Cơ sở đề xuất quy trình thiết kế

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 69 - 75)

8. Cấu trúc đề tài

3.5.1. Cơ sở đề xuất quy trình thiết kế

Thiết kế trò chơi KPKH về TGĐV là một việc làm quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Trò chơi KPKH về TGĐV là một trong những trò chơi có yêu cầu cao về tính chính xác và tính khoa học. Do đó, việc thiết kế nó cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, kĩ càng và theo một quy trình rõ ràng, khoa học.

Việc thiết kế trước hết phải bảo đảm tính mục đích giáo dục là nhằm hình thành, rèn luyện hay củng cố.

a. Dựa vào mục đích KPKH về TGĐV

Mục đích của trò chơi là hướng tới mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục đích của hoạt động KPKH về TGĐV nói riêng, vì vậy các yếu tố của trò chơi cần hướng đến việc làm cho vốn biểu tượng của trẻ ngày càng đầy đủ, chính xác và khái quát hơn. Vì thế, nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động chơi phải

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 64

đòi hỏi trẻ phải tập trung, hứng thú và huy động các thao tác tư duy để giải quyết nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra cho trẻ.

b. Dựa vào bản chất quá trình nhận thức động vật của trẻ 5 – 6 tuổi

Việc thiết kế và sử dụng trò chơi đòi hỏi phải phù hợp với quá trình nhận thức động vật của trẻ MG 5 – 6 tuổi. Trò chơi phải được sắp xếp từ dễ đến khó, theo trình độ phát triển biểu tượng động vật của trẻ, từ những đặc điểm đặc trưng đến sự phân nhóm, phân loại động vật, trò chơi phải kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ và có ý nghĩa giải quyết vấn đề đặt ra.

c. Dựa vào cấu trúc của TCHT

Các trò chơi KPKH được thiết kế phải có cấu trúc gồm đủ 3 thành phần chính đó là: Nhiệm vụ chơi, hành động chơi và luật chơi.

(1) Nhiệm vụ chơi hay còn gọi là nhiệm vụ học tập, nó là thành phần cơ bản của trò chơi, nó khêu gợi ở trẻ sự hứng thú, tính tích cực, lòng ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, ...

(2) Hành động chơi đó là hệ thống thao tác nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra, nhưng phải tuân thủ những quy định của luật chơi.

(3) Luật chơi là những quy định bắt buộc người chơi phải tuận thủ trong khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức

Ngoài ra chúng ta còn dựa trên những kết quả của việc điều tra thực trạng thiết kế trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của giáo viên mầm non.

3.5.2. Quy trình thiết kế

Việc thiết kế trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chịu sự quy định của thành phần cấu trúc của TCHT, bao gồm các bước sau:

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 65 Sơ đồ 3.1. Quy trình thiết kế trò chơi KPKH về TGĐV

3.5.2.1. Bước 1: Xác định tên trò chơi

Bất kì một trò chơi nào cũng có tên gọi nhất định. Đó là yếu tố đầu tiên thu hút người chơi đến với trò chơi. Vì thế tên gọi của trò chơi thường đơn giản, dễ hiểu, gợi lên sự vui vẻ và hướng vào nhiệm vụ nhận thức, phù hợp với nội dung chơi và khêu gợi trẻ mong muốn, khao khát được tham gia vào trò chơi.

Ta có thể đặt tên cho trò chơi theo chủ đề chơi, theo tính chất hành động chơi, theo nhiệm vụ nhận thức hay theo luật chơi... Thông thường thì tên gọi của trò chơi luôn ẩn chứa nhiệm vụ nhận thức của trò chơi đó. Ví dụ trò chơi “Bịt mắt bắt con vật” thì nhiệm vụ của trẻ là bịt mắt lại và chọn 1 con vật có sẵn trong rổ và đoán tên con vật đó. Cũng có thể tên gọi của trò chơi được đặt theo một câu hiệu lệnh trong trò chơi, như trò chơi “Gọi đúng tên con vật”.

Tóm lại, tên gọi của các trò chơi cần phải thu hút được sự chú ý của trẻ, dễ nhớ và phản ánh được nội dung hay một tính chất nào đó của trò chơi.

3.5.2.2. Bước 2: Xác định nhiệm vụ nhận thức

Nhiệm vụ nhận thức hay còn gọi là nhiệm vụ học tập là nét đặc trưng của TCHT, mỗi trò chơi đều chứa đựng một nhiệm vụ nhận thức nào đó. Ở trường mầm non, nhiệm vụ nhận thức thường do giáo viên xác định mục đích của bài học, nội dung chương trình giáo dục, dựa trên cơ sở đặc điểm nhận thức của trẻ.

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 66

Nhiệm vụ nhận thức của các trò chơi KPKH về TGĐV chính là sự cụ thể hóa của các nội dung biểu tượng động vật. Tương ứng với hệ thống các trò chơi, ví dụ hệ thống trò chơi củng cố tri thức tên gọi thì các trò chơi sẽ hướng tới tên gọi của các con vật. Hệ thống trò chơi củng cố tri thức về cấu tạo, đặc điểm bên ngoài thì yêu cầu trẻ phải nắm được cấu tạo và đặc điểm bên ngoài các con vật, đặc điểm hình dáng, màu sắc, ... Trò chơi củng cố tri thức về chức năng và nhu cầu thì trẻ phải biết được ích lợi, tác hại của động vật đó và nơi sống của chúng hay trẻ phải biết được con vật đó ăn gì để sống, ... Trò chơi củng cố tri thức về cách chăm sóc và bảo vệ thì trẻ phải biết được cách chăm sóc và bảo vệ con vật hay khi tham gia trò chơi trẻ thể hiện được hành động chăm sóc. Trò chơi củng cố tri thức về sự phân loại thì trẻ phải phân biệt được các loài động vật: động vật nuôi trong gia đình, động vật sống dưới nước, động vật sống trong rừng, côn trùng – chim.

Mỗi một trò chơi trong nhóm được triển khai bởi nhiều nhiệm vụ nhận thức, thông thường nhiệm vụ nhận thức được thể hiện rõ ở tên gọi của mỗi trò chơi.

3.5.2.3. Bước 3: Xác định các hành động chơi

Hành động chơi là hệ thống thao tác, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra. Đó là những hành động trẻ thực hiện trong khi chơi. Trong trò chơi, hành động chơi càng phong phú, nhiều hình thức bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều và bản thân trò chơi càng lí thú bấy nhiêu.

Hành động chơi trong các trò chơi là các loại hành động: các kiểu vận động, so sánh, đố và đoán, tạo nhóm, ... Trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi cũng có thể sử dụng các loại hành động chơi trên, tùy thuộc vào mục đích, nội dung cụ thể của từng trò chơi, có các loại hành động chơi như:

(1) Vận động của trẻ trong các trò chơi: Vận động là nhu cầu, là nguồn vui hứng thú của trẻ. Nó giúp trẻ nhận thức về động vật ngày càng phong phú, chính xác và khái quát hơn. Với trẻ MG 5 – 6 tuổi, các vận động trong trò chơi thường là vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy, bắt, ... ), vận động phối hợp (phối hợp tay –

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 67

mắt, chân tay), vận động sáng tạo (những vận động mà trẻ bộc lộ cảm xúc, tượng trưng biểu tượng động vật bằng vận động theo cách riêng).

(2) Hành động so sánh: Đây là loại hành động cần thiết để hình thành và phát triển biểu tượng động vật. Ví dụ như so sánh giữa 2 con vật để tìm ra đặc điểm cấu tạo chung. Để thực hiện được các nhiệm vụ này, trẻ phải quan sát thật kĩ đối tượng, ghi nhớ đặc điểm để tìm ra những điểm khác và giống nhau của các đối tượng hay giữa các lần quan sát.

(3) Hành động đố và đoán: hành động này giúp thỏa mãn trí tò mò, nhu cầu giao tiếp và tìm hiểu về thế giới xung quanh của trẻ. Ví dụ: cho trẻ quan sát một con vật thật, hoặc tranh ảnh và yêu cầu trẻ nói về con vật đó: hình dáng, màu sắc, ... Để kiểm tra vốn biểu tượng động vật của trẻ, người lớn có thể tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi. Cũng có thể sử dụng hình thức câu đố để lựa chọn những trẻ được tham gia vào trò chơi.

(4) Hành động giấu, tìm, tạo nhóm: Giáo viên có thể cho tìm các con vật... theo yêu cầu như con vật nào hay canh gác nhà, gáy ò ó o, ... các bạn có thẻ giống nhau sẽ vào một nhóm. Hay cho trẻ chơi tranh loto, tranh so hình về các con vật.

(5) Hành động bắt chước: Trẻ rất thích chơi trò chơi bắt chước, mô phỏng hành động của mọi người xung quanh. Việc thể hiện bắt chước hành động, lời nói, trạng thái xúc cảm, ... sẽ kích thích hứng thú của trẻ bởi nó thỏa mãn những mong muốn vươn tới cuộc sống thực hằng ngày, nó thúc đẩy trẻ tham gia vào trò chơi. Vì thế, giáo viên có thể tận dụng lợi thế này để đưa vào trò chơi các hành động bắt chước một cách hợp lí nhằm kích thích hứng thú cho trẻ.

(6) Hành động tháo lắp, chắp ghép: Để làm chính xác biểu tượng động vật ở trẻ cần lựa chọn nội dung, hình ảnh, cách thức, vật liệu tháo lắp, chắp ghép thích hợp với trẻ MG 5 – 6 tuổi. Nội dung tháo lắp, chắp ghép cần thể hiện mối quan hệ giữa biểu tượng động vật trẻ đã biết, đã có kinh nghiệm với những cái trẻ

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 68

chưa biết: làm thiếu thừa đặc điểm nổi bật của động vật, ghép các bộ phận con vật lại với nhau, ... đảo lộn vị trí cấu tạo của động vật thành nhiều mảnh.

3.5.2.4. Bước 4: Xác định luật chơi

Luật chơi là những quy định bắt buộc người chơi phải tuân thủ trong khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Nó được coi là tiêu chuẩn để đánh gia hành động đúng và sai. Luật chơi là yếu tố cơ bản của trò chơi, luật chơi quy định người chơi phải làm gì, làm như thế nào trong một trò chơi. Luật chơi trong các trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được xác định tùy thuộc vào mục đích của hoạt động KPKH về TGĐV. Để làm phong phú biểu tượng động vật cho trẻ cần hướng trẻ những yêu cầu liệt kê không lặp lại các đặc điểm của đối tượng... Để làm chính xác hóa biểu tượng động vật yêu cầu trẻ thực hiện các hành động tri giác tỉ mỉ, phân tích, tổng hợp, miêu tả và trải nghiệm trực tiếp. Để khái quát hóa biểu tượng động vật cho trẻ cần hướng trẻ tới các quy định về cách phân nhóm, lựa chọn, trả lời nhanh câu hỏi.

Các trò chơi hình thành biểu tượng động vật có thể vận dụng một cách linh hoạt các dạng luật chơi trên, để tạo ra sự liên tục của hành động chơi. Luật chơi cũng có những luật cấm và những luật này giáo dục tính kiềm chế cho trẻ. Những luật chơi này cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành động chơi đúng hay sai. Nên luật chơi cần tỉ mỉ, chi tiết, hướng tới thực hiện cách thức quy định hành động chơi.

3.5.2.5. Bước 5: Chuẩn bị đồ chơi

Đồ chơi là dụng cụ, là phương tiện để tiến hành trò chơi KPKH về TGĐV. Đồ chơi được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của trẻ trong trò chơi. Đồ chơi tạo điều kiện cho trẻ tích cực hành động với đối tượng, kích thích trẻ tư duy, làm giàu biểu tượng động vật cho trẻ. Đồ chơi được lựa chọn với số lượng và kiểu loại khác nhau tùy thuộc vào mục đích, nội dung các biểu tượng động vật, hành động chơi và luật chơi. Để biểu tượng của trẻ trở nên khái quát, đồ chơi không cần quá nhiều và phải phản ánh

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 69

được những nét đặc trưng của đối tượng. Vì thế, đồ chơi có thể là tranh ảnh, mô hình, ... những cần diễn tả được biểu tượng mang tính trọn vẹn, hoàn chỉnh.

3.5.2.6. Bước 6: Hướng dẫn cách chơi

Sau khi đã thiết kế được một trò chơi với đầy đủ các thành phần, cấu trúc, giáo viên dự kiến các cách chơi. Cách chơi đó phải phù hợp với mục đích trò chơi KPKH về TGĐV, nội dung biểu tượng động vật, hành động chơi, đồ chơi, hình thức chơi, ... Cách chơi cần phải hướng dẫn một cách rõ ràng và tỉ mỉ để trẻ dễ dàng tiếp thu cách mình sẽ chơi trong trò chơi đó với những luật chơi nhất định. Nếu đa số trẻ chưa hiểu rõ cách chơi thì buộc giáo viên phải là người điều chỉnh lại sao cho phù hợp với khả năng của trẻ hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)