Trò chơi về nhu cầu, môi trường sống của động vật

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc đề tài

3.6.3. Trò chơi về nhu cầu, môi trường sống của động vật

Trò chơi 11: Rung chuông là có kẹo

a. Mục đích: Trẻ biết môi trường sống các loài động vật: động vật nuôi trong gia đình, động vật sống dưới nước, động vật sống trong rừng, ...

Rèn khả năng phân tích cho trẻ

b. Chuẩn bị: Power point trò chơi. Chuông

c. Luật chơi: Trẻ nghe câu hỏi và trả lời. Nếu trả lời đúng cô thưởng kẹo, nếu sai sẽ mất lượt chơi để trả lời câu hỏi tiếp theo.

d. Cách chơi: Cô giới thiệu trò chơi với trẻ: “Các bạn có thích ăn kẹo không? Nếu thích chúng ta sẽ tham gia một trò chơi nhé, trò chơi có tên là Rung chuông là có kẹo”.

Cô đặt chuông ở giữa lớp và cho trẻ ngồi thành hình chữ U. Cô giới thiệu trò chơi với trẻ: “ Các bạn sẽ được nghe các câu hỏi, dựa vào nội dung câu hỏi để đoán tên con vật, ai có câu trả lời sẽ chạy lên và rung chuông. Sau khi rung chuông, bạn sẽ nói nơi ở của con vật đó và về chỗ ngồi đợi đáp án của cô”. Tiếp theo, cô sẽ là người cho trẻ xem đáp án, nếu đúng trẻ đó sẽ được thưởng kẹo, nếu sai sẽ mất lượt chơi ở câu hỏi tiếp theo. Cứ thế trò chơi tiếp tục ở các câu hỏi còn lại.

Trò chơi 12: Đi tìm động vật

a. Mục đích: Trẻ biết được môi trường sống của động vật: nuôi trong nhà, ở

dưới nước hay ở trong rừng. Rèn kĩ năng hợp tác với bạn bè

b. Chuẩn bị:

Giáo viên giới thiệu cho trẻ biết về 3 môi trường sống của động vật: dưới nước, trên mặt đất, trên không.

c. Luật chơi: Mỗi đội không được lặp lại con vật đã nói. Nếu lặp lại hoặc

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 77 d. Cách chơi: Mỗi đội là 1 môi trường sống. Các đội thi nhau tìm những

con vật ứng với môi trường sống mà đội mình đang đảm nhận. Cụ thể: + Đội 1 là đội dưới nước

+ Đội 2 là đội trên bờ + Đội 3 là đội trên trời

Giáo viên chia lớp thành 3 đội ở 3 góc sao cho 3 đội nhìn thấy mặt nhau (hình tam giác). Để trò chơi thêm sinh động, giáo viên nên cho các trẻ cặp vai nhau. Mỗi lần đến lượt cả đội mình thì cả đội cùng nhau vừa lắc mông vừa đọc.

Ví dụ:

Đội 1: “Cá bơi, cá bơi – Dưới nước gọi trên bờ”. Đội 2: “Bò đi, bò đi – Trên bờ gọi trên trời”.

Đội 3: “ Cò bay, cò bay – Trên trời gọi dưới nước”.

Trò chơi 13: Con này ăn gì?

a. Mục đích: Củng cố hiểu biết của trẻ về thức ăn của các con vật

b. Chuẩn bị:

Các bức tranh con vật và các loại thức ăn: cỏ, thịt, lúa, gạo, sữa, cá, ...

c. Luật chơi:

d. Cách chơi: Có thể cho trẻ chơi cá nhân hoặc nhóm.

Cô phát một tờ giấy, trong đó có hình vẽ con vật và thức ăn của chúng và yêu cầu trẻ nối hình con vật với thức ăn của chúng. Có thể tiến hành dưới nền nhạc trong vòng 2 phút, dưới hình thức thi đua: Ai tìm đúng và xong trước thì thắng.

Lưu ý:

Trò chơi này có thể thay đổi nhiệm vụ, nhận thức để củng cố hiểu biết của trẻ về mối quan hệ mẹ - con, ích lợi từ sản phẩm làm ra từ các loài động vật.

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 78

Trò chơi 14: Sống ở đâu?

a. Mục đích:

Giúp trẻ tập quan sát nơi sống của những con vật quen thuộc

Tập phối hợp tay và mắt

b. Chuẩn bị: Một số con vật quen thuộc bằng bìa cứng: chim, voi... Tranh

ảnh nơi sống tương ứng của những con vật này. Vòng nhảy cho mỗi đội c. Luật chơi: Mỗi đội sẽ nhảy qua các vòng và lên chọn con vật gắn vào môi trường sống của con vật đó. Mỗi lần mỗi bạn chỉ được chọn 1 con vật và gắn. Hết thời gian đội nào gắn đúng được nhiều sẽ chiến thắng.

d. Cách chơi:

Chơi từng cá nhân hoặc theo nhóm. Cô sẽ chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ mỗi đội sẽ là lên chọn những con vật và gắn vào môi trường sống của con vật đó. Cùng quan sát, sau đó tìm và đặt cho đúng mỗi con vật vào môi trường sống của nó. Bạn đầu tiên sẽ nhảy qua các vòng và chơi sau đó chạy về chạm tay bạn tiếp theo, cứ như vậy cho đến hết thời gian. Thi xem ai làm đúng, đội nào thực hiện nhanh sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi 15: Thức ăn của ai?

a. Mục đích: Trẻ biết được thức ăn của các động vật quen thuộc

b. Chuẩn bị: Hình ảnh các con vật và thức ăn vẽ và cắt bằng xốp, bảng dán, đường ziczac

c. Luật chơi: Mỗi trẻ phải vượt qua chướng ngại vật là một con đường ziczac, mỗi trẻ chỉ được chọn 1 loại thức ăn và gắn lên bảng

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đội là đi qua con đường ziczac và tìm thức ăn cho các con vật được dán sẵn trên bảng. Khi chọn được thức ăn cho con vật đó thì chạy về đập tay bạn tiếp theo lên chơi. Cứ như thế đến khi hết bài nhạc thì kiểm tra kết quả.

SVTH: Võ Thị Tường Vy Trang 79

Trò chơi 16: Bé làm việc tốt

a. Mục đích: Củng cố tên con vật và môi trường sống của các con vật đó:

trên cạn, dưới nước. Phát triển khả năng quan sát và trí nhớ của trẻ.

b. Chuẩn bị: Power poin về trò chơi:

Hình ảnh các con vật hoàn chỉnh và bị cắt thành nhiều mảnh

Hinh ảnh môi trường sống của con vật

c. Luật chơi: Trẻ tìm và ghép đúng các mảnh ghép để tạo thành hình một con vật hoàn chỉnh. Trẻ chọn và nói được môi trường sống của con vật

d. Cách chơi:

Cô tạo tình huống với trẻ, bằng cách cho trẻ nghe tiếng kêu của các con vật và cho trẻ đoán tên các con vật. Cô tiếp tục trò chuyện với trẻ: “Cô và các con cùng nhau có một trò chơi để giúp các bạn động vật nha, trò chơi có tên là Bé làm việc tốt”.

Cô giới thiệu cách chơi với trẻ: “Ở đây, cô có rất nhiều hình về các bạn động vật, nhưng chúng đã bị cắt đi thành nhiều mảnh, bây giờ các con hãy giúp các bạn chọn các mảnh ghép để ghép lại thành một hình hoàn chỉnh nhé”. Sau khi đã ghép xong hình các con vật hoàn chỉnh, cô yêu cầu trẻ tìm môi trường sống của chúng bằng cách chọn 1 trong 3 bức hình: hình trên cạn, hình dưới nước và hình trên trời. Cô kiếm tra kết quả cho trẻ bằng cách chọn tấm hình trẻ chọn, hình đúng sẽ nghe thấy tiếng vỗ tay, hình sai sẽ bị biến mất.

Một phần của tài liệu Khóa luận thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)