Thực trạng kinh doanh dịch vụ spa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố phụ tới ý định sử dụng spa dịch vụ của phụ nữ việt nam (Trang 54 - 60)

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh spa tại Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, mặc dù, Việt Nam vẫn chưa nằm trong top 10 thị trường spa lớn nhất tại khu vực. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ này vẫn còn phát triển tự phát, manh mún, vẫn chưa có nhiều thương hiệu lớn của Quốc tế đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam.

Thị trường Việt Nam là một cơ hội mới nổi cho ngành công nghiệp làm đẹp, được thúc đẩy bởi một vài xu hướng quan trọng và được đánh giá là rất tiềm năng về cả sự hấp dẫn của thị trường cũng như tài nguyên. Cụ thể, thương mại hiện đại đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam và có nhiều khả năng chào đón các thương hiệu quốc tế và khu vực trong mạng lưới của mình. Các cửa hàng chuỗi chính bán các sản phẩm làm đẹp, như Medicare, Guardian và Pharmacity, đã được mở rộng nhanh chóng trong 2017.

Bên cạnh đó, dân số trung lưu của Việt Nam tính đến 2020 xấp xỉ đạt 30.000.000, chiếm 30% dân số. Nhóm dân số này nhìn chung được giáo dục tốt hơn về tầm quan trọng

của việc làm đẹp, họ cũng có xu hướng tìm kiếm các thương hiệu chất lượng, an toàn và có uy tin cao. Sự sẵn sàng thử sản phẩm mới tại Việt Nam cao hơn nhiều so với Thái Lan, Indonesia, Philippines, và các nước khác ở Đông Nam Á. Theo đó, tiềm năng phát triển thị trường về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp ở Việt Nam là vô cùng lớn, đặc biệt là đối với các thương hiệu đảm bảo chất lượng, sử dụng nguyên liệu an toàn, thân thiện với sức khỏe và môi trường

Xu hướng thị trường dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe hiện nay là ưu tiên công nghệ cao. Đánh giá qua vài năm trở lại đây, loại hình spa thẩm mỹ công nghệ cao là loại hình đang phát triển nhất tại nước ta. Theo quan sát, đã xuất hiện khá nhiều các thương hiệu bắt đầu nổi tiếng trong lĩnh vực này, và bước đầu đã xây dựng được uy tín trên thị trường thẩm mỹ, trị liệu và chăm sóc sắc đẹp, có thể kể đến như Thẩm mỹ viện Á Âu, thẩm mỹ viện Xuân Hương, thẩm mỹ viện Beauty & Clinic,… Tuy nhiên nhìn chung mức độ đầu tư công nghệ còn hạn chế, chưa xứng tầm do sự đầu tư của các thương hiệu lớn quốc tế còn chưa nhiều và một phần do công nghệ thẩm mỹ trên thế giới đang phát triển quá nhanh chóng. Điều này, cũng là nguyên nhân quan trọng khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực spa thẩm mỹ viện phải thận trọng cân nhắc nếu không có thể sẽ không kịp thu hồi vốn do lỗi thời về công nghệ thẩm mỹ.

Cũng giống như tất cả các ngành công nghiệp khác, nền kinh tế theo yêu cầu đã tác động mãnh mẽ đến ngành công nghiệp làm đẹp. Hệ thống các dịch vụ làm đẹp tiện dụng tại nhà, nơi làm việc hoặc tại bất kỳ nơi nào bạn chọn đã đặt ra yêu cầu đơn giản hóa ngành công nghiệp này với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Công nghệ giờ đây đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ làm đẹp của người tiêu dùng. Theo Deloitte Insights, người tiêu dùng ngày nay dành sự ưu tiên lớn cho vấn đề cải tiến công nghệ. Họ ngày càng cởi mở hơn, sẵn sàng đón nhận sự mới mẻ, tin tưởng cái mới sẽ đem lại những hiệu quả tốt hơn.

Loại hình kinh doanh Spa có đóng góp lớn nhất trong ngành nằm chủ yếu tại các hotel & resort (chiếm 86% tổng doanh thu toàn ngành, còn lại 14% là đóng góp của các loại hình spa khác). Kết quả thống kê này có thể bị ảnh hưởng bởi sự kê khai doanh thu không đầy đủ của các loại hình spa mà tư nhân làm chủ sở hữu hoặc nhỏ lẻ. Các thương hiệu Spa và Resort nước ngoài tại Việt Nam thường tập trung đầu tư vào vùng duyên hải Miền Trung như Đà Nẵng, Hội An, Lăng Cô… và gần đây là tại các vùng biển phía nam như Phú Quốc, Phan Thiết...

Về phía khách hàng, xu hướng chi trả cho các dịch vụ làm đẹp ngày càng tăng. Một số phụ nữ Việt thường vẫn sẽ thực hiện các biện pháp làm đẹp dù không quá dư dả về tiền. Bên cạnh đó, theo một khảo sát về thị trường mỹ phẩm Việt Nam được thực hiện năm 2020, chi phí khi đi spa, salon từ 100.000 - 2.000.000 và 3.000.000 - 5.000.000 là những mức chi trả phổ biến. Còn mức chi trả cho skincare tại nhà mỗi tháng đa phần dưới 300.000đ. Nếu so những con số này với mức thu nhập bình quân đầu người nước ta hiện nay, thì dịch vụ làm đẹp thực sự là một thị trường đầy tiềm năng.

Tại Việt Nam, đồng hành cùng với làm sóng tăng trưởng của xu hướng làm đẹp ở châu Á, ngành chăm sóc sắc đẹp, kinh doanh spa cũng đang tăng trưởng tích cực. Đây là ngành không những phải đầu tư số vốn không nhỏ, mà còn đòi hỏi người kinh doanh dịch vụ spa phải có kiến thức và hiểu biết về nghề spa, về các loại sản phẩm chăm sóc da, và công nghệ máy móc thiết bị…. Ngành kinh doanh dịch vụ spa ở Việt Nam hiện này đang ngày càng phát triển do sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ xứ sở Kim Chi. Bên cạnh đó, các kỹ năng quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu spa cũng rất cần được chú trọng do tính cạnh tranh gay gắt và do đặc thù ngành; Quy trình làm đẹp, chăm sóc da ngày càng phức tạp, nhu cầu cơ bản được nâng cấp.

Xu hướng làm đẹp hiện nay tại thị trường Việt Nam đang dần thay đổi. Các giải pháp làm đẹp tiên tiến hơn, bắt kịp xu hướng làm đẹp trên toàn cầu. Phụ nữ Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp, thiết bị chăm sóc da hay các sản phẩm chăm sóc tác động từ bên trong hơn. Nhận thức về việc chăm sóc da, việc làm đẹp của phụ nữ Việt Nam đã được nâng cao cũng như kiến thức về làm đẹp của họ cũng được cải thiện, phụ nữ Việt Nam dang bắt nhịp cùng với phụ nữ thế giới, dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm cũng như cách thức làm đẹp qua các trang mạng xã hội. Phụ nữ Việt Nam cũng biết chiều chuộng bản thân hơn do đó họ cũng quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ spa để chăm sóc bản thân.

Chất lượng đời sống nâng cao dẫn theo nhu cầu làm đẹp trong đó có nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ cùng được tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu làm đẹp, hệ thống spa ở Việt Nam hiện nay đã được nâng cấp chuyên nghiệp hơn không chỉ về phong cách, thái độ phục vụ mà cả về hệ thống trang thiết bị cơ sở hạ tầng. Tháng 8 năm 2020, công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến W&S đã thực hiện một cuộc

Các nghề khác: bác sĩ, kỹ sư.. 8% Sinh viên 10% Quản lý 14%

Nhân viên văn phòng 68%

khảo sát nhanh dựa trên việc khảo sát 261 người tiêu dùng là phụ nữ Việt Nam đã thấy đa số người tiêu dùng là phụ nữ sử dụng dịch vụ spa là nhân viên văn phòng (59,8%) và có độ tuổi trung bình từ 23-29 tuổi. Có thể thấy, ở mọi độ tuổi, mọi ngành nghề thì người phụ nữ Việt Nam đều có nhu cầu và mong muốn, đồng thời có khả năng đầu tư cho công cuộc làm đẹp ở các mức độ khác nhau.

Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của đối tượng sử dụng dịch vụ spa

Nguồn: W&S 2020

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Tại Việt Nam, dù khởi đầu chậm hơn so với các quốc gia khác, nhưng ngành mỹ phẩm cũng đã có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Châu Á là thị trường làm đẹp thuộc top tăng trưởng nhanh chỉ sau châu Âu. Riêng tại Việt Nam, những năm gần đây những nhãn hàng mỹ phẩm, thẩm mỹ viện, spa ồ ạt mọc lên và ý thức làm đẹp cũng gia tăng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên và trung niên, những người có thu nhập trung bình khá”. “Tại Việt Nam, 64,1% người được hỏi cảm thấy không hài lòng với các đặc điểm trên khuôn mặt, 15,8% có vấn đề với ngực và 7,5% muốn thay đổi làn da của mình”.

Cũng theo chia sẻ của ông Quang Phòng thì “Tại thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất về phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam. Trung bình, mỗi năm hiện có khoảng 100.000 trường hợp thực hiện phẫu thuật, tại 53 phòng khám được cấp

PENSILIA LAVENDER ĐÔNG Á KHƠ THỊ MEGA GANGNAM JW HÀN QUỐC MAILISA KANGNAM THU CÚC NGỌC DUNG

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Doanh thu (tỷ đồng)

phép (45 bệnh viện chuyên khoa và 8 bệnh viện đa khoa), theo thông tin của Hiệp hội Thẩm mỹ và Thẩm mỹ học TP.HCM cuối năm 2016. Trong số đó, có khoảng 6.500 phụ nữ đặt túi nâng ngực, đa số khách hàng là phụ nữ ở độ tuổi 20-35, kế đến là nhóm phụ nữ 35-50 tuổi, cá biệt có phụ nữ trên 60 tuổi. Tỉ lệ khách hàng là người Việt Nam chiếm 75-80%”.

Theo Market Research ước tính năm 2020, Việt Nam có hơn 20 bệnh viện thẩm mỹ, 31 khoa tạo hình thẩm mỹ trong các bệnh viện, 320 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân, 479 phòng khám da liễu có thực hiện kỹ thuật thẩm mỹ cùng hàng ngàn cơ sở chăm sóc da ngoài sự quản lý của ngành y tế. (Theo số liệu thống kê từ Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam - VSAPS). Góp mặt trong danh sách là những cái tên quen thuộc mà ai cũng đã từng nghe qua dù đã từng thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ hay chưa, đó là Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam; Mega Gangnam; Pensilia; Lavender Sài gòn; Thẩm mỹ Thu Cúc; Bệnh viện Thẩm Mỹ Đông Á; Khơ Thị Skincare & Clinic; Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc; Thẩm mỹ Mailisa; Thẩm mỹ Ngọc Dung.

Biểu đồ 3.2 Doanh thu của các thẩm mỹ viện lớn tại Việt Nam năm 2020

Nguồn: Vietdata, 2020

Các thẩm mỹ viện lớn tại Việt Nam có hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ và mỹ phẩm độc quyền, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao thường nhắm vào phân khúc

25 20 15 10 5 0 -5 -10 -15 -20 201922020

khách hàng cao cấp. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy các thương hiệu làm đẹp lâu năm với hệ thống chuỗi cửa hàng trải dài đang có ưu thế hơn đối với thị trường trong nước, do đó mức độ tăng trưởng cũng cao hơn và dễ dàng cạnh tranh hơn với các thương hiệu đến từ nước ngoài.

Biểu đồ 3.3. Lợi nhuận trước thuế của các thẩm mỹ viện lớn tại Việt Nam

Nguồn: Vietdata,2020

Một góc độ nữa không thể không nói đến khi đánh giá về thực trạng và bối cảnh kinh doanh spa hiện nay đó là sự phát triển thiếu kiểm soát của các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến tình trạng các cơ sở spa mọc lên như nấm, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 4,000 cơ sở. Nhiều tiệm gôi đầu, tiệm nail, … cũng kinh doanh dịch vụ spa trị liệu. Đặc biệt là tình trạng các cơ sở hoạt động thiếu giáy phép, người điều hành và nhân viên trị liệu thiếu kiến thức chuyên môn, máy móc công nghệ không đủ tiêu chuẩn, sản phẩm chăm sóc da trôi nổi, không đảm bảo vệ sinh… đã dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như gây tử vong cho khách hàng hoặc rất nhiều là những hậu quả và di chứng như mù mắt, hoại tử, mất sắc tố da,… Những thực trạng đó đã và đang dấy lên làn sóng hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh hưởng ít nhiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa của khách hàng và đến hoạt động kinh doanh nói chung của các cơ sở spa tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố phụ tới ý định sử dụng spa dịch vụ của phụ nữ việt nam (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w