II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI U ĐÔM XAY
7. Nâng cao nhận thức
ĐTNN tại U Đôm Xay là một lĩnh vực khá mới mẻ cho nên kinh nghiệm cũng như nhận thức của các cán bộ và người dân chưa cao. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chủ yếu là làm theo tinh thần của Trung ương, tỉnh chưa có tính chủ động và sáng tạo cao trong quản lý về FDI. Do vậy cần phải đổi mới nhận thức, từ đó mới có thể nâng cao tính chủ động sáng tạo trong việc đưa ra các phương pháp phương hướng hợp lý trong quản lý FDI. Muốn nâng cao nhận thức phải thực hiện giáo dục tuyên truyền về những nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết khách quan của nguồn vốn đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế xã hôi, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Chúng ta muốn làm được điều đó thì cần có vốn, công nghệ,kinh nghiệm của các nước đi trứơc để khai thác những tiềm năng của mình, bởi vì nếu chúng ta chỉ trông chờ vào khả năng vốn và công nghệ nội bộ thì hàng trăm năm cũng không thể phát huy tối đa tiềm năng của mình và không nắm bắt kịp được tốc độ phát triển của các nước. Nhờ vào vốn và công nghê của nước ngoài chúng ta sẽ nhanh chóng cải thiện nền kinh tế và nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân.
- Khắc phục nhận thức cực đoan , phiến diện về ĐTNN. Vốn FDI có thể giải quyết được những khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Mặt khác sự hiện diện của doanh nghiệp FDI trong nước sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp trong nước cần thay đổi mới công nghệ, cách thức quản lý, không kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa với việc xây dựng các các nhà máy các xí nghiệp tại địa bàn mình nó sớm hay muộn sẽ thuộc về chúng ta.
Song vốn đầu tư vào nước thực hiện bằng các công ty xuyên quốc gia, các công ty có trình độ khoa học công nghệ cao, cho nên nó sẽ làm tăng tính phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, cạnh tranh và làm phá sản các doanh nghiệp yếu kém trong nước dẫn đến thiệt hại cho nên kinh tế xã hội của đất nước cũng như tỉnh. Và trên cơ sở đó đòi hỏi nhà nước cần có sự nhận thức đúng đắn
và có những phương hướng đúng đắn để khai thác các mặt tích cực và hạn chế các mặt hạn chế của nguồn vốn này một cách có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hôi.