Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người
phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng
của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lí hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào. Cụ thể phân tích này như sau:
Năm 2008 so với 2007:
– Qua bảng phân tích số liệu (bảng 10) cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2008 so với 2007 tăng 16.032.067 ngàn đồng (tương đương 35,45 %) điều
hợp lí hay không cần phải đi sâu vào phân tích sự biến động của từng loại tài sản
trong tổng tài sản như sau:
+ Về TSLĐ và ĐTNH năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.991.930 ngàn
đồng (tương đương 20,03 %) là do công ty phát triển mạnh, mở rộng quy mô nên tình hình TSLĐ và ĐTNH tăng lên vượt bậc.
+ Đối với các khoản phải thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 4.574.467
ngàn đồng (tương đương 32,81 %) là do quy mô của công ty phát triển, số lượng
sản phẩm bán ra tăng nhiều, khách hàng ngày càng nhiều nên việc bán chịu ngày càng nhiều làm cho khoản phải thu tăng.
+ Đối với hàng tồn kho của năm 2008 so với 2007 tăng 850.815 ngàn đồng
(tương đương 6,17%) là do công ty phát triển nên phải dự trữ một lượng hàng rất
lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
+ Về TSCĐ và ĐTDH năm 2008 so với năm 2007 tăng 10.040.137 ngàn
đồng (tương đương 65,56%). Tài sản cố định năm 2008 so với năm 2007 tăng 8.889.544 ngàn đồng ( tương đương 72,92%) điều này thể hiện công ty đã mua thêm tài sản cố định để đáp ứng tốt việc kinh doanh của mình. Còn khoản mục TSDH khác tăng do công ty đầu tư thêm để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản này.
Năm 2009 so với 2008
– Qua bảng phân tích (bảng 10) số liệu cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2008 so với 2007 tăng 11.702.8110 ngàn đồng (tương đương 19,10%), cụ
thể biến động như sau:
+ Về TSLĐ và ĐTNH năm 2009 so với năm 2008 tăng 4.549.435 ngàn
đồng (tương đương 12,67%) cho thấy việc kinh doanh của công ty ngày càng phát triển nên tài sản của công ty tăng lên.
+ Đối với các khoản phải thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.137.733 ngàn đồng (tương đương 11,54%) là do công ty bán chịu nhiều và chưa có chính
sách thu tiền hợp lý.
+ Đối với hàng tồn kho của năm 2009 so với 2008 tăng 923.005 ngàn đồng
(tương đương 6,30 %) điều này cho thấy việc kinh doanh phát triển nên hàng tồn
+ Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng
7.153.376 ngàn đồng (tương đương 28,21%). Đối với đầu tư tài chính dài hạn tăng 2.180.000 ngàn đồng (tương đương 54,22%) thể hiện việc mở rộng đầu tư
liên doanh của công ty ngày càng phát triển. Còn tài sản cố định năm 2009 so với năm 2008 tăng 4.846.576 ngàn đồng (tương đương 22,99%) điều này thể hiện công ty đã mua thêm tài sản cố định để đáp ứng tốt việc kinh doanh của mình. Khoản mục tài sản dài hạn khác tăng 126.800 ngàn đồng (tương đương 50,09%) công ty mua thêm máy móc thiết bị.
GVHD: Đinh Công Thành Trang 34 SVTH: Nguyễn Văn Luận
Bảng 8: Bảng phân tích tài sản
ĐVT:1000VNĐ
Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2008/2007 2009/2008 Tài sản
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.TSLĐ-ĐTNH 29.907.975 66,14 35.899.905 58,61 40.449.340 55,44 5.991.930 20,03 4.549.435 12,67 I. Tiền 837.908 1,85 716.144 1,17 965.880 1,32 -121.764 -14,53 249.736 34,87 II.Các khoản ĐTTC ngắn hạn 934.240 2,07 1.200.000 1,96 2.300.000 3,15 265.760 28,45 1.100.000 91,67 III. Các khoản phải thu 13.942.004 30,83 18.516.471 30,23 20.654.204 28,31 4.574.467 32,81 2.137.733 11,54 IV. Hàng tồn kho 13.795.448 30,51 14.646.263 23,91 15.569.268 21,34 850.815 6,17 923.005 6,30 V. Tài sản ngắn hạn khác 398.375 0,88 821.027 1,34 959.988 1,32 422.652 106,09 138.961 16,92
B.TSCĐ VÀ ĐTDH 15.313.967 33,86 25.354.104 41,39 32.507.480 44,56 10.040.137 65,56 7.153.376 28,21 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - -
II. TSCĐ 12.191.460 26,96 21.081.004 34,42 25.927.580 35,54 8.889.544 72,92 4.846.576 22,99 III.Các khoản ĐTDH 3.020.000 6,68 4.020.000 6,56 6.200.000 8,50 1.000.000 33,11 2.180.000 54,22 IV.TSDH khác 102.507 0,23 253.100 0,41 379.900 0,52 150.593 146,91 126.800 50,09
Nhận xét:
Điểm mạnh:
+ Tài chímh của công ty dồi dào (vốn 11.000.000.000 đồng) so với các
doanh nghiệp khác trong ngành, hiệu quả sử dụng nguồn vốn cao.
+ Vốn của công ty chủ yếu nằm dưới dạng tài sản lưu động.
+ Vốn của công ty được bảo tồn và phát triển. Điểm yếu:
Thời hạn thu tiền đối với khách hàng lâu.
4.2.3. Nhân sự
Tổng nhân sự trong công ty tính đến 3/2010 là 260 người. Nhân sự của
công ty thể hiện ở các bảng dưới đây:
Bảng 9: Tình hình chất lượng lao động của công ty Trình độ chuyê môn Số người Tỷ lệ (%)
Đại học 43 16,54
Cao đẳng 11 4,23
Trung cấp 24 9,23
Trình độ khác 182 70
Tổng 260 100
(Nguồn: số liệu phòng nhân sự)
Đại học: 43 người chiếm 16,54% trong tổng số nhân sự của công ty, nắm
giữ các chức vụ quản lý trong công ty đây có thể xem là điểm mạnh của công ty
trình độ chuyên môn cao.
Cao đẳng: 11 người chiếm 4,23% trong tổng số nhân sự của công ty
Trung cấp: 24 người chiếm 9,23% trong tổng số nhân sự của công ty.
Trình độ khác: 182 người chiếm 70% trong tổng số nhân sự của công ty.
Nhân sự công ty có đến 260 người điều này cho thấy công ty có lực lượng
1.900 2.200 2.500 3.000 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2006 2007 2008 2009 Năm 1000 đồng Thu nhập 70% 16.54% 9.23% 4.23% Đại học Cao đẳng Trung cấp Trình độ khác
Biểu đồ 5: Cơ cấu chất lượng lao động của công ty
Bảng 10: Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm
Đơn vị tính: 1000 đồng/tháng
Năm 2006 2007 2008 2009
Thu nhập 1.900 2.200 2.500 3.000
(Nguồn: số liệu phòng kế toán)
Biểu đồ 6: Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm
Đa số cán bộ công nhân viên công ty tuổi đời còn rất trẻ, độ tuổi bình quân là 28 tuổi, năng động sang tạo và đầy lòng nhiệt huyết vì sự phát triển của công
ty, biết nắm bắt kịp thời các công nghệ mới và đưa ra những ý tưởng mới. Nhân
viên Phan Thành có tinh thần tập thể rất cao, tự tin đoàn kết và tin tưởng vào
định hướng phát triển của công ty nên toàn thể công nhân viên chung sức chung
lòng xây dựng thương hiệu công ty ngày càng lớn mạnh.
Hiện nay công ty đang rất chú trọng công tác đào tạo nhân sự thông qua
việc thường xuyên tổ chức các lớp học chuyên sâu về kiến thức sản phẩm, kỹ năng bán hàng hiện đại, phù hợp hơn với xu hướng phát triển chung của xã hội
và của Công ty nói riêng.
– Mặc dù vậy, công ty vẫn phải đối mặt với những khó khăn đó là:
+ Năng lực quản lý cụ thể một số ngành chưa được cao như bộ phận Marketing chưa có, nhân sự, kế hoạch.
+ Bộ phận nhân sự thiếu bày dày kinh nghiệm.
+ Thiếu hệ thống đánh giá hiệu quả công việc. + Chưa có chế độ khen thưởng kịp thời, động viên.
+ Công ty vẫn chưa xây dựng hoàn chỉnh được hệ thống tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ để phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng kế cận đủ sức, đủ tài để
thay thế cho các cấp quản trị trong công ty. Đồng thời, cũng chưa có hệ thống
chính sách rõ ràng nhằm thu hút, lôi kéo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề cao về làm việc tại công ty.