Bảng 5: Thu nhập bình quân/người của ĐBSCL từ năm 2005 – 2008
Đơn vị tính: USD/người 2006/2005 2007/2006 2008/2007 Thu nhập 2005 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % ĐBSCL 452 500 680 820 48 10,62 180 36,00 140 20,58
Biểu đồ 3: Thu nhập bình quân/người của ĐBSCL từ năm 2005 – 2008
Thu nhập người dân Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng được cải thiện
và tăng qua các năm. 2006 tăng 10,62% so với 2005. 2007 tăng 36% so với 2006 và năm 2008 tăng 20,58% so với 2007. Thu nhập bình quân tăng là do những năm qua vùng đang chuyển cơ cấu kinh tế sang hướng công nghiệp để hạn chế
rủi ro khi nền kinh tế quá phụ thuộc vào nông nghiệp.Với sự gia tăng thu nhập làm cho người dân xuất hiện nhiều nhu cầu để đáp ứng thỏa mãn của mình như
nhu cầu nhà ở tiện nghi chất lượng. Gia tăng nhu cầu xây dựng, làm gia tăng
khách hàng cảu công ty.
Năm 2010, thành phố Cần Thơ phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu
lên 1.813 USD, nhiều hơn năm 2008 hơn 400 USD, cao nhất các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long (Theo Báo điện tửĐCSVN), nhu cầu xây dựng các dự án: các
công trình khu dân cư, khu đô thị, khu vui chơi giải trí ở TP Cần Thơ ngày càng
tăng trong tương lai. Ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của công ty.
Cung cấp nguồn nhân sự có chất lượng cao, và là nơi tập trung cao nguồn
nhân lực có trình độ ở ĐBSCL. Tạo điều kiện tuyển chọn nhân viên của công ty.
4.1.1.6. Môi trường quốc tế
Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn
vào nền kinh tế Thế giới.
Việt Nam cam kết sẽ mở cửa các sản phẩm nhạy cảm như sắt, thép, xi măng…sau 3 năm. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn. Đây là đe dọa cho ngành kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung và công ty nói riêng.
4.1.2. Môi trường vi mô4.1.2.1. Nhà cung cấp 4.1.2.1. Nhà cung cấp
Xác định được tầm quan trọng của của nhà cung cấp nên công ty đã lựa
tìm hiểu và lựa chọn rất kỹ nhà cung ứng, đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng và có dược sự cung cấp ổn định và thường xuyên. Nên công ty đã chọn nhà cung ứng cát vàng ở biên giới Vĩnh Xương, Tân Châu.
4.1.2.2. Sản phẩm thay thế
Cát là măt hàng hết sức đặc biệt, mọi công trình đều cần đến nó. Riêng cát vàng của công ty thì có các sản phẩm thay thế từ cát loại cát khác, cát vàng đã qua hệ thống sàng rửa của công ty cũng là sản phẩm thay thế của cát vàng chưa
qua sàng rửa. Các sản phẩm cát vàng của công ty:
Bên cạnh đó cát sản phẩm cát khác từ các đối thủ cạnh tranh cũng là sản
phẩm thay thế của mặt hàng cát vàng của công ty. Hiện tại chỉ có Công ty TNHH
VLXD Thanh Trúc có sản phẩm cát sạch (cát đã qua sàn rữa), còn các sản phẩm
các đối thủ cạnh tranh: Công ty VLXD Thanh Trúc, DNTN Diễm Ngân, DNTN Phượng Trân, DNTN Thành Hưng, DNTN Ngân Hùng và Công ty TNHH VLXD Mai Hoa 2 đều có.
4.1.2.3. Đối thủ tìm ẩn
Đối thủ cạnh tranh mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố
làm giảm lợi nhuận của Công ty do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất
mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty vật liệu xây dựng như hiện nay ở trong tỉnh, cùng với tình hình phát triển kinh tế của Cần Thơ
trong những năm gần đây và những định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong
thời gian tới, thì sẽ có nhiều công ty, nhiều cửa hàng, đại lý của các của các công
ty vật liệu xây dựng mới đi vào hoạt động. Đó là những đối thủ tiềm ẩn trong tương lai, chưa kể đến những Công ty kinh doanh xăng dầu ngoài tỉnh. Theo
thông tin từ công ty trong thời gian gần đây công ty đã phát hiện một đối thủ
tiềm ẩn có nguy cơ chiếm lĩnh một số thị phần của công ty đó là: Doanh nghiệp tư nhân VLXD Ngân Hùng, doanh nghiệp này có các đặc điểm sau:
Điểm mạnh
o Giá thấp cạnh tranh với công ty về giá trong tương lai có thể là một đối thủ lớn của công ty.
o Bán hàng có hoặc không hóa đơn cũng được. o Cho khách hàng nợ lâu.
o Bãi rộng thuận tiện đường thủy và đường bộ. Điểm yếu:
o Là doanh nghiệp mới chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực vật liệu
xây dựng
o Chưa có thương hiệu.
o Chưa có đội ngủ nhân viên tiếp thị. o Chưa có website giới thiệu về công ty. o Sản phẩm thô chưa đa dạng, kém chất lượng. o Xe chuyên chở hàng hóa chưa có nhiều.
o Không có xe con để vận chuyển cát vào những đường nhỏ. o Chưa có được lòng tin nơi khách hàng.
o Chưa chú trọng đến chiêu thị và công tác nghiên cứu thị trường.
4.1.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh là vấn đề được các doanh
nghiệp quan tâm, chú trọng để củng cố vị trí của Công ty trên thương trường và có chiến lược kinh doanh phù hợp trong điều kiện cạnh tranh đó sao cho tăng cường được khả năng cạnh tranh của mình.
Hiện mặt hàng cát vàng của Công ty chiếm khoảng 60% thị phần cát
vàng trong thị trường TP Cần Thơ 40% thị phần còn lại do các đối thủ cạnh tranh
hiện đang có mặt trên địa bàn thành phố Cần.
Hiện Công ty đang dẫn đầu thị trường cát trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Công ty TNHH VLXD Thanh Trúc, Công ty TNHH Mai Hoa 2,DNTN Thành Hưng……….là hai đối thủ cần lưu y do có quy mô lớn, cạnh tranh quyết
liệt với Công ty. Dưới đây là phần phân tích điểm mạnh và điểm yếu chug của các đối thủ mà công ty cần lưu ý:
Điểm mạnh:
o Có thương hiệu. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng o Chính sách giá hấp dẫn. Chiết khấu cao
o Chỉ có Công ty TNHH VLXD Thanh Trúc có: Có đội ngủ nhân viên tiếp thị làm việc hưởng lương qua sản phẩm, showroom trưng bày và giới thiệu
sản phẩm, website giới thiệu về công ty và sản phẩm của công ty, Có hệ thống tư
vấn khách hàng trực tuyến còn các công ty, doanh nghiệp còn lại thì không.
o Có bãi rộng thuận tiện đường thủy và đường bộ. o Có thẻ bán hàng không xuất hóa đơn.
Điểm yếu:
o Mặt hàng thô, kém chất lượng chưa đa dạng về sản phẩm. o Chăm sóc khách hàng chưa chu đáo.
o Không có xe nhỏ vận chyển
o Không treo băng gon ở các công trình do côn ty cung cấp sản phẩm. o Giao sản phẩm cho khách hàng không đúng khối lượng.
o Đôi khi không cho khách hàng nợ.
Bảng 6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Công ty TNHH XDTMVT Phan Thành Công ty TNHH VLXD Thanh Trúc Công ty TNHH Mai Hoa 2 DNTN Diễm ngân DNTN Phượng Trân DNTN VLXD Thành Hưng DNTN VLXD Ngân Hùng Các yếu tố Tầm Quan trọng TS ĐS TS ĐS TS ĐS TS ĐS TS ĐS TS ĐS TS ĐS Thị phần 0,12 4 0,48 2 0,24 2 0,24 2 0,24 2 0,24 2 0,24 1 0,12 Tiềm năng tài chính 0,15 4 0,6 3 0,45 2 0,3 2 0,3 3 0,45 2 0,3 2 0,3 Tiếp thị, marketing, nghiên cứu thị trường. 0,08 4 0,32 4 0,32 2 0,16 2 0,16 2 0,16 1 0,08 1 0,08 Chất lượng dịch vụ, Chăm sóc khách hàng 0,12 3 0,36 3 0,36 1 0,12 2 0,24 1 0,12 1 0,12 1 0,12 Hàng hóa đa dạng, chất lượng 0,09 4 0,36 3 0,27 2 0,18 2 0,18 3 0,27 2 0,18 1 0,09 Chính sách giá, chiết khấu 0,1 2 0,2 3 0,30 3 0,3 3 0,3 3 0,3 2 0,2 4 0,4
GVHD: Đinh Công Thành Trang 28 SVTH: Nguyễn Văn Luận Quy mô và hệ thống phân phối 0,09 3 0,27 3 0,27 3 0,27 3 0,27 3 0,27 2 0,18 2 0,18 Uy tín thương hiệu 0,13 4 0,52 3 0,39 2 0,26 2 0,26 3 0,39 2 0,26 1 0,13 Khả năng vận chuyển, cung cấp nguyên liệu 0,12 4 0,48 3 0,36 2 0,24 2 0,24 3 0,36 1 0,12 3 0,36 Tổng 1 3,59 2,96 2,07 2,19 2,56 1,68 1,78
Nhận xét:
Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành có khả năng cạnh tranh rất cao. Đối thủ xếp
sau Phan Thành là Công ty TNHH VLXD Thanh Trúc là một đối thủ cạnh tranh
trực tiếp đầy nguy hiểm. Nếu như trong thời gian tới TNHH VLXD Thanh Trúc
có những chính sách triển khai kinh doanh gia tăng sức ép cạnh tranh lên thị trường khu vực thì đó là một thách thức lớn đến Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Vận Tải Phan Thành . Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp
(Công ty TNHH VLXD Mai Hoa 2,DNTN VLXD Diễm Ngân, VLXD Phượng trân) không phải là một đối thủ quá yếu. Tất cả cho thấy mức độ cạnh
tranh trong khu vực đang có xu hướng tăng cao và khốc liệt hơn.
Đó là một số đối thủ vừa và lớn của công ty ngoài ra còn có rất nhiều đối
thủ nhỏ khác. Vì vậy, để giữ vững, củng cố và mở rộng thị trường trong thời gian
tới đòi hỏi Công ty phải chú trọng, quan tâm nhiều hơn công tác Marketing của
mình, thường xuyên theo dõi và nắm bắt những thông tin từ các cửa hàng, đại lý
của các đối thủ để có chính sách kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty trên thị trường.
4.1.2.5. Khách hàng
Khách hàng của công ty là các nhà thầu, công ty, người xây dựng nhỏ lẻ
trong và ngoài TPCT. Khách hàng của công ty liên tục tăng qua các năm được
thể hiện dưới bảng 9:
Bảng 7: Khách hàng của công ty qua các năm
Đơn vị tính: Khách hàng 2008/2007 2009/2008 Khách hàng 2007 2008 2009 Dự kiến 2010 Mức Tỷ trọng (%) Mức Tỷ trọng (%) Khách hàng ở TPCT 1.895 2.352 2.628 4.053 457 24,12 276 11,73 Khách hàng Ngoài TPCT 76 95 210 304 19 25,00 115 121,05 Tổng cộng 1.917 2.447 2.838 4.357 530 27,65 391 15,98 (Nguồn: Bộ phận chăm sóc khách hàng)
1895 76 2352 95 2628 210 4053 304 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2007 2008 2009 Dự kiến 2010 Năm Khách hàng Khách hàng Ngoài TPCT Khách hàng ở TPCT Năm 2008 lượng khách hàng tăng 530 so với năm 2007 tương đương 24,12%. Năm 2009 khách hàng tăng nhưng không cao chỉ có 391 khách hàng
tương đương 15,98% so với năm 2008. Theo nhân định của công ty thì lượng khách hàng tăng đều qua các năm là do công ty đã chú trọng đến việc chăm sóc
khách hàng và tiếp thị. Thời gian qua công ty cũng đã tổ chức các hoạt động chăm sóc khách hàng thường niên như thăm dò ý kiến khách hàng, giành giá ưu
đãi cho những khách hàng quen thuộc…Đặc biệt, vào ngày 9 tháng 7 năm 2009
vừa qua công ty đã tổ chức “Đêm Hoa Cát” cho các nhà thầu tại Nhà Hàng Hoa Sứ để cảm ơn các nhà thầu đã gắn bó với công ty trong thời gian qua và thông
qua đó công ty cũng quảng bá thương hiệu cho mình và thành lập bộ phận kinh
doanh, cho một đội ngủ xuống gặp trực tiếp tư vấn chăm sóc khách hàng.
Biểu đồ 4: Khách hàng của công ty qua các năm 4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
4.2.1. Marketing
– Công ty nhận định muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể
thiếu hoạt động Marketing. Vì vậy các hoạt động Marketing đã được công ty rất quan tâm đầu tư. Các hoạt động Marketing công ty đã thực hiện:
+ Công ty vừa mới tham gia triển lãm sản phẩm tại Hội Chợ Triển Lãm Mekong Expo 2008 kéo dài từ 29/04/2008 đến ngày 05/05/2008. Ngày 04/05/2008 tại hội trường Công Ty Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Cần Thơ. Công
Ty TNHH Xây Dựng-Thương Mại-Vận Tải Phan Thành và Công Ty Mapei Việt
Nam tổ chức buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm keo kết dính, cát đá sạch, gạch đá, phụ gia bê tông, chất chống thấm, hóa chất ngành xây dựng mang nhãn hiệu Mapei đã thu hút hơn 80 khách đại lý, các nhà kinh doanh và nhà thầu trong lĩnh
vực xây dựng đến dự.
+ Tài trợ chương trình “Không gian đẹp” của đài truyền hình Hậu Giang để
quảng bá hình ảnh của công ty đến công chúng.
+ Tham gia cuộc thi “Nét đẹp công sở” đạt giải nhì để giới thiệu công ty
với các doanh nghiệp, trong cuộc thi ông ty có đội cổ vũ mang các băng gon giới
thiệu về công ty trong suốt cuộc thi.
– Mặc dù, đã có nhiều quan tâm nhằm thúc đẩy hoạt động Marketing của công ty nhưng có lẽ như thế vẫn chưa đủ để Phan Thành có thể yên tâm. Bởi vì, cộng ty luôn nhận định rằng Marketing vẫn còn là mặt yếu kém của công ty và những chiến lược nâng cao hiệu quả của hoạt động Marketing vẫn là ưu tiên số
một của công ty. Công ty chưa có phòng marketing riêng, chưa có bộ phận
chuyên trách về marketing.
Hiện tại công ty đã có website riêng (www.phanthanh.vn). Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả hoạt động và mức độ sử dụng chưa cao. Website của Công ty chủ yếuđể trưng bày chứ không sử dụng nhiều. Các thông tin trên website không
được cập nhật thương xuyên. Phần mua bán hàng trực tiếp cũng không hoạtđộng
hiệu quả. Công ty cần nâng cấp website của mình trong thời gian tới.
4.2.2. Tài chính – kế toán
Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người
phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng
của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lí hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào. Cụ thể phân tích này như sau:
Năm 2008 so với 2007:
– Qua bảng phân tích số liệu (bảng 10) cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2008 so với 2007 tăng 16.032.067 ngàn đồng (tương đương 35,45 %) điều
hợp lí hay không cần phải đi sâu vào phân tích sự biến động của từng loại tài sản
trong tổng tài sản như sau:
+ Về TSLĐ và ĐTNH năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.991.930 ngàn
đồng (tương đương 20,03 %) là do công ty phát triển mạnh, mở rộng quy mô nên tình hình TSLĐ và ĐTNH tăng lên vượt bậc.
+ Đối với các khoản phải thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 4.574.467
ngàn đồng (tương đương 32,81 %) là do quy mô của công ty phát triển, số lượng
sản phẩm bán ra tăng nhiều, khách hàng ngày càng nhiều nên việc bán chịu ngày càng nhiều làm cho khoản phải thu tăng.
+ Đối với hàng tồn kho của năm 2008 so với 2007 tăng 850.815 ngàn đồng
(tương đương 6,17%) là do công ty phát triển nên phải dự trữ một lượng hàng rất
lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
+ Về TSCĐ và ĐTDH năm 2008 so với năm 2007 tăng 10.040.137 ngàn
đồng (tương đương 65,56%). Tài sản cố định năm 2008 so với năm 2007 tăng 8.889.544 ngàn đồng ( tương đương 72,92%) điều này thể hiện công ty đã mua thêm tài sản cố định để đáp ứng tốt việc kinh doanh của mình. Còn khoản mục TSDH khác tăng do công ty đầu tư thêm để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản này.
Năm 2009 so với 2008
– Qua bảng phân tích (bảng 10) số liệu cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2008 so với 2007 tăng 11.702.8110 ngàn đồng (tương đương 19,10%), cụ
thể biến động như sau: