Các chính sách khuyến khích ưu đãi hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoàitại tỉnh U Đôm Xay - Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (Trang 44 - 46)

IV. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĐÔM XAY

2.2.Các chính sách khuyến khích ưu đãi hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh

2. Thực trạng quản lý Nhà nước với đầu tư trực tiếp nước ngoài UĐôm Xay

2.2.Các chính sách khuyến khích ưu đãi hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh

2. Thực trạng quản lý Nhà nước với đầu tư trực tiếp nước ngoài U ĐômXay Xay

2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kih tế xã hội

Quy hoạch, kế hoạh là công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước nói chung, chính quyền tỉnh nói riêng. Thông qua quy hoạch kế hoạch nhà đầu tư sẽ biết được phạm vi và quy mô phát triển của địa phương, qua đó có những dự án đầu tư hợp lý thuận lợi.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh U Đôm Xay các thời kỳ đã được UBND tỉnh xây dựng và được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, đưa ra các định hướng phát triển các ngành kinh tế, vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Đảng bộ tỉnh U Đôm Xay lần thứ VI của Ban chấp hành tỉnh ủy đã đưa ra các định hướng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2010. Trong đó đặc biệt coi trọng việc vận động các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực ngành nông nghiệp như trồng trọt, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, du lịch…

Nhằm thu hút FDI một cách tối đa và hiệu quả tỉnh đã đưa ra các chủ trương chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Ngày 25/10/2006, UBND tỉnh đã ban hành quyết định QĐ 749/2006 – Trong đó tập trung vào công tác di dân và tập trung dân cư, tập hợp các bản làng nhỏ thành bản lớn (gọi là xây dựng các khu phát triển) và đưa ra danh sách các chương trình dự án kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 2006-2010 tỉnh đã vạch ra các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, trong đó đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến có 13 dự án, có 9 dự án về phát triển giáo dục, 10 dự án về phát triển y tế, 9 dự án về phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là phát triển giao thông và điện và các dự án khác, được phân chia cho các vùng.

2.2. Các chính sách khuyến khích ưu đãi hoạt động FDI trên địa bàntỉnh tỉnh

Hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi cho hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh là dựa trên các chính sách ưu đãi mà Trung ương đưa ra chung cho các vùng lãn thổ và ngành các lĩnh vực đầu tư trên cả nước.

Chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở Lào chủ yếu là dùng biện pháp giảm và miễn các loại thuế. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực ngành nghề được Nhà nước khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi sau:

+ Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các vùng núi, vùng đồng bằng nông thôn, điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn (U Đôm Xay thuộc 6 huyện như: huyện NaMọ, huyện Là, Beng, Nga, Hun, Pác Beng) sẽ được miễn thuế lợi tức trong vòng 7 năm và sau đó sẽ nộp đầy đủ là 10%.

+ Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các lĩnh vực miền núi, đồng bằng, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt có thể đảm bảo một phần nhu cầu của các nhà đầu tư (tỉnh U Đôm Xay thuộc huyện Xay) sẽ được miễn thuế lợi tức trong thời gian 5 năm và được giảm thuế lợi tức 50% (bằng 7,5%) trong thời gian 3 năm tiếp theo, sau đó mới nộp đầy đủ thuế lợi tức theo luật về thuế là 15%.

+ Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các vùng, các huyện, tỉnh, thành có cơ sở hạ tầng thuận lợi. (U Đôm Xay, vẫn chưa thuộc vùng này) sẽ được miễn thuế lợi tức trong thời gian 2 năm và được giảm 50% thuế lợi tức trong vòng 2 năm (bằng 10%) và sau đó sẽ nộp đầy đủ là 20%.

Việc giảm thuế lợi tức bắt đầu thực hiện khi doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh, còn đối với doanh nghiệp đầu tư vào trồng cây nông nghiệp thì được thực hiện áp dụng thuế lợi tức khi doanh nghiệp bắt đầu có thu lợi nhuận. Và khi hết thời hạn ưu đãi thuế các doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế đó theo quy định của pháp luật.

Ngoài các ưu dãi trên, các doanh nghiệp sẽ còn được hưởng các ưu đãi sau:

+ Trong thời gian miễn thuế lợi tức kể trên, các doanh nghiệp sẽ được miễn thuế quan ở mức thấp nhất.

+ Lợi nhuận thu được, được chuyển vào phát triển đầu tư sản xuất của doanh nghiệp sẽ được miễn thuế lợi tức trong năm đầu.

+ Được miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu, máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại mà ở Lào không có hoặc có nhưng không đạt tiêu chuân để lắp ráp và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

+ Các dự án đầu tư và các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, đặc biệt như đầu tư vào các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế,… thời gian đầu tư được tăng từ 50 năm đến 75 năm.

+ Các dự án đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT thì được miễn thuế đất và các loại thuế khác theo quy định của Luật thuế.

Có thể nói việc ưu đãi giảm các loại thuế đối với FDI đã giúp cho Lào nói chung và U Đôm Xay nói riêng khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Bởi vì việc giảm thuế cũng tác động tích cực đến doanh thu hay lợi nhuận của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoàitại tỉnh U Đôm Xay - Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (Trang 44 - 46)