Hướng dẫn sử dụng hệ thống trò chơi

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 93 - 116)

8. Cấu trúc đề tài

3.7. Hướng dẫn sử dụng hệ thống trò chơi

Việc hướng dẫn trò chơi có một ý nghĩa to lớn, giúp cho trò chơi được diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, việc hướng dẫn trò chơi cần phải điều khiển được hoạt động chơi của trẻ. Có một số trò chơi có luật chơi khó thì trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không thể tự mình tiến hành TCHT, không thể thực hiện chủ đề chơi bằng những hành động chơi theo đúng nội dung và qui tắc của trò chơi. Vì thế giáo viên là người khởi xướng và tham gia trò chơi cùng trẻ, có thể hướng dẫn trò chơi thông qua vai chơi, qui tắc chơi.

Trò chơi KPKH về TGĐV cũng vậy, ở lứa tuổi lớn, đối với trò chơi mới nhưng khi trẻ đã quen, giáo viên giới thiệu các trò chơi và để trẻ tự chọn và tham gia vào trò chơi, giáo viên là người gợi ý, đề nghị hoặc tạo ra các tình huống để dẫn dắt trẻ vào trò chơi. Ở đây, điều quan trọng là giáo viên phải biết khêu gợi hứng thú của trẻ đối với trò chơi, khêu gợi nguyện vọng muốn được chơi.

Để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật thì giáo viên cần tiến hành theo các bước cơ bản sau:

- Giới thiệu tên trò chơi: Có hai cách để giáo viên giới thiệu tên trò chơi là giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.

(1) Giới thiệu trực tiếp: Giáo viên nêu ra ngay tên trò chơi cho trẻ biết, ví dụ với trò chơi “Bịt mắt bắt con vật” cô giới thiệu ngay, bây giờ chúng ta sẽ chơi trò chơi “Bịt mắt bắt con vật”, ... Việc giới thiệu trực tiếp sẽ không làm mất thời gian, không làm trẻ phải hồi hộp chờ đợi lâu. Tuy nhiên, cách giới thiệu này lại không kích thích được trí tò mò và sự suy nghĩ của trẻ.

(2) Giới thiệu gián tiếp: Thay vì nói ra ngay tên trò chơi, giáo viên có thể sử dụng những câu đố, những lời kể, những lời mô tả hoặc những tình huống để dẫn dắt trẻ đến với trò chơi. Với những trò chơi mới, cô có thể tạo tình huống để dẫn dắt trẻ đến với trò chơi, chẳng hạn như cách dẫn dắt trẻ vào trò chơi “Đoán tên, tìm họ hàng”.

Cô đàm thoại với trẻ: “Ở nhà các con có nuôi con vật gì không? Vậy các con thích con vật nào nhất? Thế con có thường xuyên cho chúng ăn không?

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 88

Ngoài những con vật đó ra thì các con còn biết con vật nào khác nữa? Hôm nay chúng ta cùng xem cô có những con vật nào nữa đây nhé !”.

Với những trò chơi trẻ đã được chơi, cô có thể mô tả lại một vài hành động chơi, luật chơi... và yêu cầu trẻ nhớ tên trò chơi. Cách giới thiệu gián tiếp mất nhiều thời gian hơn nhưng lại kích thích được trí tò mò và buộc trẻ phải tích cực suy nghĩ.

- Giới thiệu nhiệm vụ chơi: Sau khi giới thiệu tên trò chơi, giáo viên đưa ra nhiệm vụ chơi cho trẻ. Thường thì có hai cách để giáo viên đưa ra nhiệm vụ chơi với trẻ:

(1) Một là: có thể đưa ra từng phần của nhiệm vụ và trình tự hành động để đi đến giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Hướng này giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ tương đối phức tạp, song trẻ thực hiện một cách máy móc.

(2) Hai là: Giao cho trẻ toàn bộ nhiệm vụ, cô gợi ý có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau, khuyến khích sáng kiến của trẻ. Hướng này tạo điều kiện cho trẻ tự do hanh động theo cách suy nghĩ của mình nên nó thúc đẩy trí thông minh của trẻ phát triển manh mẽ.

- Giới thiệu luật chơi: Khi đưa ra luật chơi, với trò chơi mới, cô giới thiệu luật chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng, sinh động và không nhất thiết phải nhắc đi nhắc lại luật chơi. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cô có thể cho trẻ nhắc lại luật chơi đồng thời cho trẻ tự kiểm tra luật chơi, xem các bạn có vi phạm luật hay không?

- Hướng dẫn trẻ cách chơi: Cô phổ biến cho trẻ cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng và tuần tự theo từng bước. Với những trò chơi mới, giáo viên có thể nhắc lại một vài lần cách chơi và kết hợp chơi mẫu cho trẻ xem. Với trò chơi cũ, cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và chơi thử, cô quan sát để điều chỉnh cách chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi:

Sau khi đã phổ biến với trẻ tất cả các yếu tố của trò chơi, cô cùng trẻ triển khai các nhóm chơi theo ý thích của trẻ và tùy vào điều kiện chơi và số lượng trẻ chơi. Cô là người điều khiển, gợi ý, giúp đỡ trẻ chơi, tạo điều kiện

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 89

cho trẻ thể hiện sáng kiến, tính độc lập. Bên cạnh đó, bằng việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt luật chơi, giáo viên đánh giá được những hành vi không đúng trong trò chơi.

Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên nên điều chỉnh nhịp điều chơi, đưa ra những hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát. Các hiệu lệnh thường gặp trong các trò chơi của trẻ là: “Bắt đầu”, “Kết thúc”, “1, 2, 3”... Nhịp điệu chơi nhanh hay chậm, lặng lẽ hay sôi nổi, gấp gáp hay nhẹ nhàng phụ thuộc vào mục đích khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ. Chẳng hạn để làm chính xác hóa biểu tượng động vật thì nhịp điệu hơi chậm. Để làm phong phú biểu tượng động vật nhịp điệu nhanh hơn. Giáo viên theo dõi, động viên, khuyến khích, gợi ý giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi và giữ đúng tốc độ chơi thích hợp. Với những trò chơi mang tính tập thể, cô nên tổ chức dưới hình thức thi đua giữa cá nhân trẻ với nhau, giữa các tập thể trẻ với nhau để tăng thêm hứng thú cho trẻ.

Tùy thuộc vào nhu cầu, hứng thú, khả năng và mức độ hình thành biểu tượng động vật của trẻ mà giáo viên tổ chức các trò chơi với số lần lặp lại nhưng các mức độ yêu cầu khác nhau, với sự thay đổi về nhiệm vụ chơi, luật chơi, đồ chơi, ... để tăng độ khó, tạo ra một diện mạo mới và sức hấp dẫn mới cho trò chơi.

Như vậy, giáo viên vừa là người chơi cùng trẻ, vừa là người hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi, cách đánh giá. Khi trẻ đã biết chơi, cô gợi ý để trẻ tự chơi tiếp. Khi nhận thấy trò chơi không còn thu hút được hứng thú của trẻ thì giáo viên cần dẫn dắt trẻ chuyển sang trò chơi khác.

Để các TC phát huy hiệu quả một cách tối đa. Giáo viên cũng cần biết cách phối hợp sử dụng trong các hình thức hoạt động khác nhau của trẻ ở trường mầm non. Mỗi một hình thức hoạt động có đặc trưng và ưu thế riêng nên giáo viên cần biết khai thác để lựa chọn các TC thích hợp để đưa vào sử dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả. Và những trò chơi mà chúng tôi thiết kế có thể sử dụng trong những hình thức hoạt động khác nhau. Chẳng hạn: Hoạt động học tập là hoạt động đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý, vì vậy giáo viên nên lựa chọn những TC có nội dung

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 90

hấp dẫn, sinh động. Ví dụ có thể chọn TC “Bịt mắt bắt con vật”, “ Là con gì?”, “ Vì sao bạn biết”,.. Hoạt động vui chơi: Một số góc chơi thích hợp để đưa các trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ chơi như góc tạo hình và góc học tập, góc toán,..Có thể sử dụng một số trò chơi như: “Tìm chỗ sai”, “Còn thiếu cái gì?”, “Thức ăn của ai”, ... Ở đây, giáo nên chọn cho trẻ chơi những TC tĩnh để không làm ảnh hưởng đến các nhóm chơi khác. Hoạt động ngoài trời: Ra ngoài trời, trẻ được thoải mái, tự do vận động và tận hưởng không gian nên sẽ rất thích hợp để tổ chức cho trẻ chơi các TC có vận động, vui nhộn và có yếu tố thi đua. Ví dụ: TC “ Đội nào nhanh hơn”, “Con thích, cô thích”, “ Đúng đúng – sai sai”, ...

Bên cạnh đó để phát huy tính hiệu quả của trò chơi trong quá trình tổ chức chúng ta cần phải lưu ý không nên rập khuôn một cách máy móc, những trò chơi mà chúng tôi thiết kế sẽ là tài liệu tham khảo cho GVMN, tuy nhiên giáo viên có thể thay đổi nội dung và một số yếu tố của trò chơi cho phù hợp với khả năng KPKH của trẻ, phù hợp với từng vùng miền, cơ sở vật chất của trường học, ... Khi tổ chức các TC, giáo viên cần chú ý tạo ra các mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Giáo viên giúp trẻ dễ dàng hiểu được luật chơi, cách chơi, tự nguyện tham gia chơi với những vị trí, vai trò khác nhau, tùy theo kinh nghiệm của trẻ, tránh gò bó, áp đặt trẻ. Hướng dẫn trẻ chơi cần phù hợp với sự phát triển của trẻ, tạo ra các tình huống kích thích tính tích cực và sáng tạo ở trẻ. Cô giáo cũng cần dành thời gian thỏa đáng để mọi trẻ được tham gia chơi. Tuy nhiên, nếu thời gian quá kéo dài hoặc lặp đi lặp lại một trò chơi sẽ gây sự nhàm chán, mất hứng thú ở trẻ.

Những trò chơi mà chúng tôi thiết kế cũng có thể sử dụng ở gia đình, bố mẹ hoặc anh chị em có thể tổ chức cho trẻ chơi, chẳng hạn như TC “Tìm hình” với cách chơi và luật chơi khá dễ dàng, chỉ cần in những tấm ảnh về các con vật cùng nhóm và khác nhóm, sau đó xếp ra cho trẻ chơi phân loại hoặc tìm con vật khác nhóm. Và TC “Bạn hãy đoán xem”, cho trẻ chơi bằng cách giả tiếng con vật cho trẻ đoán tên, hỏi trẻ môi trường sống cũng như lợi ích của con vật đó, ... Ngoài ra, trẻ cũng có thể tự chơi với nhau những trò chơi có luật chơi đơn giản, chẳng hạn TC “Là con gì?”, “Con gì biến mất?”...

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 91

* TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Thiết kế các trò chơi KPKH về TGĐV được chúng tôi xây dựng trên cơ sở lí luận và thực tiễn, có sự kế thừa và bổ sung được thể hiện rõ thông qua nội dung trò chơi. Những trò chơi mà chúng tôi thiết kế được triển khai theo đúng cấu trúc của trò chơi KPKH về TGĐV, việc thay đổi và phát triển mỗi yếu tố đều góp phần tạo ra sự mới mẻ cho trò chơi.

Trên cơ sở các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi đã nêu trên, một hệ thống trò chơi đã được thiết kế gồm 26 trò chơi được chia thành 6 nhóm dựa vào nội dung biểu tượng động vật, cụ thể:

(1) Nhóm trò chơi củng cố tri thức về tên gọi

(2) Nhóm trò chơi tri thức về đặc điểm bên ngoài của đối tượng (3) Nhóm trò chơi về nhu cầu, môi trường sống của động vật (4) Nhóm trò chơi về lợi ích và tác hại của động vật

(5) Nhóm trò chơi về sự phát triển, chăm sóc và bảo vệ (6) Nhóm trò chơi về sự phân loại các động vật

Các trò chơi được thiết kế theo hướng mở, hệ thống trò chơi trên không chỉ sử dụng cho trẻ MG lớn mà còn có thể sử dụng cho các trẻ độ tuổi khác tùy theo mức độ chơi trong trò chơi. Và người giáo viên phải linh hoạt trong vấn đề đó cũng như phát huy tối đa vai trò, sức sáng tạo của mình không chỉ trong việc thiết kế mà còn trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ chơi.

Thông qua khóa luận này, chúng tôi hi vọng những trò chơi do chúng tôi thiết kế cũng một phần nào đó có thể giúp giáo viên có thể sưu tầm và có thêm ý tưởng mới để thiết kế ra được nhiều trò chơi hơn nữa, đáp ứng nhu cầu và hứng thú của trẻ. Nhờ đó các biểu tượng động vật của trẻ được phát triển, chính xác hóa hơn.

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trò chơi nói chung và trò chơi KPKH về TGĐV nói riêng là phương thức hữu hiệu giúp trẻ nhận thức và vận dụng những kiến thức, kĩ năng cần thiết, là con đường nhanh nhất để trẻ nhận thức về thế giới xung quanh. Trong đó, trò chơi thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của người chơi để giải quyết các tình huống xảy ra trong trò chơi nhằm đạt được nhiệm vụ nhận thức nhất định. Nó có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi chứ không gò bó, phù hợp với đặc điểm của trẻ MG “Học mà chơi, chơi mà học”.

Những kết quả nghiên cứu lí luận, thực trạng về thiết kế trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy: Nghiên cứu thiết kế và sử dụng trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là cần thiết. Thực trạng cho thấy thiết kế và sử dụng trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ 5 – 6 tuổi có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Bên cạnh đó vẫn có những yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế trò chơi của giáo viên. Đồng thời giáo chúng ta cũng thấy rõ hơn các mức độ mà giáo viên lựa chọn nội dung, nguyên tắc thiết kế trò chơi cũng như sử dụng trò chơi trong các hình thức tổ chức hoạt động. Để từ đó đề ra cái xu hướng thiết kế và sử dụng trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ 5 – 6 tuổi phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay.

Lí thuyết và thực trạng thiết kế và sử dụng trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc, nội dung, mục đích, yêu cầu khi thiết kế trò chơi này. Và tất nhiên, cách thiết kế này phải hấp dẫn, bằng cách phải phù hợp với nội dung biểu tượng động vật, với điều kiện đồ dùng đồ chơi của lớp. Thiết kế trò chơi phải đa dạng bằng cách xác định, lựa chọn các yếu tố của trò chơi phù hợp. Thiết kế trò chơi phải song song với việc sử dụng nó. Nếu giáo viên sử dụng trò chơi KPKH về TGĐV đúng phương pháp thì sẽ kích thích trẻ phát triển tư duy, tính kiên trì, sự hứng thú và tích cực của trẻ được rèn luyện.

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 93

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và khảo sát thực trạng ở chương 2, chúng tôi tiến hành thiết kế một số trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trong mỗi trò chơi KPKH về TGĐV gồm các phần:

(1) Mục đích

(2) Chuẩn bị

(3) Luật chơi (4) Cách chơi

Bên cạnh đó, chúng tôi còn nêu ra cách hướng dẫn sử dụng hệ thống trò chơi KPKH cho trẻ nói chung và trò chơi KPKH về TGĐV mà chúng tôi thiết kế nói riêng, để từ đó giáo viên có thể dễ dàng hơn trong quá trình sử sử dụng và tổ chức cho trẻ chơi, hệ thống trò chơi đó làm tư liệu cho GVMN và là một phần giúp các giáo viên có thêm ý tưởng để thiết kế nhiều trò chơi hơn cho trẻ.

2. Kiến nghị sư phạm

Qua quá trình nghiên cứu từ cơ sở lí luận đến thực tiến cùng với việc thiết kế hệ thống trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, chúng tôi cũng đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân. Qua thực trạng nhận thức và thiết kế trò chơi cho trẻ, để phát huy mặt mạnh, giảm một số hạn chế còn tồn tại, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

1. Các nhà giáo dục mầm non cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo về cách thức thiết kế và sử dụng trò chơi KPKH về TGĐV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

2. Các giáo viên dạy MG 5 – 6 tuổi, các bậc phụ huynh cần tăng cường giúp trẻ tích lũy biểu tượng động vật trong các hoạt động giáo dục đa dạng. Phải luôn luôn sáng tạo ra những trò chơi mới, hấp dẫn, thú vị để lôi cuốn, thu hút trẻ vào trò chơi.

3. Nhà trường cần tăng cường, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cập nhật kiến

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 93 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)