi sử dụng thức ăn theo qui trình của Viện NTTS III là ở mức trung bình. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với kết quả của tác giả Nguyên Cơ Thạch (Viện NTTS III), thì thời gian biến thái là dài hơn một chút. Nguyên nhân dẫn tới sự sai lệch này theo chúng tơi có thể là do việc xác định lượng thức ăn là chưa chính xác. Nên ấu trùng khơng qui nạp đủ chất dinh dưỡng để hình thành lên lớp vỏ. Ngồi ra có thể là do nhiệt đợ mơi trường vào mùa mưa là thấp và công tác làm giàu HUFA cho luân trùng chưa được tốt (chỉ

sử dụng dầu mực và Vitamin C) và cơng tác chăm sóc quản lý chưa được tốt, nên nó cũng ảnh hưởng đến thời gian biến thái sinh học của ấu trùng.

2.2. Thời gian biến thái sinh học của ấu trùng Zoea khi sử dụng thức ăn Cyclop-eeze theo giản đồ II: Cyclop-eeze theo giản đồ II:

Bảng 13: Thời gian biến thái sinh học của ấu trùng giai đoạn Zoea ở lô TN 2

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Tg biến thái(ng) Đợt TN Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 I 5 5 4 5 0 II 6 6 5 6 0 III 6 5 5 5 0 TB 5,7±0,597 5,3±0,473 4,7±0,472 5,3±0,473 0

* Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy thời gian biến thái sinh học

của ấu trùng Zoea khi sử dụng thức ăn Cyclop-eeze theo giản đồ II là tương đối dài. So với lơ thí nghiệm I, sử dụng thức ăn theo qui trình (Viện NTTS III), thì có sự chênh lệch khá rõ rệt. Ở Z1 và Z2 thì sự chênh lệch này chưa đáng kể nhưng sang đến Z3, Z4 thì sự chênh lệch này rất rõ rệt. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này có thể là do ở lơ thí nghiệm 2 thức ăn Cyclop-eeze có kích cỡ mồi và độ chìm lắng của thức ăn là quá nhanh dẫn đến ấu trùng khơng lấy được thức ăn. Vì vậy, khơng tích luỹ đủ chất dinh dưỡng để hình thành lên vỏ giáp nên thời gian biến thái là dài. Thời gian biến thái ở Z3, Z4 cao là do lúc này ấu trùng đã yếu do ở Z2 thức ăn lấy được ít, vì vậy làm cho Z3, Z4 càng yếu nên khả năng bắt mồi kém đi, nên thời gian biến thái là dài.

2.3. Thời gian biến thái sinh học của ấu trùng Zoea khi sử dụng thức ăn Ez-larva theo giản đồ III larva theo giản đồ III

Bảng 14: Thời gian biến thái sinh học của ấu trùng giai đoạn Zoea ở lô TN 3

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Tg biến thái(ng) Đợt TN Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 I 5 5 4 5 0 II 6 5 5 6 0 III 6 5 5 5 0 TB 5,7±0,597 5 4,7±0,473 5,3±0,473 0

* Nhận xét: Nhìn chung là thời gian biến thái của của ấu trùng Zoea khi sử

dụng thức ăn (Ez-Larva) theo giản đồ III là khá cao. Mà nguyên nhân chính ở đây vẫn có thể là do thức ăn:kích cỡ thức ăn và dộ lăng chìm của thức ăn là chưa phù hợp. Ngài ra việc xác định khối lượng thức ăn là chưa được chính xác, tỷ lệ các loai acid béo dạng HUFA(EPA, DHA, ARA) là chưa thích hợp có thể là thừa loại này nhưng thiếu loại kia. Để mà rút ngắn được thời gian biến thái sinh học của ấu trùng Zoea thì ta phải bằng cách nào đó cung cấp đủ dinh dưỡng cho ấu trùng. Nếu ta rút ngắn được thời gian biến thái của ấu trùng, thì nó sẽ giúp tiết kiệm được thức ăn và giảm được nguy cơ mắc bệnh của ấu trùng. Theo chúng tôi để rút ngắn được thời gian biến thái của ấu trùng thì ta nên chia nhỏ thức ăn ra làm nhiều lần, để hạn chế sự lắng chìm của thức ăn và ta có thể làm giàu thức ăn bằng các loại acid béo thuộc nhóm HUFA (EPA, DHA, ARA) và chỉ nên thay thế một phần thức ăn tươi sống.

2.4. Thời gian biến thái của ấu trùng Zoea khi sử dụng thức ăn Cyclop-eeze và Ez – Larva cho ăn theo giản đồ IV: và Ez – Larva cho ăn theo giản đồ IV:

Bảng 15: Thời gian biến thái của ấu trùng Zoea ở lơ thí nghiệm 4

* Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy nhìn chung thời gian biến thái sinh học của ấu trùng Zoea khi sử dụng thức ăn Cyclop-eeze và Ez – Larva cho ăn theo giản đồ IV là cũng tương tự như ở lô 2 và lô 3. Thời gian biến thái là khá dài mà nguyên nhân ở đây chúng tơi vẫn cho rằng có thể là do kích thước thức ăn và độ lắng chìm là chưa phù hợp. Ngồi ra chúng tơi cịn cho rằng tuy là 2 loại thức ăn này rất giàu về dinh dưỡng nhưng tỉ lệ của các acid béo khơng no thuộc các nhóm (EPA, DHA, ARA) khơng cân xứng có loại thừa, có loại thiếu. Vì vậy để tăng được tỉ lệ sống, rút ngắn được thời gian biến thái sinh học thì ta nên làm giàu thức ăn bằng các acid béo khơng no thuộc các nhóm trên.

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Tg biến thái(ng) Đợt TN Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 I 5 5 5 4 0 II 6 6 5 5 0 III 6 5 5 5 0 TB 5,7 ± 0,597 5,3 ± 0,473 5 4,7 ± 0,472 0

2.5. So sánh thời gian biến thái sinh học của ấu trùng cua xanh ở giai đoạn Zoea ở các lơ thí nghiệm. Zoea ở các lơ thí nghiệm.

Bảng 16: So sánh thời gian biến thái sinh học của ấu trùng cua xanh ở giai đoạn Zoea ở các lơ thí nghiệm:

Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Tg biến thái(ng) Lô TN Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Lô 1 5 4,3±0,439 4 4,3±0,439 4,7±0,47 Lô 2 5,7±0,593 5,3±0,473 4,7±0,472 5,3±0,473 0 Lô 3 5,3±0,473 5 4,7±0,473 5,3±0,473 0 Lô 4 5,7 ± 0,597 5,3 ± 0,473 5 4,7 ± 0,472 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Lo TN1 Lo TN2 Lo TN3 Lo TN4

Hình 8 :Biểu đồ Tương quan giữa thức ăn và thời gian biến thái của các giai

* Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng và hình trên ta nhận thấy rằng, trong cùng giai đoạn nếu thức ăn khác nhau thì dẫn tới có sự khác nhau về thời gian biến thái của ấu trùng. Thức ăn không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng mà còn ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng ( thời gian lột xác chuyển giai đoạn ) của ấu trùng.

Từ kết quả nghiên cứu trên càng khẳng định một điều rằng thức ăn tươi sống (Branchionus, Nauplius của Artemia) đóng một vai trị hết sức quan trọng. So với các lơ thí nghiệm sử dụng thức ăn cơng nghiệp thì ở lơ 1 sử dụng thức ăn (Theo quy trình của Viện nghiên cứu NTTS III) là có thời gian chuyển giai đoạn ngắn hơn so với các lơ cịn lại. Việc rút ngắn được thời gian lột xác nó có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất cua giống, bởi vì kết thúc sớm sẽ tiết kiệm được thức ăn, tỷ lệ sống cao và điều quan trọng là có thể tránh được bệnh.

Qua q trình thí nghiệm tơi cho rằng trong cùng một điều kiện thí nghiệm, ấu trùng khơng lột xác chuyển tiếp giai đoạn có thể là do cơ thể quy nạp thức ăn từ bên ngồi khơng đủ dẫn tới khơn g tích luỹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành nên vỏ giáp. Làm ngưng trệ quá trình sinh trưởng, làm cho ấu trùng không thể lột xác được và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng.Đểmà rút ngắn thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng thì ta phải xác định một cách chính xác lượng thức ăn cần thiết,thức ăn phải được làm giàu các acid béo không no họ HUFA trước khi cho ấu trùng ăn, thức ăn lên chia nhỏvà cho ăn làm nhiều lần và không lên thay thế hồn tồn thức ăn tươi sống bằng thức ăn cơng nghiệp.

Dựa vào kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 11và bảng 16và kết hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả.Chúng tôi mạnh dạn đề xuất giản dồ thức ăn để làm cơ sở cho những thí nghiệm sau này

Loại thức ăn cho ăn Giai đoạn phát triển của ấu trùng

Z1 Z1Z2 Z2 Z3 Z3 Z4 Z4 Z5 Z5M Branchionus

Freeze-Dried Grade#0 Ez-larva

Nauplius của Artemia Artemia

Tảo

Chú thích: Dấu ® chỉ loại thức ăn phù hợp với các giai đoạn Zoea

·Mật độ và lượng thức ăn cho ăn.

Brachionus Artemia Plytoplankton Cyclop-eeze (làm giàu) Ez-larva ( làm giàu) 10- 15con/ml 5- 10con/ml 3000-5000TB/ml 3g/ngày/1triệu Z 3ml/ngày/1tr iệu Z

Số lần cho ăn các loại thức ăn tươi sống Brachionus, Artemia, Plytoplankton một lần/ngày.

Các loại thức ăn tổng hợp Cyclop-eeze, Ez-larva 3 lần/ngày Kích cỡ thức ăn: f = 100 ¸ 200mm. Z1 = 100 ¸ 120mm Z2 = 120 ¸ 140mm Z3 = 140 ¸ 160mm Z4 = 160 ¸ 180mm Z5 = 180 ¸ 200mm }

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.

I. KẾT LUẬN:

Từ kết quả nghiên cứu chúng tơi có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Thức ăn tươi sống (Branchionus, Nauplius của Artemia) hiện nay vẫn đóng một vai trị quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và thời gian biến thái sinh học của ấu trùng Zoea.

2. Thức ăn Cyclop-eeze (Free-Dried-Grade#0) có khả năng nuôi sống được ấu trùng cua xanh giai đoạn Z1, Z2, Z3. Tuy nhiên tỷ lệ sống của ấu trùng còn rất thấp và thời gian biến thái là tương đối dài.

3. Thức ăn Ez-larva dạng lỏng giàu HUFA có khả năng ni sống được ấu trùng cua xanh giai đoạn Z1, Z2, Z3. Tuy nhiên tỷ lệ sống của ấu trùng còn rất thấp và thời gian biến thái là tương đối dài.

4. Sự kết hợp giữa 2 loại thức ăn là Cyclop-eeze (Free-Dried-Grade#0) và Ez-larva không làm tăng thêm tỷ lệ sống của ấu trùng cua so với sử dụng riêng lẻ từng loại thức ăn.

II. ĐỀ XUẤT:

1. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và chỉ nên thay thế một phần thức ăn tươi sống bằng thức ăn công nghiệp Cyclop-eeze (Free-Dried-Grade#0) và Ez-larva.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho thức ăn bằng cách làm giàu HUFA nhóm ARA cho thức ăn Cyclop-eeze và HUFA (EPA, DHA, ARA) cho Ez-larva rồi tiếp tục bố trí thí nghiệm.

3. Thử nghiệm làm giàu HUFA cho Brachionus

4. Nên bố trí thí nghiệm với thể tích lớn hơn có thể là V= 100 ¸ 150l để cho các yếu tố mơi trường ổn định hơn và nó gần với thức tế sản xuất hơn. Mật độ bố

Tài liệu tham khảo.

1. Nguyễn Cơ Thạch và Trương Quốc Thái (2004); (Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sự phát triển của giai đoạn phôi và ấu trùng cua (Scylla Paramamosain).Trong tuyển tập các cơng trìng nghiên cứu Khoa học Công Nghệ, NXB Nơng Nghiệp, Tp Hồ Chí Minh

2. Trương Trọng Nghĩa (2004); (Các cải tiến trong sản xuất giống để nâng cao tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu trùng cua Biển loài Cyclla Paramamosain), luận án tiến sĩ.

3. Hoàng Đức Đạt (Năm 2000); (Kỹ thuật nuôi cua biển), NXB Nông Nghiệp - Tp. HCM (Năm 2000). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Cẩm nang (Kỹ thuật nuôi nước lợ), NXB Nông Nghiệp Hà Nội – 1994. 5. Lục Minh Diệp (1996), (Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác), Đại Học Thuỷ Sản Nha Trang.

6. Lại Văn Hùng (2004), (Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản), giáo trình Đại Học Thuỷ Sản Nha Trang.

7. Nguyễn văn Minh (2004), (Ảnh hưởng của độ măndến tốc độ sinh trưởng và thời gian giữa hai lần lột xác và tỷ lệ sống của cua Xanh (Scylla Paramamosain). Luận văn tốt nghiệp trường ĐHTS.

8. Phạm văn Hải (2003). Tìm hiểu một số biện pháp kỹ thuật ương cua bột lên cua giống loài Scylla serrata(Foskal) và nghiên cứu mật độ cua ương đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống tại Huỳnh Lưu – Nghệ An. Luận văn tốt nghiệp, trường ĐHTS

9. Đại Học Cần Thơ (1994), Bài giảng kỹ thuật nuôi cua Biển (http://www.dec.edu.ctu.edu.vn/sardi/AacrabCware/index.htm)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. ............................................................................................................... 1

PHẦN I– TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CUA XANH (SCYLLA PARAMAMOSAIN) TRONG VÀ NGỒI NƯỚC. ............................. 3

I. Tình hình nghiên cứu thế giới: ........................................................................ 3

1. Nghiên cứu xác định lại các loài trong giống cua Scylla: .......................... 3

2. Sinh học sinh sản:........................................................................................ 5

3. Sinh sản nhân tạo:....................................................................................... 9

4. Môi trường sống:....................................................................................... 10

5. Phân bố: .................................................................................................... 10

II. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:............................................................... 10

1. Tình hình nghiên cứu chung trong nước:................................................... 10

2. Tình hình sản xuất giống cua Xanh (Scylla paramamosain) tại Công ty TNHH Thuỷ Sản Hoàn Vũ- Ninh Thuận:..................................................... 13

PHẦN II –PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 15

I. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 15

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn cyclop - eeze và ez - larva giàu hufa lên tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của ấu trùng cua xanh (scylla paramamosain) giai đoạn zoea trong sản xuất giống tại ninh thuận (Trang 34)