Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

Một phần của tài liệu Van de kien doi lai giay chung nhan quyen so huu tai san va nhung bai viet khac TCKHPL 3(70) 2012 (Trang 32 - 33)

không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam.

b. Ý nghĩa của thẩm quyền riêng biệt đối với lựa chọn Tòa án nước ngoài.

Nếu chủ thể trong quan hệ có yếu tố nước ngoài yêu cầu Tòa án nước ngoài giải quyết thì quyết định của Tòa án nước ngoài không được công nhận ở Việt Nam. Còn nếu một bên yêu cầu Tòa án nước ngoài còn bên kia yêu cầu Tòa án Việt Nam thì chúng ta phải giải quyết như thế nào?

Quy định trên không cho câu trả lời rõ ràng vì chỉ đề cập đến hoàn cảnh sau khi Tòa án nước ngoài ra phán quyết, còn trong trường hợp này Tòa án nước ngoài chưa ra phán quyết.

Có lẽ, để việc quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam có ý nghĩa, chúng ta nên bổ sung vào Điều 411 như sau: Đối với trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt, một hay các bên không thể yêu cầu Tòa án5 hay cơ quan có thẩm quyền khác6 của nước ngoài giải quyết.

2) Tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

a. Bỏ quy định về hợp đồng vận chuyển

Điều 411 BLTTDS quy định những trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt. Thông qua các quy định này, các nhà làm luật liệt kê các trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt. Ở đây chúng tôi chỉ quan tâm tới quy định liên

5 Ngay cả đối với EU, Brussel Regulation 2001 cho phép khả năng lựa chọn tòa án để giải quyết các cho phép khả năng lựa chọn tòa án để giải quyết các tranh chấp của trong lĩnh vực của Tư pháp quốc tế, cũng loại trừ khả năng này khi nó rơi vào các trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt – thẩm quyền tuyệt đối (exclusive jurisdiction) – xem David Joshep Q.C,

Jurisdiction and arbitration agreements and their en- forcement, NXB Sweet and Maxwell, năm 2005, đoạn 2.24, tr. 23.

6 Về khái niệm cơ quan có thẩm quyền khác, xem chi tiết phần sau. chi tiết phần sau.

quan đến hợp đồng. Đó là điểm b khoản 1 Điều 411, BLTTSD theo đó Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với “tra- nh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam”7. Theo quy định này thì, đối với hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt.

Tại sao trong trường hợp này lại cho rằng thẩm quyền riêng biệt là của tòa án Việt Nam? Nếu chúng ta quy định như vậy thì lý do của việc bảo vệ trật tự công cộng và an ninh quốc gia không giải thích được mà có nguy cơ các hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển Việt Nam đáng ra ký được thì lại không thể ký được khi chúng ta khoanh vùng cứng trong vấn đề thẩm quyền quốc tế8. Ở đây, các bên có thể sẽ e ngại không muốn hợp tác với người vận chuyển Việt Nam vì cho rằng tranh chấp giữa họ sẽ không được giải quyết một cách thuận lợi. Trong trường hợp khách hàng là bị đơn thì việc người vận chuyển kiện khách hàng tại quốc gia nơi khách hàng cư trú là thuận tiện hơn cả. Do vậy, trong trường hợp này theo chúng tôi việc xác định thẩm quyền trong trường hợp này nên theo hướng như là một phần của quy định theo thẩm quyền xét xử chung là phù hợp. Xét trên bình diện thế giới cũng như thực trạng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thiết nghĩ quy định này đã không còn phù hợp với xu thế

7 Liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài, khoản 1 Điều 411 BLTTDS còn một quy định đáng khoản 1 Điều 411 BLTTDS còn một quy định đáng lưu tâm. Đó là điểm b theo đó “vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam” thuộc “thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam”. Quy định trên không trực tiếp điều chỉnh quan hệ hợp đồng nhưng vụ án “có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản” có thể bao gồm tranh chấp về hợp đồng “có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản”. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào hợp đồng vận chuyển được quy định trực tiếp tại điểm b.

8 Có tác giả cho rằng việc quy định như trên là nhằm bảo vệ cho ngành hàng hải còn non trẻ của Việt Nam. bảo vệ cho ngành hàng hải còn non trẻ của Việt Nam.

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

PHAN HOÀI NAM*

Quá trình mở cửa và hội nhập của Việt Nam đã kéo theo sự phát triển các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ hợp đồng. Sự phát triển các quan hệ này cũng kéo theo việc gia tăng các tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài1

và vấn đề thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với loại tranh chấp này được đặt ra.

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này của tòa án một nước dựa vào quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên2 và pháp luật tố tụng dân sự của chính quốc gia đó.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ tập trung vào khai thác các quy định trong pháp luật tố tụng của Việt Nam về việc xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các hợp đồng có yếu tố nước ngoài dưới hai góc độ: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt.

I- Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam Việt Nam

1) Khái niệm thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam Tòa án Việt Nam

a. Ý nghĩa của thẩm quyền riêng biệt đối với bản án nước ngoài.

Điều 411 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20043 (BLTTDS) có quy định “Thẩm

* ThS Luật học, Giảng viên Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

1 Về yếu tố nước ngoài, xem thêm Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam - Quan hệ Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam - Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài,

Nxb. CTQG 2010, phần số 5 và tiếp theo.

2 Chủ yếu là các Hiệp định Tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước. Việt Nam đã ký với các nước.

3 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011. sung năm 2011.

quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam” đối với vụ án và việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Cơ sở lý luận cho thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam không được thể hiện trong các văn bản. Thông thường việc quy định thẩm quyền riêng biệt được giải thích là nhằm bảo vệ an ninh, chủ quyền trật tự của quốc gia hay nhằm mục đích bảo vệ cho các cá nhân, pháp nhân hoặc một lĩnh vực ngành nghề nào đó trong nước4.

Trong điều luật này chúng ta biết những trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam nhưng chưa biết “thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam” là gì. Hiện nay ở nước ta có những quy định về thẩm quyền tài phán riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, BLTTDS chưa thể hiện rõ ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền này. Khi một vấn đề thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì hệ quả pháp lý là gì đối với các chủ thể trong quan hệ có yếu tố nước ngoài?

Hiện nay chỉ có một điều luật cho biết ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Đó là khoản 3 Điều 356, BLTTDS: “những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam”. Như vậy, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam có tính áp đặt và việc áp đặt này thể hiện ở việc khi Tòa án nước ngoài thụ lý,

4 Nguyễn Bá Bình, “Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và tính hợp pháp của việc quyền giải quyết tranh chấp và tính hợp pháp của việc chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2008.

66 TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 3/2012 LUẬT QUỐC TẾ 67

pháp luật khác mà chúng tôi biết, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng nhưng không dưới danh nghĩa Nhà nước (vì là tổ chức phi chính phủ). Tuy nhiên, Trọng tài nước ngoài vẫn chịu sự giám sát của Tòa án nước ngoài. Do đó, về nguyên tắc, khi tòa án nước ngoài không thể có thẩm quyền đối với những trường hợp đặc biệt này thì, theo chúng tôi, trọng tài nước ngoài cũng không thể có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Van de kien doi lai giay chung nhan quyen so huu tai san va nhung bai viet khac TCKHPL 3(70) 2012 (Trang 32 - 33)