Thực trạng công tác phân tích tình thế chiến lược của công ty Hưng Long: Qua quá trình điều tra khảo sát hoạt động kinh doanh sản phẩm máy tính và

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TIN HỌC HƯNG LONG (Trang 30 - 35)

- Lựa chọn chiến lược kinh doanh:

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTMTH HƯNG LONG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CPTMTH HƯNG LONG

2.4.1 Thực trạng công tác phân tích tình thế chiến lược của công ty Hưng Long: Qua quá trình điều tra khảo sát hoạt động kinh doanh sản phẩm máy tính và

2.4.1 Thực trạng công tác phân tích tình thế chiến lược của công ty Hưng Long: Qua quá trình điều tra khảo sát hoạt động kinh doanh sản phẩm máy tính và Long: Qua quá trình điều tra khảo sát hoạt động kinh doanh sản phẩm máy tính và thiết bị máy tính, trong đó trọng điểm là sản phẩm máy tính mang nhãn hiệu Future của công ty CPTMTH Hưng Long, với 5 phiếu phát ra và thu về 5 phiếu (Mẫu phiếu điều tra tại phụ lục 1 ), em nhận thấy thực trạng tình thế chiến lược của công ty như sau:

2.4.1.1 Nhận diện và hoạch định sứ mạng cho sản phẩm máy táy FUTURE và các thiết bị máy tính

Biểu đồ 2.4.1 Việc sử dụng văn bản hoạch định chiến lược tại công ty

(nguồn: phiếu điều tra)

Qua biểu đồ ta thấy 100% đối tượng điều tra đều chọn phương án 2, cho chúng ta

biết hiện tại công ty có quan tâm đến hoạch định chiến lược kinh doanh, nhưng ở dạng rời rạc chưa hệ thống và chưa cho ra một văn bản chiến lược kinh doanh cụ thể và thống nhất

Biểu đồ 2.4.2 Đối tượng khách hàng của công ty

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua biểu đồ, ta thấy 100% đối tượng điều tra đều trả lời đối tượng khách hàng của công ty bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp, đại lý và cả các khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra căn cứ vào phiếu điều tra, 100% phiếu thừa nhận thị trường Hà Nội là thị trường trọng điểm của công ty. Như vậy công ty đã xác định được đối tượng khách hàng và thị trường trọng điểm, đây là công việc rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty.

2.4.1.2 Phân tích môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp

Biểu đồ 2.4.3 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạch định chiến lược

(Nguồn: Phiếu điều tra)

1. Tăng trưởng kinh tế: 4/5 phiếu chiếm 80% thừa nhận đây là thời cơ của doanh nghiệp, 1/5 phiếu chiếm 20% lại nhận định tăng trưởng kinh tế cũng là thách thức của doanh nghiệp

2. Lạm phát: 100% (5/5 phiếu) thừa nhận đây chính là thách thức mà doanh nghiệp cần tính đến khi hoạch định chiến lược, cần đưa ra các phương án đối phó với lạm phát

3. Lãi suất: Đây cũng là yếu tố được đánh giá là thách thức của doanh nghiệp khi có 3/5 phiếu chiếm 60% cho rằng đây là thách thức, 2/5 phiếu chiếm 40% cho rằng đây là thời cơ.

4. Khoa học kĩ thuật phát triển: 100% (5/5 phiếu) cho rằng đây chính là thời cơ của doanh nghiệp, khi khoa học kĩ thuật phát triển sẽ kéo theo sản xuất máy tính phát triển, nâng cao được chất lượng và hạ được giá thành cho sản phẩm

5. Công nghệ mới ra đời: 2/5 phiếuchiếm 40% cho rằng đây là thời cơ, nhưng 60% (3/5 phiếu) lại cho rằng đây là thách thức mà doanh nghiệp cần tính đến khi hoạch định chiến lược

6. Hệ thống thông tin phát triển: có 80% (4/5 phiếu) cho rằng đây là thời cơ, 20% (1/5 phiếu) lại cho rằng đây là thách thức của doanh nghiệp

7. Tình hình chính trị quốc gia: 60% (3/5 phiếu) cho rằng đây là thời cơ, 20% (1/5 phiếu) cho rằng đây là thách thức, và cũng có 20% (1/5 phiếu) cho rằng điều này không ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược của doanh nghiệp

8. Hệ thống pháp luật kinh tế: 2/5 phiếu chiếm 40% cho rằng đây là cơ hội, 60 % (3/5 phiếu) lại cho rằng đây là thách thức của doanh nghiệp. Khi hệ thống luật pháp vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong ngành kinh doanh tin học này.

Biểu đồ 2.4.4 Ảnh hưởng môi trường ngành đến hoạch định chiến lược

(Nguồn: Phiếu điều tra)

1. Nhân khẩu học: Dân số trẻ Việt Nam báo hiệu một tiềm năng tiêu thụ mặt hàng máy tính trong tương lai, vì thế 80% lựa chọn đây là cơ hội, chỉ 1/5 phiếu (20%) cho rằng điều này không ảnh hưởng

2. Thói quen tiêu dùng: Hiện nay, người Việt Nam có xu hướng tiêu thụ hàng công nghệ nhiều hơn, đặc biệt nhu cầu giao lưu học hỏi qua Internet ngày càng nhiều, vì thế có 4/1(80%) phiếu lựa chọn đây là thời cơ, nhưng cũng có 1/5 (20%) lựa chọn đây là thách thức của doanh nghiệp.

3. Khách hàng đa dạng: 100% lựa chọn đây là thời cơ của doanh nghiệp. Với khách hàng đa dạng bao gồm cả cá nhân và tổ chức giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ hàng hóa, tăng vị thế cạnh tranh.

4. Các công ty mới gia nhập thị trường. 1/5 (20%) cho rằng đây là cơ hội, khi doanh nghiệp là người đi trước, nếu có các công ty mới ra nhập sẽ dễ dàng cho doanh nghiệp trong việc định hướng khách hàng. Nhưng có 3/5 (60%) phiếu cho rằng đây là thách thức và 1/5 (20%) phiếu cho rằng điều này không ảnh hưởng 5. Sự phát triển của các đối thủ lớn: 100% thừa nhận đây là thách thức rất lớn của doanh nghiệp

6. Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp: Với nhược điểm về công nghệ, kĩ thuật và trình độ không thể tự sản xuất linh kiện máy, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp vì thế 100% thừa nhận đây là thách thức mà doanh nghiệp cần lưu tâm

7. Các sản phẩm thay thế ra đời: 3/5(60%) phiếu cho rằng đây là thách thức, 2/5 phiếu (40%) cho rằng điều này không ảnh hưởng khi máy tính vẫn đang là công cụ đa chức năng nhất hiện nay.

Đối với các nhân tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến tình thế chiến lược của công ty được nhận định như sau:

1. Quản trị nhân lực: 4/5(80%) phiếu cho rằng đây là điểm mạnh của công ty, chỉ có 1/5(20%) cho rằng đây là điểm yếu của công ty, khi tiến hành trẻ hóa nhanh lực lượng lao động

2. Tài chính kế toán: 2/3(40%) phiếu cho rằng đây là điểm mạnh, nhưng 3/5(60%) lại nhận định đây là điểm yếu của công ty

3. Marketing: Với một số yếu điểm trong hoạt động Marketing, cho nên 4/5(80%) phiếu thừa nhận đây là điểm yếu của doanh nghiệp, chỉ có 1/5(205) cho rằng điều này không ảnh hưởng đến tình thế chiến lược của công ty

Biểu đồ 2.4.5 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong

(Nguồn: Phiếu điều tra)

4. Hệ thống thông tin: Có 2/5(40%) cho rằng đây là điểm mạnh, với việc cung cấp hệ thống thông tin cho khách hàng qua các hình thức khác nhau chậm nên có 3/5 (60%) nhận định đây là điểm yếu của doanh nghiệp

5. Dịch vụ cung ứng: 100% (5/5 phiếu) nhận định đây là điểm mạnh của doanh nghiệp với hình thức bảo dưỡng, tư vấn,… tại nhà dành cho khách hàng

Biểu đồ 2.4.6 Áp lực từ phía nhà cung cấp

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua biểu đồ ta thấy 2/5(40%) phiếu lựa chọn giá cả cao, 2/5(40%) phiếu lựa chọn chậm giao hàng, còn lại 1/5(20%) phiếu lựa chọn giao hàng sai quy cách. Hiện công ty

lấy nguồn cung từ nhiều nhà cung cấp, vì thế có thể thấy công ty thực sự vẫn chưa tạo ra cho mình được một vị trí có tầm đối với các nhà cung ứng, vì thế công ty vẫn gặp khá nhiều khó khăn từ các nhà cung cấp.

Theo phiếu điều tra,5/5 (100%) phiếu đánh giá cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp máy tính hiện nay diễn ra mạnh mẽ, với sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh thêm trong lĩnh vực này, càng làm cho sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt hơn.

2.4.1.3 Thiết lập mục tiêu chiến lược kinh doanh

Biểu đồ 2.4.7 Mục tiêu kinh doanh máy tính mà công ty hướng tới

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua biểu đồ ta thấy 2/5(40%) lựa chọn Tăng doanh số, còn lại 1/5(20%) lựa chọ tăng vị thế cạnh tranh, 1/5(20%) lựa chọn là Mở rộng thị trường, 1/5(20%) lựa chọn thu hút khách hàng mới, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp không được đánh giá. Do chưa có một văn bản chính thức về chiến lược kinh doanh dưới một văn bản cụ thể, nên SBU máy tính và thiết bị máy tính cũng chưa có tuyên bố sứ mạng kinh doanh riêng

2.4.1.4 Thiết lập nội dung phương án chiến lược kinh doanh

Biểu đồ 2.4.8 Phương thức cạnh tranh của công ty.

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua biểu đồ ta thấy 4/5 (80%) lựa chọn cạnh tranh bằng dịch vụ sau bán, 1/5(20%) lựa chọn cạnh tranh về giá, còn lại cạnh tranh bằng chất lượng và bằng khuyến mại, chiết khấu không được lựa chọn. Đây là thế mạnh của công ty mà hiện ít có doanh nghiệp sử dụng, do đòi hỏi một lượng nhân viên kĩ thuật lớn.

Biểu đồ 2.4.9 Phương án chiến lược kinh doanh của công ty (Nguồn: Phiếu điều tra)

Có 2/5(40%) lựa chọn Tăng cường marketing, 1/5(20%) phiếu lựa chon đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường quy mô tài chính không được lựa chọn và 2/5 (40%) phiếu lựa chọn mở rộng thị trường, đây chính là chiến lược mà hiện nay công ty đang áp dụng, và đã thu được một số hiệu quả đáng kể.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TOWS HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TIN HỌC HƯNG LONG (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w