Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Thụy Phú và xã Đại Thắng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyệ phú xuyên thành phố hà nội (Trang 83 - 87)

- Công nghiệp Trung ương 52,8 229,9 188,6 Cơ cấu trong CN TTCN 19,2 41,0 22,

3.3.3.Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Thụy Phú và xã Đại Thắng

2 Giá trị tăng thêm CN-XD 111,7 74,4 493,9 16,

3.3.3.Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Thụy Phú và xã Đại Thắng

và xã Đại Thng

a) Kết quả thực hiện các tiêu chí

Mặc dù trước khi có đề án xây dựng nông thôn mới xã Đại Thắng xuất phát điểm thấp nhất trong huyện Phú Xuyên chỉ với 1/19 tiêu chí đạt so với Bộ tiêu chí Quốc gia. Tuy nhiên sau 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Đại Thắng đã đạt 18/19 tiêu chí và chỉ còn 01 tiêu chí chưa hoàn thành theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra đến năm 2013. Có được kết quả đó là do xã Đại Thắng là một trong 19 xã điểm của thành phố Hà Nội. Do vậy, công tác chỉ đạo, giám sát và đầu tư vốn được thành phố, huyện và lãnh đạo xã đặc biệt quan tâm.

Đối với xã Thụy Phú khi có đề án xây dựng nông thôn mới đã đạt được 5/19 tiêu chí là xã đứng thứ 4 về số tiêu chí đạt được. Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện chỉ có 9/19 tiêu chí đạt. Và được đánh giá là một trong 3 xã thực hiện đạt kết quả thấp nhất trong huyện. Thậm chí có 02 tiêu chí (điện và văn hóa) không đạt so với năm 2010. Với tiến độ như vậy thì xã Thụy Phú so với kế hoạch đặt ra (năm 2015) theo Bộ tiêu chí quốc gia là không thể đạt được.

Điều đó cho thấy, công cuộc xây dựng nông thôn mới phải là một quá trình liên tục, bền bỉ và cần sự phối hợp của rất nhiều cấp, ngành, nhiều lĩnh vực. Việc xuất phát điểm của mỗi vùng nông thôn là rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nếu không có sự theo dõi chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện sẽ dẫn đến việc không thực hiện được các tiêu chí như kế hoạch đã đề ra. Thực tế đã cho thấy có một số tiêu chí đã đạt chuẩn nếu không được quan tâm đầu tư đúng có thể bị dưới tiêu chuẩn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73

b) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch sản xuất của 2 xã

Theo nội dung của đồ án quy hoạch Nông thôn mới của 2 xã được phê duyệt và thực tế thì đã đáp ứng được những tiêu chí đề ra và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Đối với quy hoạch sản xuất: Các xã đã hoàn thành xong công tác dồn điền đổi thửa và đã giao ruộng cho nông dân theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Nhưng khó khăn ở đây các vùng sản xuất theo quy hoạch chưa được hình thành, một số vùng chuyển đổi sang mô hình VAC đang thực hiện, còn một số vùng quy hoạch trồng các loại cây khác còn chậm, có vùng chưa thực hiện được.

Quy hoạch về phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã bố trí đủ diện tích thực tế, xã Đại Thắng đã xây dựng cơ bản xong các chỉ tiêu về nhóm này (Còn tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa đang chờ bổ sung ngân sách nhưng đã bố trí đủ diện tích xây dựng), xã Thụy Phú do điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội hạn chế hơn so với các xã khác, nguồn vốn cho nên việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gặp nhiều khó khăn. Các công trình đã xây dựng được là nguồn đầu tư chủ yếu là ngân sách của cấp trên.

c) Về công tác dồn điền đổi thửa

Mặc dù công tác dồn điền đổi thửa không phải là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc dồn điền đổi thửa có tác động rất lớn đến các tiêu chí như: quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa, quy hoạch phát triển hạ tầng , kinh tế và tổ chức sản xuất… Do vậy mà hầu hết các xã đều rất quan tâm đến công tác này.

Sau khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất theo Luật Đất đai năm 2003. Xã Đại Thắng đã tổ chức 02 đợt dồn điền đổi thửa (1998, 2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Qua công tác dồn điền đổi thửa đã tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh kết hợp với cứng hóa kênh mương, đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng rất thuận lợi cho thâm canh sản xuất. Từ năm 2010, đã đưa nhiều giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và đưa phương tiện vào sản xuất như gieo mạ bằng khay, cấy lúa bằng máy(đạt 50% diện tích sản xuất), tạo ra các vùng chuyển đổi như khu vực sản xuất trang trại, vùng sản xuất lúa kết hợp với thả cá nuôi vịt nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất ngày càng cao cho nhân dân. Công tác dồn điền đổi thửa đã tạo ra quỹ đất công ích do UBND xã quản lý phục vụ cho xây dựng các công trình công cộng của xã (đường, trường học, mở rộng trụ sở UBND xã, trạm y tế, sân thể dục thể thao,...), quy hoạch các quỹ đất giãn dân, đấu giá quyền sử dụng đất vừa cải thiện nhà ở cho nhân dân và tạo nguồn vốn, vốn đối ứng để xây dựng nông thôn của xã (về đấu giá: xã đã tổ chức 3 đợt đấu giá thành công, diện tích 7.250 m2).

Đối với xã Thụy Phú đến đầu năm 2014 mới triển khai công tác dồn điền đổi thửa theo Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được phê duyệt, cho nên việc dồn điền đổi thửa chậm đã ảnh hưởng đến mời gọi đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất (xã chưa tổ chức được phiên đấu giá nào). Trong đồ án quy hoạch nông thôn mới của xã đã phát sinh một số hạng mục đang đề xuất được điều chỉnh như: quy hoạch bãi rác, nghĩa trang, mở rộng khu đấu giá quyền sử dụng đất,..

Điều đó một lẫn nữa khẳng định vai trò của công tác dồn điền đổi thửa đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

d) Về phát triển ngành nghề và giải quyết việc làm

Xã Đại Thắng có rất nhiều ngành nghề như: dệt trã, nặn tò he, nghề cơ khí, dệt bông,... rất phát triển đã thu hút hàng nghìn lao động trong và ngoài xã, đã giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, nhất là lúc nông nhàn. Do vậy thu nhập của các hộ gia đình ngày càng cao đã đạt theo Bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

Tiêu chí quốc gia (khu vực đồng bằng sông Hồng) và số hộ nghèo đã giảm. Đối với xã Thụy Phú không có làng nghề truyền thống, người dân chủ yếu sống vào nghề nông nghiệp là chủ yếu vì vậy việc huy động người dân góp của vào một số hạng mục công trình gặp rất nhiều khó khăn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát triển các ngành nghề và giải quyết công ăn việc làm không chỉ là hệ quả của xây dựng nông thôn mới mà còn là điều kiện tiên quyết để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được mục tiêu đề ra.

g) Nguồn vốn

Xã Đại Thắng được Thành phố chọn là 1/19 xã điểm theo Quyết định số 6319/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội, nguồn vốn đảm bảo đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia, thành phố, huyện là rất lớn; được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhiều gia đình đã hiến đất, tiền, công lao động đã góp phần hoàn thành tiến độ xây dựng nông thôn mới của xã.

Đối với xã Thụy Phú tỷ lệ cứng hóa giao thông ngõ xóm, giao thông nội đồng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân. Từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới đến 6/2014: Xây dựng được 01 Trường mầm non thôn Đại Gia, tổng số kinh phí 5.306.000.000 đồng. Nguồn kinh phí được phân bổ theo đầu tư phát triển hàng năm của thành phố; đường trục thôn, xóm mới được cứng hóa 0,986 km, đường giao thông nội đồng, kênh mương đã đào đắp nhưng chưa có kinh phí để cứng hóa chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, có thể khẳng định nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn vốn cần đồng bộ và hợp lý giữa vốn đầu tư của Nhà nước, vốn huy động từ dân và vốn từ các nhà đầu tư về cơ cấu và hạng mục đầu tư. Trong đó nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đóng vai trò

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

quan trọng đối với các công trình dự án công cộng, vốn từ các nhà đầu tư đóng vai trò quan tọng trong các dự án phát triển kinh tế xã hội. Vốn từ dân sẽ đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững.

3.4. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyệ phú xuyên thành phố hà nội (Trang 83 - 87)