Những tồn tạ i:

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sản xuất - kinh doanh của tổng công ty cổ phần may nhà bè đến năm 2020 (Trang 63 - 65)

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

2.5.2 Những tồn tạ i:

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đó, công ty vẫn còn những mặt tồn tại sau:

- Hàng rào bảo hộ hàng dệt may trong nước không còn, nếu như hiện nay, thuế nhập khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% thì khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện đúng cam kết theo Hiệp định dệt may. Do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vào nước ta.

- Nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu lớn hơn.

- Nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.

- Sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp sẽ tăng lên. Mặc dù, một số ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu dù vẫn được duy trì nhưng sẽ phải chấm dứt trước ngày 11/01/2012 (chỉ áp dụng đối với các ưu đãi đầu tư dành cho các dự án đã được cấp phép và đi vào hoạt động trước ngày 11/01/2007)

- Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây ví dụ các biện pháp giảm thuế, hoặc là tiền thuê đất gắn với điều kiện xuất khẩu, các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển.

- Hoạt động chủ yếu của công ty là gia công nên ở thế bị động, phụ thuộc nhiều vào thị trường: giá còn cao so với các nước khác và chưa đa dạng hóa về mẫu mã sản phẩm: phần lớn nguyên vật liệu may đều nhập khẩu từ nước ngoài.

- Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn: lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng tăng, đồng USD không ổn định, đầu vào nguyên liệu may tăng, chi phí cho sản xuất cũng tăng như: điện, xăng, dầu, chi phí vận chuyển…

- Khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế ở một số thị trường như hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu của công ty. Các nhà nhập khẩu kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng của sản phẩm cũng như nguồn nguyên liệu sử dụng.

- Phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu quá lớn làm giảm khả năng cạnh tranh: cơ sở hạ tầng của cảng biển Việt Nam chưa phát triển.

- Máy móc tuy đã được đầu tư tốt nhưng chưa có đồng bộ, chỉ đầu tư vào những mặt hàng cao cấp như áo sơ mi, veston còn mặt hàng khác thì chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Hoạt động chủ yếu của NBC là gia công nên ở thế bị động, phụ thuộc nhiều vào khách hàng và sự biến động của thị trường.

- Sản phẩm xuất khẩu không đưa trực tiếp vào thị trường xuất khẩu mà phải qua trung gian.

- Dù là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành may mặc nhưng xét về mặt bằng lương của NBC còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng lương trên thị trường lao động.

- Hoạt động marketing còn yếu, thiếu đội ngũ tìm kiếm khách hàng mới. - Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong trong việc mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sản xuất - kinh doanh của tổng công ty cổ phần may nhà bè đến năm 2020 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)