Mục đích thiết kế

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc đề tài

3.3. Mục đích thiết kế

Đối với trẻ MG, chơi là hoạt động chủ đạo. Trò chơi nó chi phối hầu hết cuộc sống của trẻ. Thông qua trò chơi trẻ phát triển nhận thức về môi trường xung quanh, nhận thức được bản chất, cuộc sống xung quanh trẻ nói chung.

Những trò chơi sưu tầm và thiết kế là một trong những trò chơi hấp dẫn, trẻ rất thích thú, hăng hái tham gia. Mỗi tiết học muốn đạt hiệu quả cao thì phần tổ chức trò chơi là rất quan trọng, thông qua trò chơi giáo viên sẽ đánh giá được khả năng, mức độ tiếp thu của trẻ đối với bài học đó như thế nào, trẻ đã nắm được mục đích yêu cầu cần đạt hay chưa? Cho nên để tiết dạy sôi nổi, hứng thú hơn thì việc giáo viên thiết kế những trò chơi nhằm phục vụ cho bài học là một việc cần thiết. Bởi vì mỗi trường, mỗi lớp mức độ nhận thức, tình trạng thể chất của trẻ là khác nhau, cho nên khi giáo viên lựa chọn, thiết kế những trò chơi phù hợp với đặc điểm riêng của từng lớp thì hiệu quả mà tiết học mang lại rất cao. Khi thiết kế những trò chơi có rất nhiều mục đích mang lại. Trước hết sẽ làm phong phú trò chơi cho trẻ, như chúng ta đã biết cái gì càng mới lại càng hấp dẫn trẻ, vì vậy mà khi tham gia vào những trò chơi này thì sẽ chơi như thế nào? Mình được phép làm gì và không làm gì?

Việc vận dụng các trò chơi KPKH về TGĐV giúp trẻ có một số hiểu biết về các loài động vật xung quanh trẻ, giúp trẻ biết tên gọi của nó là gì, nó có đặc

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 62

điểm gì, nó có ích lợi và tác hại ra sao, môi trường sống của chúng như thế nào và thậm chí là trẻ sẽ biết phân loại các loài động vật ra với nhau. Giúp trẻ biết quan tâm, bảo vệ chăm sóc các loài động vật, từ đó có những hành động nên làm và nhận ra những hành động không nên làm đối với các loài động vật. Thông qua các hoạt động trong các trò chơi giúp trẻ phát triển các giác quan, các bộ phận, phát triển vận động cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm xã hội cho trẻ.

Thiết kế trò chơi KPKH về TGĐV nhằm hình thành và củng cố tinh thần đoàn kết và tính đồng đội cao ở trẻ. Ngoài ra qua trò chơi trẻ còn thỏa mãn được tính tò mò, ham hiểu biết và sự hiếu động của trẻ. Khi chơi trò chơi, trẻ thấy mình đang vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi nhưng thực chất là trẻ đang lĩnh hội kiến thức mà cô cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh nhất. Tuy vậy không phải TCHT nào cũng mang lại sự hào hứng cho trẻ khi tham gia. Bởi trò chơi đã quá quen thuộc hoặc nhàm chán với trẻ rồi thì khiến trẻ không còn hứng thú nữa, nên đòi hỏi TCHT đặc biệt các trò chơi của chủ đề động vật tạo ra cho trẻ cảm giác mới lạ, kích thích được tính tò mò, năng động ở trẻ thì mới thu hút được trẻ vào hoạt động. Chính vì vậy mà trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ chúng tôi đã luôn mong muốn rằng các cô giáo mầm non phải luôn học hỏi và tìm hiểu để từ đó thiết kế một số trò chơi KPKH về TGĐV trong trường mầm non tương đối phù hợp với trẻ để vừa nhằm củng cố, chính xác hóa kiến thức vừa cho trẻ một cách hữu ích lại đem đến cho trẻ sự sảng khoái trong khi học. Giúp trẻ đạt được kết quả cao trong các giờ học tìm hiểu, KPKH về TGĐV lứa tuổi MG lớn trong các trường mầm non. Việc thiết kế trò chơi KPKH về TGĐV này có những mục đích nhất định nhằm giúp trẻ khối lớp MG lớn có những biểu tượng về TGĐV, giúp cho các cô giáo khối lớp MG lớn có thêm các trò chơi để lựa chọn đưa vào chương trình học cho trẻ lớp MG lớn sao cho phù hợp, giúp trẻ vừa học vừa chơi gây hứng thú với giờ học.

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 63

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 67 - 69)