- Lựa chọn chiến lược kinh doanh:
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTMTH HƯNG LONG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CPTMTH HƯNG LONG
3.3.2 Thiết lập TOWS hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CPTMTH Hưng Long
CPTMTH Hưng Long
Để đạt được hiệu quả cao trong việc hoạch định CLKD qua mô thức TOWS, quá trình phân tích TOWS của công ty phải dựa trên những thông tin điều tra nghiên cứu thực tế và các phương pháp phân tích khoa học. Điều này đòi hỏi phải làm tốt khâu phân tích môi trường bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp tức là hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường bằng việc nâng cao công tác lập kế hoạch cũng như cách thức thực hiện kế hoạch nghiên cứu. Thông qua việc tổ chức, bố trí nguồn lực hợp lí, đảm bảo về thời gian, mục tiêu cũng như sự giám sát quá trình thực hiện, công ty sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động này.
MÔ THỨC TOWS STRENGTHS
Các điểm mạnh
1. Nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng
2. Có thương hiệu trên thị trường 3. Dịch vụ khách hàng chu đáo 4. Nguồn khách hàng đa dạng WEAKNESSES Các điểm yếu 1. Khả năng tài chính 2. Cơ sở vật chất 3. Hoạt động marketing còn thiếu sót 4. Hệ thống thông tin chưa tốt OPPORTUNITIES Các cơ hội
1. Tăng trưởng kinh tế 2. Khoa học kĩ thuật phát triển
SO Stratergies
Chiến lược phát huy điểm mạnh tận dụng cơ hội: -S1S3O1O3
Chiến lược thâm nhập thị
WO Stratergies
Chiến lược tận dụng cơ hội hạn chế điểm yếu: W3O1O3O4
3. Thói quen tiêu dùng, nhân khẩu học 4. Nhà nước ủng hộ phát triển trường. Tìm kiếm thị phần tăng lên bằng cách khai thác thị trường mục tiêu, tận dụng điểm mạnh của công ty là nguồn nhân lực trẻ, năng động, cùng với đó là dịch vụ khách hàng tốt tận dụng lợi thế khi nền kinh tế đang tăng trưởng, đời sống người dân càng ngày càng tăng cao cùng đó là thói quen tiêu dùng các mặt hàng công nghệ của giới trẻ đang ngày càng phát triển,…đây là lợi thế để công ty tăng cường khai thác thị trường mục tiêu
-S2S4O2O4
Chiến lược phát triển thị trường Mở rộng khai thác các đối tượng khách hàng ngoài thị trường mục tiêu hiện tại, tận dụng thế mạnh về thương hiệu và nguồn khách hàng đa dạng cùng với sự ủng hộ của nhà nước, khoa học kĩ thuật phát triển, công nghệ không ngừng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tạo lợi thế để mở rộng thị trường, tăng vị thế của công ty trên thị trường
trường Tăng cường công tác marketing để thâm nhập và khai thác thị trường mục tiêu. Điểm yếu của công ty chính là chính sách Marketing chưa hiệu quả, do đó để khai thác các cơ hội từ môi trường bên ngoài công ty có thể khai thác tốt thị trường hiện tại bằng cách tăng cường công tác marketing, tuyên truyền, xây dựng thương hiệu,..để mọi người biết đến công ty
W1W2W4O1O2O3
Chiến lược chỉnh đốn để phát triển Cải tiến hệ thống thông tin, cơ sỏ vật chất, khả năng kiểm soát tài chính. Để khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ bên ngoài, để làm được điều này công ty cần: - Cải tiến hệ thống thông tin, thường xuyên cập nhật thông tin mới để khách hàng có thể nắm bắt được các sản phẩm dịch vụ công ty, thuận tiện cho việc tìm hiểu sản phẩm
- Cải tiến cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho việc tận dụng các thế mạnh phát triển kinh doanh
- Tận dụng sự tạo điều kiện của nhà nước để tiến hành khắc phục điểm yếu về tài chính, lên kế hoặc
chi tiêu tài chính hợp lý và khoa học hơn THREATS Các thách thức 1. Cạnh tranh lớn 2. Các sản phẩm thay thế ra đời 3. Sức ép từ nhà cung cấp 4. Lạm phát, lãi suất ngân hàng
ST Stratergies
Chiến lược phát huy điểm mạnh hạn chế thách thức S1S3S4T1T2T3 Chiến lược phát triển sản phẩm
Phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu và tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ, vị thế với các nhà cung cấp bằng cách dựa vào đội ngũ nhân viên trẻ, năng động hiểu biết về thị trường và nguồn khách hàng đa dạng nhằm nghiên cứu mang đến sự khác biệt hóa của sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thực chất các sản phẩm đều do nhà cung cấp phân phối, không có nhiều sự khác biệt với các sản phẩm của các công ty khác. Tuy nhiên bằng trình độ của nhân viên công ty có thể phát triển sản phẩm dựa trên đặc thù của thị trường khách hàng của mình bằng chất lượng phục vụ để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
WT Stratergies
Chiến lược vượt qua điểm yếu và né tránh thách thức
W3T1T2 Chiến lược marketing Để giảm bớt thách thức do môi trường bên ngoài đem lại như đối thủ cạnh tranh, sản phẩm mới,….công ty cần hạn chế các điểm yếu của mình đặc biệt là công tác marketing để khách hàng biết đến công ty nhiều hơn, biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn W2W4T3T4 Chiến lược liên minh liên kết Hợp tác với 1 hay nhiều đối thủ cạnh tranh trên cơ sở liên minh chiến lược để tận dụng các nguồn lực và năng lực của nhau trên cơ sở kết hợp chuỗi giá trị. Nhằm giảm bớt sức ép đồng thời tăng vị thế trước các nhà cung cấp và các nhà tài chính, ngăn chặn tối đa tác động từ lạm phát.
Bảng 3.3 Mô thức TOWS công ty Hưng Long (Nguồn: sinh viên xây dựng)
Tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể qua ứng dụng phân tích TOWS để xác lập phương án chiến lược kinh doanh cho công ty CPTMTH Hưng Long, cụ thể là sản phẩm máy tính và thiết bị máy tính, trong đó bao gồm sản phẩm PC Future của công ty trên địa bàn Hà Nội.
* Định giá thương mại cho sản phẩm: Giá bán các sản phẩm xoay quanh giá của thị trường sản phẩm, mặc dù khó khăn do ngành kinh doanh máy tính và thiết bị cạnh tranh khốc liệt, thêm vấn đề hàng nhập lậu, các doanh nghiệp nhỏ lẻ làm ăn chui bán phá giá,…Để giảm bớt chi phí công ty cần tận dụng thế mạnh của mình gia tăng thị trường khách hàng, đồng thời tác động lên nhà cung cấp để có giá ưu đãi hơn, kiểm tra chất lượng sản phẩm để hạn chế tối đa bán sản phẩm lỗi ra cho khách hàng, sẽ tốn chi phí bảo hành,….từ đó đưa ra mức giá phù hợp tạo lợi thế cạnh tranh
* Hệ thống phân phối: Doanh số bán hàng thông qua các kênh bán buôn (nhà phân phối/đại lý) giảm 14,6%, nhưng doanh số bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ tăng so với năm ngoái 30,3% (Kết quả nghiên cứu của DIC). Công ty có thể liên hệ với các cửa hàng bán lẻ, thuyết phục họ trở thành đại lý của công ty hoặc trở thành khách hàng của công ty với giá ưu đãi và lượng chiết khấu hợp lý. Đặc biệt là các thị trường ngoại thành và khu vực Hà Tây cũ, công ty không cần lập các chi nhánh hay đầu tư mới cho một cửa hàng, tiết kiệm được tối đa chi phí mà vẫn đem lại lợi nhuận và danh tiếng cho công ty.
* Đa dạng hóa sản phẩm: Với máy tính bàn nhãn hiệu Future nên tiến hành lắp ráp các mẫu mã mới, bắt mắt người tiêu dùng, để có thể thu hút họ ngay khi đặt chân vào gian hàng bán máy tính, máy tính nên có nhiều cấu hình để khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, theo điều tra của DIC thì tương lai máy tính bảng sẽ được sử dụng nhiều, công ty nên nhanh tróng đưa thêm mặt hàng máy tính bảng vào kinh doanh, hiện nay một số hãng trong nước như sản phẩm của công ty Hanel, đã ra mắt tại Việt Nam trong tháng 10 năm 2010 hay FPT Tablet vào tháng 10/2011. Tuy chưa thể cạnh tranh với các sản phẩm iPad và các sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh của các nhà cung cấp khác như Samsung với Galaxy Tab. Nhưng đây cũng là cơ hội để công ty tiến hành thêm một mặt hàng kinh doanh
* Quảng cáo, tiếp thị: Như phân tích ở trên hoạt động Marketing của doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót, để khắc phục nó công ty cần đưa ra các chiến lược marketing phù hợp, phải dành ra một khoản tài chính từ hoạt động kinh doanh để cung cấp cho hoạt động quảng cáo tiếp thị. Để tăng cường hình ảnh của công ty trong người tiêu dùng, công ty nên thường xuyên cập nhật thông tin công ty, thông tin sản phẩm lên website tận dụng nó để quảng bá sản phẩm, do việc quảng bá trên truyền hình rất tốn kém và không thể tiến hành thường xuyên, công ty nên tiến hành quảng bá trên các báo, tạp chí đặc biệt là báo và tạp chí dành cho giới trẻ. Ngoài ra, để mở rộng ra các địa phương khác hoạt động hữu ích nhất là tài trợ hoạt động của các trường học, các hoạt động địa phương,… chi phí bỏ ra không nhiều nhưng hiệu quả quảng bá hình ảnh thì rất cao.