II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI U ĐÔM XAY
3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về FD
- Tăng cường vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cán bộ, phòng ban sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm nâng cao năng lực quản lý và thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong hoạt động quản lý FDI.
Dựa vào việc đánh giá về sơ đồ bộ máy tổ chức của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh U Đôm Xay (được trình bày ở trang 60) , tác giả đề xuất cơ quan có thầm quyền cần sớm hoàn thiện bộ máy tổ chức sở Kế hoạch và Đầu tư như sau:
+ Các phòng chuyên môn của sở Kế hoạch và Đầu tư nên giao cho các phó giám đốc phụ trách, thực hiện cơ chế phối hợp giữa các phó giám đốc, thống nhất chịu sự lãnh đạo của giám đốc.
+ Giám đốc sở chịu trách nhiệm lãnh đạo chung để vừa giảm áp lực công việc vừa tạo ra sự thống nhất trong quản lý các phòng chuyên môn qua cơ chế báo cáo của các phó giám đốc.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về FDI.
- Đổi mới cơ chế tuyển dụng , sử dụng, luân chuyển, đã ngộ cán bộ công choc hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về FDI.
- Đối với các sở, ban, ngành chức năng khác như: Sở thương mại, Sở tài chính, Sở nông nghiệp, Sở Công nghiệp và khoa học công nghệ… phải có ít nhất một chuyên viên chuyên trách về FDI, biết ngoại ngữ để có thể giao dịch với người nước ngoài trong phạm vi chuyên môn của mình. Các Sở ban ngành, phải được phân công trách nhiệm một cách rõ ràng trong quá trình phối hợp thực hiện các dự án FDI. Đồng thời củng cố chế độ thông tin báo cáo, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này với Ban quản lý ĐTNN tỉnh và Sở kế hoạch và Đầu tư để tạo điều kiện cho hoạt động đăng ký và triển khai các dự án sau khi được cấp phép đầu tư.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban quản lý ĐTNN với sở Kế hoạch và đầu tư, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác giám sát việc hoạt động quản lý các doanh nghiệp FDI của Ban Quản lý ĐTNN đối với sở Kế hoạch và Đầu tư.