II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI U ĐÔM XAY
6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý FD
quản lý FDI
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đào tạo nguồn nhân lực ở U Đôm Xay hiện nay vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Trong những năm qua, U Đôm Xay đã quan tâm đến xây dựng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nhưng chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Chính vì vậy, U Đôm Xay cần có biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan ở Trung ương, và các địa phương tập trung đầu tư ngân sách nhà nước, cùng với việc gọi vốn từ các thành phần kinh tế khác để phát triển các trung tâm đào tạo có kỹ năng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp FDI. Hay nói cách khách là, U Đôm Xay cần thực hiện chính sách xã hội hoá trong vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các trường dạy nghề, và xây dựng các chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đào tạo những người lao động có khả năng thực sự để làm việc trong các doanh nghiệp.
- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI có thể có chương trình đào tạo người lao động tại chỗ và tự tuyển dụng, đào tạo nguồn lực theo tiêu chuẩn ngành nghề riêng của doanh nghiệp.
Người lao động không chỉ được đào tạo về trình độ chuyên môn mà cần được đào tạo về trình độ ngôn ngữ, kiến thức pháp luật nhằm tiếp thu được các kiến thức khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, bí quyết kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, đồng thời giúp nhà nước trong việc giám át hoạt động của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại và FDI.
- Để nâng hiệu quả quản lý, một yếu tố hết sức quan trọng và mang tính chất quyết đó là các cán bộ làm việc trong bộ máy quản lý kinh tế đối ngoại nói chung và FDI nói riêng phải có năng lực về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, trình độ về công nghệ thông tin… và có đạo đức, có nhận thức đúng đắn về vai trò của đầu tư nước ngoài và các đường lối chính sách của Đảng.
Để làm được điều đó, U Đôm Xay cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Ban quản lý ĐTNN, Sở kế hoạch và đầu tư, phối hợp với UBND tỉnh, Uỷ ban kế hoạch và đầu tư Trung ương. Từ đó lập các điều kiện, tiêu chuẩn để tuyển chọn các cán bộ có năng lực đi đào tạo và tranh thủ mọi cơ hội, mọi nguồn vốn đào tạo của Bộ giáo dục và Ban kế hoạch và Đầu tư các bộ ngành khác.
- UBND tỉnh cần phối hợp với các bộ ngành Trung ương, tạo điều kiện để các cán bộ quản lý FDI tại U Đôm Xay có điều kiện để tham gia các lớp phổ biến chiến lược, chính sách pháp luật liên quan đến FDI, các lớp bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các hội nghị, các diễn đàn quốc tế về kinh tế đối ngoại và FDI…
- UBND tỉnh cần tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác quản lý FDI được tham gia các chuyến đi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài (với các đoàn của chính phủ, Ban kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao) nhằm học tập các kỹ năng xúc tiến đầu tư và tạo điều kiện để nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Tỉnh cần phải có chính sách hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần chi phí khuyến khích các cán bộ làm công tác quản lý FDI tham gia học các lớp ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các lớp chuyển ngành kinh tế nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý FDI trên địa bàn.
Tóm lại, đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và các cán bộ quản lý FDI là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay.