Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sản xuất - kinh doanh của tổng công ty cổ phần may nhà bè đến năm 2020 (Trang 71 - 73)

TÓM TẮT CHƯƠNG

3.2.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Tăng cường công tác quản lý các khoản thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Những khách hàng mua với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn” không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu với mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng không thường xuyên.

Với những khách hàng lớn, trước khi ký kết hợp đồng, công ty cần phải phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải chặt chẽ về phương thức thanh toán cũng như phương thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

Theo dõi các khoản nợ và tiến hành sắp xếp các khoản phải thu, như vậy công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền.

Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian gia hạn nợ hoặc có những chiêu thức mới hấp dẫn khách hàng từ đó vừa có thể tiêu thụ thêm mà vừa giữ uy tín với khách hàng.

Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “mua đủ trả đủ”.

Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Với đặc thù của ngành may mặc, lượng hàng tồn kho phải lớn hơn vị thế công ty cần có chính sách trong quản lý hàng tồn kho của mình, như là:

Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình cáo báo nhưng cần chi tiết số lượng tồn hàng tháng, quý theo tình hình cụ thể. Kiểm tra chặt chẽ, chất lượng số lượng, số nguyên liệu nhập về.

Mua bảo hiểm hàng hóa đối với hàng hóa đang đi đường và hàng hóa đang nằm trong kho.

Việc mua bảo hiểm sẽ tạo chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp cho công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà không ảnh hưởng đến vốn lưu động.

Sử dụng thu nhập giữ lại để tài trợ đầu tư là nguồn vốn được ưu tiên hàng đầu:

Dù chứng khoán nợ đem lại lợi ích từ lá chắn thuế, nhưng đồng thời đi kèm với nó là rủi ro tài chính gia tăng. Song song với đó, khi doanh nghiệp có những dự án nhạy cảm, đặc biệt là liên quan đến sản phẩm mang tính chất công nghệ cao, những sản phẩm mang tính chiến lược, là nội dung mà doanh nghiệp Việt Nam hết sức quan tâm trong thị trường cạnh tranh ở tầm quốc tế hiện nay, thì doanh nghiệp cần hạn chế tối đa khoản tài trợ nợ.

Sử dụng tín dụng thuê tài chính:

Thuê tài chính về bản chất cũng được xác định là một khoản nợ vay dài hạn. Sử dụng hoạt động thuê mua tài chính để phòng ngừa các sai lầm khi doanh nghiệp tự đi vay và tự mua sắm thiết bị, trên cơ sở này giúp doanh nghiệp tính toán được khoản chi phí sử dụng vốn hợp lý, giảm thiểu rủi ro qua việc chủ động khai thác và triển khai thành công các dự án khả thi, tiết kiệm chi phí giao dịch, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cổ đông thông qua việc khai thác những ưu đãi của chính sách thuế thu nhập của Việt Nam về: tấm chắn thuế của chi phí đi vay (trong khi nếu công ty đầu tư tài sản được tài trợ bằng vốn cổ phần thì sẽ không được hưởng lợi ích này từ gốc độ tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp) tấm chắn khấu hao do đầu tư mở rộng, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới, nhằm đạt

đến mục tiêu là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và ở tầm vĩ mô đó chính là sự sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hôi, góp phần quyết định vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

Phát hành cổ phiếu:

Ưu tiên từ cổ phiếu thường tiếp đến là cổ phiếu ưu đãi không chuyển đổi và cuối cùng là cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi. Do chi phí phát hành cổ phiếu thường là khá tốn kém, do vậy việc huy động cổ phiếu phải thực hiện vào những thời điểm thích hợp, cần áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư, xây dựng các phương án huy động vốn để so sánh, đối chiếu, để tìm ra phương án đầu tư có chi phí sử dụng vốn thấp nhất và đặc biệt phải có sự cân nhắc tỷ lệ các nguồn vốn tài trợ để đảm bảo duy trì cấu trúc vốn tối ưu theo mục tiêu đã hoạch định của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sản xuất - kinh doanh của tổng công ty cổ phần may nhà bè đến năm 2020 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)