8. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Nhận thức của giáo viên trong việc thiết kế trò chơi
Trong bất cứ hoạt động nào, nhận thức cũng đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới thành công của công việc. Đối với quá trình chăm sóc và giáo dục
SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 34
trẻ nói chung và việc thiết kế tổ chức trò chơi hỗ trợ hoạt động KPKH về TGĐV, khi giáo viên có nhận thức đúng đắn, chính xác sẽ là động cơ quan trọng để họ nổ lực thực hiện. Nhận thức cũng sẽ tác động tới hành động. Tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi KPKH là một hoạt động quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Và việc giáo viên có sử dụng các trò chơi trong hoạt động KPKH cũng như việc thiết kế các trò chơi mới cho trẻ hay không – điều đó mới thực sự cần thiết và quan trọng.
2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc thiết kế trò chơi cho trẻ trong hoạt động KPKH
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề nghiên cứu và chúng tôi đã tiến hành điều tra bảng hỏi, cùng với quá trình quan sát việc tổ chức KPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Mai. Khi được hỏi về sự cần thiết của việc thiết kế trò chơi cho trẻ trong hoạt động KPKH thì các giáo viên đã đưa ra các ý kiến khác nhau, cụ thể ở bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc thiết kế trò chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động KPKH về TGĐV
STT MỨC ĐỘ CẦN THIẾT SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
1 Không cần thiết lắm 0 0%
2 Tương đối cần thiết 0 0%
3 Hoàn toàn không cần thiết 0 0%
4 Cần thiết 9 22,5%
5 Rất cần thiết 31 77,5%
Từ số liệu ở bảng 2.1 chúng tôi đã cụ thể hóa những con số thể hiện rõ trên biểu đồ về mức độ cần thiết của việc thiết kế trò chơi dưới đây:
SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 35 Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc thiết kế trò
chơi cho trẻ 5 – 6 trong hoạt động KPKH về TGĐV
Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, có thể rút ra kết luận rằng phần lớn giáo viên đều cho rằng việc thiết kế trò chơi cho trẻ là rất cần thiết, số giáo viên còn lại cho rằng là cần thiết chiếm tỉ lệ 22,5%. Và không có giáo viên nào cho rằng đó là việc không cần thiết hoặc tương đối cần thiết. Kết quả này cho thấy, hầu hết giáo viên đều nhận thức rõ mức độ cần thiết của việc thiết kế trò chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi KPKH về TGĐV. Bởi qua lí luận và bằng kinh nghiệm thực tiễn, họ đều nhận thức rõ ràng ở độ tuổi này thì chơi mới là hoạt động chủ đạo chứ không phải là hoạt động học tập. Vì vậy các giáo viên cần nhận thức rõ ý nghĩa của nó đối với sự hình thành và phát triển nhận thức cho trẻ. Điều này cho thấy giáo viên mầm non đánh giá rất cao vai trò của việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong hoạt động KPKH cho trẻ. Đó là cơ sở để hình thành ở giáo viên ý thức và hành động cho việc sử dụng chúng vào quá trình tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ.
2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên về mục đích của việc sử dụng trò chơi cho trẻ trong hoạt động KPKH
Việc thiết kế trò chơi KPKH cho trẻ có mang nhiều mục đích nhất định. Và nhận thức của giáo viên về mục đích của việc thiết kế trò chơi cho trẻ trong hoạt động KPKH được thể hiện qua bảng sau:
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Không cần thiết lắm Tương đối
cần thiết Hoàn toàn không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 0% 0% 0% 22,5% 77,5% Mức độ cần thiết
SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 36 Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về mục đích của việc sử dụng trò chơi cho trẻ
trong hoạt động KPKH.
STT MỤC ĐÍCH SỐ
LƯỢNG
TỈ LỆ (%)
1 Tạo hứng thú học tập cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu bài
học nhẹ nhàng, hiệu quả 34 85%
2
Tăng cường khả năng luyện tập, thực hành, củng cố kiến thức kĩ năng, vận dụng nhanh kiến thức đã học vào điều kiện hoàn cảnh mới
40 100%
3 Giúp trẻ vui chơi, thư giãn, thay đổi hoạt động,
sáng tạo cho trẻ 20 50%
4 Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ 31 77,5%
5 Giúp hình thành thái độ tích cực cho trẻ về hoạt
động KPKH 31 77,5%
Bảng 2.2 cho thấy: Đa số các giáo viên được điều tra và phỏng vấn đều nhận thức được mục đích quan trọng của trò chơi trong hoạt động KPKH cho trẻ. Và tất cả mục đích mà chúng tôi đưa ra thì giáo viên đều lựa chọn. Tuy nhiên mỗi giáo viên xác định mục đích khác nhau. Tất cả 40/40 giáo viên đều cho rằng mục đích của việc thiết kế và sử dụng trò chơi cho trẻ trong hoạt động KPKH là tăng cường khả năng luyện tập, thực hành, củng cố kiến thức kĩ năng, vận dụng nhanh kiến thức đã học vào điều kiện hoàn cảnh mới chiếm tỉ lệ 100%. Trong đó chiếm tỉ lệ số lượng rất đông giáo viên 34/40 đều cho rằng việc thiết kế và sử dụng trò chơi mới có mục đích tạo hứng thú học tập cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả. Từ đó cho thấy 15% số giáo viên còn lại không lựa chọn mục đích này, lí giải cho sự lựa chọn này, các cô giải thích như sau, hoạt động cho trẻ MG lớn KPKH về TGĐV là một hoạt động với nhiều phần hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.
SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 37
Bản thân mỗi đứa trẻ tự có hứng thú với hoạt động, giáo viên không cần phải lo ngại về việc gây hứng thú và duy trì hứng thú cho trẻ. Do vậy đối với mục đích “Tạo hứng thú học tập cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu bài học nhẹ nhàng, hiệu quả”, một số giáo viên thấy không thực sự cần thiết và quan trọng. Cách nhìn nhận này rất phiến diện, không đúng đắn. Trong bất cứ hoạt động nào, hứng thú của trẻ là vô cùng quan trọng. Phần lớn quan niệm của 31/40 giáo viên khá giống nhau ở chỗ đều coi trò chơi giúp phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ, tiếp theo là mục đích giúp hình thành thái độ tích cực cho trẻ về hoạt động KPKH cũng chiếm tỉ lệ 77,5%. Một nửa trong số các giáo viên (50%) cho rằng việc thiết kế trò chơi có mục đích giúp trẻ vui chơi, thư giãn, thay đổi hoạt động, sáng tạo cho trẻ.
Từ đó ta nhận thấy, tất cả giáo viên đều cho rằng việc thiết kế và sử dụng trò chơi mới cho trẻ trong hoạt động KPKH có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên vẫn chưa nhận thức đầy đủ những mục đích quan trọng của nó. Các giáo viên nhận thức chưa đồng đều và chưa thực sự đưa ra ý kiến riêng khác của mình. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong hoạt động KPKH.cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.