Nghĩa của việc cho trẻ MG –6 tuổi khám phá khoa học về thế

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.5. nghĩa của việc cho trẻ MG –6 tuổi khám phá khoa học về thế

uống; lau bể cá, ...

Các hình thức trên đều nhằm đạt được mục đích chung, tuy nhiên mỗi hình thức có một vai trò, chức năng riêng và nó có những ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Do đó mà giáo viên cần phải nắm vững và kết hợp các hình thức trên sao cho nhịp nhàng, cân đối, hỗ trợ cho nhau nhằm phát triển ưu điểm và hạn chế nhược điểm trong quá trình tổ chức cho trẻ MG 5 – 6 tuổi KPKH về TGĐV.

1.2.5. Ý nghĩa của việc cho trẻ MG 5 – 6 tuổi khám phá khoa học về thế giới động vật động vật

Động vật giữ vị trí rất quan trọng trong môi trường tự nhiên hữu sinh. Nó là nguồn nguyên liệu quý giá để tạo ra các sản phẩm công nghiệp, dược liệu, thực phẩm và các giá trị vật chất khác để thỏa mãn nhu cầu của con người. Động vật còn là một trong những nhân tố để tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên. Thế giới động vật được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, văn hóa và các mục đích tự nhiên khác. Con người có vai trò rất lớn trong việc duy trì số lượng và sự đa dạng động vật. Do vậy, con người cần có tri thức về động vật.

Những tri thức đầu tiên đơn giản về tự nhiên hữu sinh nói chung và động vật nói riêng được con người tiếp thu từ nhỏ. Ở trường mầm non, quá trình nhận thức và tích lũy kinh nghiệm về động vật của trẻ được tiến hành một cách có hệ thống nhằm giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng quan trọng. Tổ chức cho trẻ quan sát động vật nuôi trong góc tự nhiên, vườn trường, tham quan trang trại, công viên, chăm sóc động vật, làm đồ chơi, TCHT... là các biện pháp giáo dục được thực hiện ở trường mầm non.

Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với động vật, các nhà giáo dục không chỉ giúp trẻ lĩnh hội tri thức về nó, mà còn dạy trẻ cách quan tâm, chăm sóc chúng. Việc kích thích trẻ mọi lứa tuổi hứng thú và yêu thích động vật nhằm giáo dục thái độ đúng cho trẻ đối với động vật và phát triển ở chúng những tình

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 21

cảm đạo đức thẩm mĩ nhằm tạo ra động cơ hành động tích cực ở trẻ trong quan hệ với động vật (giúp đỡ, bảo vệ, quan tâm, chăm sóc, ... )

Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp và thường xuyên đến trẻ, kích thích xúc cảm ở chúng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, với khả năng nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế của trẻ về tự nhiên đã ảnh hưởng đến việc giáo dục thái độ đúng cho trẻ đối với các yếu tố tự nhiên. Để tri thức về tự nhiên trở thành điều kiện phát triển mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại của các xúc cảm, tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ thì cần có sự giúp đỡ của các nhà giáo dục. Nếu cùng một lúc với việc quan sát khía cạnh thẩm mĩ của đối tượng, giáo viên đưa ra các yêu cầu về hành vi đạo đức thì sự đánh giá về đạo đức và thẩm mĩ được kết hợp và thống nhất hình thành các chuẩn đạo đức thẩm mĩ. Theo mức độ lĩnh hội của trẻ, có thể đánh giá mức độ hình thành tình cảm đạo đức và tình yêu thiên nhiên ở trẻ. Làm thế nào để thái độ xúc cảm đối với tự nhiên được phát triển thành tình cảm đạo đức thẩm mĩ? Làm sao cho hứng thú và tình yêu động vật biến thành hành động thực tế? Làm thế nào để giáo dục trẻ hứng thú với tất cả các đối tượng là động vật (không chỉ các đối tượng hấp dẫn, dễ tiếp xúc như chó, mèo, chim, thỏ, ... mà cả các đối tượng không hấp dẫn như ếch, nhái, ruồi... )? Đó là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với động vật. Động vật chính là một bộ phận của môi trường xung quanh mà trẻ cần được tìm hiểu và khám phá. Làm quen với động vật là hoạt động mà trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá để thỏa mãn nhu cầu, khát khao, hiểu biết của trẻ, để từ đó có thái độ, hành động tích cực, phù hợp để tác động vào chúng.

Qua quá trình khám phá về các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ được trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng, điều đó làm thõa mãn tính tò mò, lòng ham hiểu biết, kích thích và nuôi dưỡng hứng thú của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa bước vào thế giới rộng lớn hơn. Thông qua hoạt động này, trẻ được trực tiếp thao tác, hành động, hoạt động với đối tượng, trẻ được thử và sai, được sử dụng các giác quan để khám phá nhờ đó mà các quá trình tâm lí: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng... được rèn luyện, phát triển. KPKH về TGĐV góp phần

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 22

hình thành ở trẻ những biểu tượng đúng đắn về các loài động vật như tên gọi, đặc điểm, thuộc tính, tính chất và mối liên hệ... Hoạt động này đặt ra nhiều nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi trẻ phải giải quyết. Trẻ phải suy nghĩ tìm lời giải đáp, tìm phương án giải quyết... Do đó tính độc lập, chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống kiến thức đúng đắn về TGĐV giúp trẻ hoạt động có hiệu quả trong các trò chơi, hoạt động tạo hình, lĩnh hội các biểu tượng toán sơ đẳng... Và chính những đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ và sự phát triển của các động vật mà trẻ thu nhận được là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)