Trong những năm qua, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất như:
Theo Trần Thị Thủy (2015) tại thành phố Thái Nguyên thông qua cơ chế “một cửa” liên thông đã rút ngắn thời gian so với quy định của Pháp luật đất đai. Tổng số chuyển nhượng QSD đất đã đăng ký trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 là 16.629 hồ sơ với tổng diện tích chuyển nhượng là 6.822.698,5 m2 nhưng phân bố không đồng đều giữa các năm và các đơn vị phường, xã. Thị trường chuyển nhượng QSD đất diễn ra sôi động nhất tại các phường trung tâm thành phố, số lượng hồ sơ tăng nhiều nhất vào năm 2013 với 6751 hồ sơ.
Đặng Đức Huy (2019), Giai đoạn từ năm 2014 - 2018 toàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có tổng số 11.293 trường hợp chuyển quyền sử dụng đất với 3 hình thức chuyển nhượng, tặng cho và thừa kế, với diện tích 340,2 ha. Công tác chuyển quyền sử dụng đất ở Uông Bí đảm bảo theo đúng trình tự pháp luật, đáp ứng nhu cầu người dân. Cán bộ quản lý cấp huyện và các xã, phường hiểu biết tốt về các quy định chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.
Phan Thế Mỹ (2015), Đánh giá hiệu quả công tác chuyển nhượng, thừa
quản lý đất đai- trường Đại học kinh tế Quốc Dân. Luận văn đã làm rõ hơn cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, phân tích rõ những yếu tố tác động đến hiệu quả chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho trên địa bàn huyện Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đồng thời trình bày thực trạng công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất một các cụ thể.
Trần Minh Nam (2015), Đánh giá công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2014”; Luận văn thạc sỹ
quản lý đất đai, trường Đại học Nông nghiệp đã nghiên cứu và đánh giá tác động của công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phủ Lý giai đoạn 2012 -2014, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý cũng như sử dụng đất của địa phương. Luận văn lý giải tầm quan trọng của quản lý đất đai. Tác giả phân tích, đánh giá tình hình công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Lê Duy Thụ và Trần Quốc Khánh (2016), Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam từ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và một số địa phương ở nước ta, Tạp chí KT&PTSố177 (II),trang 23-111 đã
phân tích đặc trưng về quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới và một số địa phương ở nước ta, đúc rút những bài học về quản lý đất đai của đất nước trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Nguyễn Thị Thu Hồng (2000), "Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của vương quốc Thụy Điển", Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Hợp tác Quốc tế và Khoa học Công nghệ, Hà Nội. Tác giả đã đưa ra
được những vấn đề về chính sách sử dụng đất đại của vương quốc Thủy Điển và tình hình sử dụng đất đai của đất nước này trong những năm 1990 đến 1999, đồng thời tác giả đã có những so sánh đánh giá sự tương quan về chính sách
đất đai với một số nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tác giả chưa đánh giá được những chính sách này so với chính sách đất đai của Việt Nam trong cùng thời kỳ, nên chưa có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Bùi Tuấn Anh, Nguyễn Đình Bồng, Đỗ Thị Tám (2013), Một số yếu tố tác động đến quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11, số
5 nêu lên thực trạng quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đặc thù trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, phân tích các yếu tố tác động đến quá trình quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, Luận văn còn tham khảo một số bài viết trên các website, các trang báo mạng nhằm thu thập những thông tin đa chiều, phong phú về vấn đề công tác quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, bổ sung vào luận văn những cách nhìn nhận mới mẻ, phù hợp với xu thế thời đại.