II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI U ĐÔM XAY
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Cơ quan Trung ương cần khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật cần thiết điều chỉnh hoạt động FDI nhằm tạo điều kiện để các địa phương nói chung, U Đôm Xay nói riêng cụ thể hoá hệ thống pháp luật của Trung ương vào thực tế địa phương.
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Lào hiện nay, chịu sự điều chỉnh của luật khuyến khích đầu tư nước ngoài nói riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Song dựa trên thực trạng quản lý nhà nước hiện nay ở CHDCND Lào nói chung và U Đôm Xay nói riêng trong thời gian qua còn nhiều hạn chế và dựa vào nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của các nước khá thành công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, đặc biệt là Việt Nam, tác giả có đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện luật đầu tư tại Lào như sau:
+ Chính phủ cần hoàn thiện luật đầu tư theo hướng là một luật đầu tư chung áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. nhằm tạo sự thuận lợi, thống nhất cao trong quản lý và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện để hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đồng thời, hoàn thiện luật doanh nghiệp theo hướng một luật doanh nghiệp chung để đảm bảo sự bình đẳng, sự phát triển đa dạng của các loại hình doanh nghiệp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư vào phát triển kinh tế xã của đất nước và thuận lợi trong việc quản lý điều chỉnh và ngăn chạn kịp thời những vụ đổ bể và lửa đảo trong kinh doanh, hạn chế tối đa thiệt hại cho xã hội và làm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh.
+ Ban Kế hoạch và Đầu tư Nhà nước phải khẩn trương nghiên cứu và soạn thảo Luật đầu tư chung và trình lên thủ tướng chính phủ phê duyệt và thông qua nhằm sớm đảm bảo mặt bằng pháp lý chung và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của các nhà đầu tư và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh U Đôm Xay nghiên cứu và ban hành các văn bản cụ thể nhằm điều chỉnh chung cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bản tỉnh.
- Ban hành một số ngành luật mới nhằm nâng cao quản lý nhà nước đối với FDI.
Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu của nhà nước đối với kinh tế xã nói chung và FDI nói riêng. Để đảm bảo lợi ích của nhà nước và các doanh nghiệp
chúng ta cầ có sự điều chỉnh của Luật. Với xu hướng kinh tế xã hội phát triển rất nhanh và việc phát triển đa dạng , phức tạp của các loại hình đầu tư như hiện nay thì nhà nước cần sớm ban hành các luật mới nhằm quản lý tốt hoạt động kinh tế nói chung và FDI nói riêng. Có một số luật mà ở Lào chưa có như là:
Luật chống bán phá giá. Luật chứng khoán. Luật về cạnh tranh.
Luật về chống độc quyền…và tăng thực hoàn thiện luật chống tham nhũng.
Nhà nước cần sớm ban hành các Luật trên nhằm quản lý hoạt động FDI một cách hiệu quả.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện luật nghị định.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản luật, nghị định thì các bộ ngành, các cơ quan chức năng cần có các văn bản hướng dẫn thực thi, chẳng hạn như Bộ Thương mại cần có văn bản thực thi Chỉ thị 301/2005 của Thủ tướng về việc thực thi Luật đầu tư nước ngoài, Bộ thương mại cần có văn bản phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, máy móc thiết bị được miễn thuế nhập khẩu để các cơ quan thuế tỉnh U Đôm Xay thực hiện miễn thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực thi của các cơ quan Bộ ngành Trung ương tỉnh cần ban hành các qui định cụ thể nhằm thực hiện tốt việc thu hút, quản lý các dự án FDI trên địa bàn tỉnh.
2. Đẩy mạnh công tác qui hoạch phát triển kinh tế xã hội phục vụ việc thuhút vốn FDI trên địa bàn tỉnh U Đôm Xay