Sự ảnh hưởng của khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sản xuất - kinh doanh của tổng công ty cổ phần may nhà bè đến năm 2020 (Trang 58 - 61)

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

2.4.2.2Sự ảnh hưởng của khách hàng

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp khó khăn trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm như dệt may,

Da – Giày rất khó khăn thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật, nếu không qua hệ thống phân phối. Đối với người tiêu dùng, khi được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thích hợp từ vô số nhà cung cấp khác nhau, họ sẽ tạo ra sức ép rất mạnh buộc may Nhà Bè phải tuân thủ quy luật cạnh tranh kinh tế, đặc biệt là về giá cả, chất lượng dịch vụ.

Đối với khách hàng trong nước

Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, thị hiếu của họ luôn thay đổi theo sự phát triển của thế giới. Nếu như công ty không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn.

Hiện nay, nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn. Họ đòi hỏi may Nhà Bè đưa ra sản phẩm có chất lượng tương đương hàng ngoại với giá cả thấp đã tạo nhiều bất lợi cho hoạt động của công ty.

Công ty cố gắng xây dựng thương hiệu cho mình và hệ thống phân phối thuận lợi của khách hàng để có thể thu hút được đông đảo khách hàng trong nước.

Đối với khách hàng nước ngoài

Chủ yếu là khách hàng truyền thống, các tập đoàn bán lẻ như J.C Penney, Sanmar. Do vậy, hoạt động sản xuất của công ty lệ thuộc quá nhiều vào đơn đặt hàng của khách hàng, họ luôn gây sức ép đối với công ty như: ép giảm giá, thay đổi mẫu mã, chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cao, hay nhà cung cấp xa nhà máy của công ty, không thực hiện đúng hợp đồng, đưa ra những lý do về chất lượng, an toàn lao động để trì hoãn không thanh toán tiền hàng hoặc yêu cầu giao hàng sớm… bởi vì doanh thu xuất khẩu của công ty quá phụ thuộc vào các khách hàng này cũng như công ty chưa tổ chức được kênh phân phối rộng khắp. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và các nước, sẽ tạo cơ hội cho công ty tìm kiếm và phát triển nhiều thị trường trên thế giới. Như vậy, để duy trì được khách hàng, công ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ thị trường để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng mà người tiêu dùng cần.

2..4.2.3 Sự ảnh hưởng của nhà cung cấp

Số lượng qui mô nhà cung cấp hiện tại của công ty rất lớn, tương lai ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu, vật tư cho ngành dệt may hơn, từ đó công ty sẽ chủ động hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộc May Nhà Bè phải nhập khẩu từ nước ngoài vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên chi phí rất cao 80% nguyên liệu (bông xơ) mua trong nước và 20% còn lại phải nhập từ Nga, Trung Quốc, Đài Loan….

Ngoài ra, công ty còn phải nhập khẩu gần 100% hóa chất, thuốc nhuộm… từ Nhật, Trung Quốc, Singapore. Chính vì thế hầu như NBC phụ thuộc rất lớn vào nhà cung cấp nước ngoài. Khi có biến động thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá, biến động giá cả thế giới, bất ổn chính trị, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽ ứ đọng vốn nếu giá giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với nhà cung cấp trong nước

Đối với phụ liệu may: phần lớn là công ty mua các phụ liệu may: dây kéo, nút, giấy lót, móc áo, nhãn các loại, thùng carton… được cung cấp từ rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ như : Trung Quốc, Hông Kông, Đài Loan.

Lợi thế từ các nhà cung cấp này là tương đối ổn định và tiến độ cung cấp nhanh theo sát nhu cầu của công ty, thời gian thanh toán chậm. Tuy nhiên các nhà cung cấp này cũng chỉ ở qui mô nhỏ và số lượng cung cấp bị hạn chế có một số nguyên phụ liệu không có ngay, phải chờ thời gian họ đi mua lại nơi khác và nhập khẩu.

Đối với bông xơ: khoảng 80 % số lượng bông xơ công ty phải mua trong nước từ những công ty Lợi Phát, Jyemay, công ty Prosd Hodding… đây là nhà cung cấp bông xơ tương đối lớn và ổn định mối quan hệ từ rất lâu của công ty, tuy nhiên thời gian cung cấp của họ còn lâu, chủng loại sợi còn rất ít, thời gian thanh toán rất ngắn.

Đối các loại nguyên liệu như xăng dầu, linh kiện máy móc, than… được cung cấp từ công ty xăng dầu khu vực II, các chợ đầu mối… các nhà cung cấp này chỉ mang tính tạm thời, không ổn định và phải thanh toán ngay khi mua hàng.

Đối với nhà cung cấp nước ngoài:

Khoảng 20 % bông xơ, và gần 100 % hóa chất thuốc nhuộm công ty phải nhập khẩu từ các nhà cung nước ngoài như: các nhà cung cấp lớn tương đối ổn định, tuy nhiên phải đặt hàng trong thời gian dài, số lượng đặt hàng phải lớn và giá cả luôn biến động theo thị trường thế giới, và họ chỉ đồng ý bán theo hình thức thanh toán L/C. Vì vậy khó đòi bồi thường hay trả hàng khi chất lượng không đảm bảo và đồng đều. Hiện nay công ty đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới ổn định hơn để thay những nhà cung cấp cũ không đạt yêu cầu. Phân tích đánh giá lại toàn bộ hệ thống nhà cung cấp ký các hợp đồng cung cấp dài hạn đối với các nhà cung cấp có năng lực ổn định để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí sản xuất khi có biến động về giá cả và khan hiếm hàng trên thị trường. Vì thế áp lực đối với nhà cung cấp trong nước vẫn nhẹ hơn nhà cung cấp nước ngoài, tuy nhiên việc đòi tăng giá và khan hiếm hàng đối với các nhà cung cấp trong nước thường xuyên xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sản xuất - kinh doanh của tổng công ty cổ phần may nhà bè đến năm 2020 (Trang 58 - 61)