II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI U ĐÔM XAY
4. Đẩy mạnh ban hành các cơ chế khuyến khích FD
Hệ thống các chính sách, trong đó chính sách ưu đãi là biện pháp rất hiệu quả mà được nhiều nước áp dụng để thu hút FDI. Ở Lào hiện nay, chính sách khuyến khích ưu đãi thu hút FDI chủ yếu là bằng biện pháp giảm các loại thuế. Trên cơ sở các chính sách khuyến khích ưu đãi do Trung ương đưa ra thì tỉnh cần có những chính sách ưu đãi riêng hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công cụ thuế, hệ thống thuế đối với các doanh nghiệp FDI cần được cải tiến theo hướng:
- Đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích của doanh nghiệp FDI. - Có tác dụng khuyến khích đầu tư.
- Phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể:
+ Bổ sung các ưu đãi cao hơn so với mức TW đưa ra đối với các dự án chế biến nông sản, đầu tư vào nông thôn và địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Ví dụ: Chính Phủ miễn thuế lợi tức 7 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào các địa phương có điều kiện đặc biệt khó khăn thì U Đom Xay có thể tăng lên đến 8 hoặc 9 năm.
+ Miễn giảm các loại thuế với mức ưu đãi hơn so với trung ương đưa ra đối các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm như đầu tư vào xây dựng các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu,… và đầu tư sản xuất nhằm xuất khẩu.
Thứ hai: Trong khi U Đôm Xay ít vốn, không có khả năng hỗ trợ về vốn bằng tiền thì U Đôm Xay có thể khuyến khích ưu đãi bằng cách giảm tiền điện, bởi vì U Đôm Xay có nhà máy điện thuộc quyền quản lý của mình.
Thứ ba: Tạo điều kiện cho nhà đầu tư hay người nước ngoài có quyền mua, thuê, bán nhà ở (sở hữu nhà nhưng thuê đất của nhà nước) để tạo ra tâm lý yên tâm, an toàn để làm ăn lâu dài. Điều này chi phối không nhỏ tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào những dự án đầu tư dài hơn, lớn hơn có thể được thực hiện nếu họ có mặt trực tiếp ở đó với gia đình của họ.
Thứ tư: Hỗ trợ của nhà đầu tư việc đăng ký, làm thủ tục hành chính, để họ khỏi việc mất thời gian, mất chi phí trong việc làm thủ tục hành chính.
Thứ năm: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI được tiếp cận với thị trường vốn; được vay vốn tín dụng kể cả trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại U Đôm Xay cũng như trên nước Lào. Tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của dự án và có thể được bảo đảm bằng tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài. Đồng thời phát triển mạnh thị trường vốn để các doanh nghiệp tại U Đôm Xay có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động
dài hạn như: Trái phiếu, cổ phiếu, tiến tới thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
U Đôm Xay có thể sử dụng các đòn bẩy kinh tế khác để khuyến khích các doanh nghiệp FDI hướng mạnh đầu tư vào khai thác các lợi thế của tỉnh nhằm xuất khẩu áp dụng chính sách thuế ưu đãi, thưởng xuất khẩu, đơn giản hoá thủ tục và thực hiện những biện pháp hỗ trợ ban đầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khuyến khích chế biến sâu, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có trong tỉnh để tạo giá trị tăng cao.
5. Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong QLNN đối với FDI trênđịa bàn tỉnh U Đôm Xay