II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI U ĐÔM XAY
5. Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay
Về cơ bản, thủ tục hành chính trong việc hình thành dự án đầu tư đã có những cải cách mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực so với trước. Tuy nhiên so với yêu cầu của nhà đầu tư thì các thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế như: Thiếu những cơ sở cần thiết, chưa khắc phục được những phức tạp, mâu thuẫn và bất hợp lý. Vì thế, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước, chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các bên. Thủ tục hành chính cần được cải cách theo hướng: Thủ tục cần được giải quyết theo cơ chế “một cửa”; đơn giản, cơ sở vững chắc.
- Việc thực hiện cơ chế “một cửa”: Đòi hỏi các cơ quan QLNN đối với FDI tại U Đôm Xay cần đẩy mạnh tốc độ thực hiện nội dung kế hoạch theo hướng một đầu mối chịu trách nhiệm chính nhưng có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, nhiều đơn trong cùng một cơ quan.
UBND tỉnh cần nhanh chóng phê duyệt qui chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong tỉnh về các thủ tục giải phóng mặt bằng, cấp đất, cấp phép xây dựng, cấp phép xuất khẩu, các thủ tục hải quan, thuế… trong đó qui định rõ ràng cơ quan đầu mối và phân cấp uỷ quyền mạnh mẽ hơn cho các đầu mối giải quyết công việc.
Chủ tịch tỉnh hay Trưởng ban quản lý ĐTNN cần bố trí thời gian một cách thường xuyên để nghe ý kiến của các doanh nghiệp, xử lý các vướng mắc
khi cần thiết và kiên quyết xử lý các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền của cán bộ chính quyền gây trở ngại đến hoạt động FDI.
- Về thủ tục cấp phép đầu tư:
Ban quản lý Nhà nước về ĐTNN tỉnh và Trung ương phải có sự thống nhất cao trong việc ban hành và cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các thủ tục cần được ban hành và giải quyết xử lý theo chiều hướng sau:
+ Đơn giản hơn nữa hồ sơ dự án đầu tư, loại bỏ những mâu thuẫn và những tài liệu không cần thiết, các yêu cầu của pháp luật và thủ tục không can thiệp quá sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng phải có căn cứ, có cơ sở vững chắc trong việc giải quyết các vấn đề thiệt thòi cho doanh nghiệp gây ra như vấn đề ô nhiễm môi trường, không tuân theo điều lệ, hợp đồng và pháp luật Lào nói chung.
+ Đơn giản hoá hơn nữa trình tự thẩm định dự án, sớm ban hành mẫu hồ sơ đăng ký đơn giản và danh mục những dự án được đăng ký theo mẫu hồ sơ đơn giản. Đặc biệt U Đôm Xay cần đề nghị Ban kế hoạch và đầu tư nhà nước thống nhất giải quyết lại thời gian thẩm định hồ sơ dự án được qui định tại Chỉ thị 301/2005/PL-TTg. Thời gian thẩm định dự án cần được sửa đổi nhằm rút ngắn thời gian để các nhà đầu tư khỏi mất thời gian, mất chi phí và đảm bảo phương trình dự án được thực hiện đúng theo qui hoạch, dự định.
- Về hình thức cấp phép: Để hỗ trợ tốt việc cải cách thủ tục cấp phép, trước mắt Ban quản lý ĐTNN tỉnh kết hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư cần thực hiện cấp phép qua mạng internet với các dự án thuộc diện đăng ký đầu tư. Qua đó, theo phương án này, các nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn cách soạn thảo đơn đăng ký, điều lệ doanh nghiệp theo mẫu qui định. Sau khi hoàn thành công việc soạn thảo, nhà đầu tư chuyển các thông tin đăng ký đến Ban quản lý ĐTNN và Sở KH&ĐT, sau đó Ban quản lý ĐTNN và Sở KH&ĐT cần thông báo về các trường hợp của hồ sơ dự án và có hướng dẫn chi tiết để nhà đầu tư sửa đổi. Và Ban quản lý ĐTNN và Sở KH&ĐT cần thiết lập, vận hành hệ thống thông tin quản lý nội bộ nhằm rút ngắn thời gian truyền và xử lý thông tin, đảm bảo các
quyết định được đưa ra nhanh chóng trên cơ sở thống nhất ý kiến giữa các cơ quan.