- Công nghiệp Trung ương 52,8 229,9 188,6 Cơ cấu trong CN TTCN 19,2 41,0 22,
2 Giá trị tăng thêm CN-XD 111,7 74,4 493,9 16,
3.2.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Phú Xuyên giai đoạn 2010-
2010-2014
Sau 3 năm thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Phú Xuyên cho thấy: nhìn chung công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện tương đối tốt. Có xã từ chỗ chỉ đạt được 1/19 tiêu chí (xã Đại Thắng) đến nay đã cơ bản đạt được 18/19 tiêu chí. Cụ thể được trình bày trong bảng 3.9, bảng 3.10 và phần phụ lục.
a) Lập quy hoạch xây dựng Nông thôn mới
Công tác quy hoạch của các xã đã chia làm 2 giai đoạn ( trừ xã Đại Thắng là xã điểm của thành phố Hà Nội, thực hiện xong tháng 11/2010), giai đoạn 1 có 14 xã được phê duyệt 6/2011 và 11 xã còn lại được phê duyệt 10/2011. Nội dung của Đồ án quy hoạch được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BXD-BTNMT-BNNPTNT đã tập trung theo hướng phát huy các lợi thế của từng xã; quy hoạch của mỗi xã được làm rõ vùng sản xuất lúa, vùng trồng rau và cây màu trong đó có rau an toàn; vùng trồng cây ăn quả; vùng trồng hoa; vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư; vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển trang trại, đồng thời quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp làng nghề tập trung; điểm dân cư nông thôn và trung tâm xã. Đến ngày 4/11/2012, UBND huyện phê duyệt xong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
quy hoạch của các xã đảm bảo tiến độ Thành phố quy định.
Bảng 3.11. Kết quả xây dựng nông thôn mới (đến 6/2014) huyện Phú Xuyên theo Bộ Tiêu chí Quốc gia
STT Tên xã Mức độđạt theo các tiêu chí Tỷđạ lệ tiêu chí t (%)
Đạt Chưa đạt 1 Đại Thắng 18 1 95% 2 Tri Thủy 10 9 53% 3 Bạch Hạ 9 10 47% 4 Quang Lãng 11 8 58% 5 Minh Tân 9 10 47% 6 Hồng Minh 11 8 58% 7 Phượng Dực 12 7 63% 8 Tri Trung 12 7 63% 9 Văn Hoàng 13 6 68% 10 Phú Túc 12 7 63% 11 Hoàng Long 12 7 63% 12 Quang Trung 14 5 73% 13 Nam Triều 16 3 84% 14 Tân Dân 12 7 63% 15 Sơn Hà 12 7 63% 16 Chuyên Mỹ 13 6 68% 17 Phúc Tiến 10 9 53% 18 Vân Từ 11 8 58% 19 Đại Xuyên 10 9 53% 20 Phú Yên 10 9 53% 21 Châu Can 11 8 58% 22 Văn Nhân 16 3 84% 23 Thụy Phú 9 10 47% 24 Hồng Thái 12 7 63% 25 Nam Phong 10 9 53% 26 Khai Thái 14 5 74%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
b) Xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội
- Giao thông: Đã bê tông hóa đường trục xã 35,968 km, kinh phí 150 tỷ 622,8 triệu đồng; đường thôn, xóm 65,7 km bằng 80 tỷ 089,5 triệu đồng; đường trục chính nội đồng 55,9 km bằng 40 tỷ 700 triệu đồng và dải đá cấp phối 51km, kinh phí 8 tỷ 587 triệu đồng. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tiêu chuẩn của Bộ giao thông vận tải: 01 xã (Đại Thắng) đạt; 16 xã cơ bản đạt chiếm 61,5%; còn 9 xã chưa đạt, chiếm 34,6%. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật: có 1 xã đạt là xã Đại Thắng; các xã khác cơ bản đạt. Tỷ lệ đường ngõ sạch và không lầy lội vào mùa mưa: có 8 xã đạt, chiếm 30,7%; các xã còn lại cơ bản đạt. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện: Xã Đại Thắng cơ bản đạt, các xã còn lại đạt từ 0-23%; so với tiêu chí chưa đạt.
- Thủy lợi: Được tập trung cải tạo, đã xây dựng mới và nâng cấp 04 trạm bơm; kiên cố hóa được 10 km kênh mương; khối lượng đào đắp thủy lợi nội đồng được 6,81 triệu m3 đã đảm bảo tưới tiêu chủ động 100% diện tích đất nông nghiệp. Có 5 xã đạt bằng 20%, còn 20 xã chưa đạt.
- Điện nông thôn: Hệ thống lưới điện nông thôn được cải tạo nâng cấp cơ bản cấp đủ điện phục vụ sản xuất dân sinh với tổng kinh phí 42 tỷ đồng. Xây dựng được 22 trạm biến áp với tổng kinh phí 21 tỷ 956 triệu đồng; sửa chữa, nâng cấp 22 công trình với tổng mức đầu tư 8 tỷ 668 triệu đồng. Toàn huyện có11 xã cơ bản đạt tiêu chí, chiếm 42%; 12 xã đạt từ 50 đến dưới 70% chiếm 46% theo tiêu chí; còn lại 3 xã đạt dưới 50% so với tiêu chí.
- Trường học: Tỷ lệ trường học mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia so với tiêu chí đến nay có 13/88 trường bằng 14,8%; năm 2013 đã đầu tư xây dựng xong 4 trường chuẩn đang chờ thành phố nghiệm thu đánh giá gồm: mầm non Vân Từ; tiểu học Hồng Minh, tiểu học Nam Triều; THCS Phúc Tiến; riêng xã Đại Thắng cơ bản đạt. Số trường đạt chuẩn thấp là do trong những năm qua huyện tập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
trung giải quyết xóa lớp học nhờ, học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp. Mặt khác là huyện có nguồn thu ngân sách thấp, kinh phí đầu tư hàng năm đều phải trình Thành phố hỗ trợ vì vậy rất khó khăn trong phấn đấu xây dựng tiêu chí trường đạt chuẩn.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Nhà Văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL: chưa đạt. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa: đạt 74% (có 117/158 thôn và cụm dân cư có nhà văn hóa). Tỷ lệ thôn có khu thể thao đạt quy định của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch: cơ bản đạt. Xã có 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Văn hóa, thể thao và du lịch: có 14 xã đạt tiêu chí về văn hóa.
- Chợ nông thôn: 24 xã chưa đạt, xã Đại Thắng cơ bản đạt.
- Bưu điện: Có 26/26 xã có điểm bưu chính viễn thông và mạng truy cập internet, 158/158 thôn, cụm dân cư đã có điểm cung cấp dịch vụ internet, so với tiêu chí 100% số xã đạt tiêu chí.
- Nhà ở dân cư: Toàn huyện đã xóa 502 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện 26/26 xã không có nhà tạm, nhà dột nát, so với tiêu chí cơ bản đạt; tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng đạt 84,3%, đạt so với tiêu chí.
c)Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: 26/26 xã so với tiêu chí cơ bản đạt
- Về phát triển kinh tế nông nghiệp: Huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, mô hình sản xuất tập trung như: gieo sạ lúa 120 ha, sản xuất lúa ứng dụng biện pháp thâm canh cải tiến SRI 250 ha, gieo mạ khay cấy bằng máy. Huyện đã tăng cường đầu tư chuyển giao ứng dụng khoa học – công nghệ từ năm 2011 đến năm 2013 với tổng kinh phí là 5 tỷ 625 triệu đồng, trong đó năm 2011 là 385 triệu đồng (kinh phí là 5 tỷ 625 triệu đồng, hỗ trợ chuyển đổi mô hình sản xuất 30 triệu đồng); năm 2012 hỗ trợ kinh phí đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp 1 tỷ 066 triệu đồng; năm 2013 kinh phí hỗ trợ mua máy cấy 3 tỷ 690 triệu đồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
- Phát triển công nghiệp – TTCN: Với lợi thế của một Huyện có rất nhiều làng nghề, những năm vừa qua Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Xuyên luôn chăm lo phát triển làng nghề truyền thống, đến nay có 100% số làng có nghề, 38 làng được công nhận là làng nghề theo tiêu chí Thành phố, 32 làng đạt 2 tiêu chí. Trong đó có những làng nghề đặc trưng như khảm trai ở xã Chuyên Mỹ, nặn tò he ở Xuân La xã Phượng Dực, ngoài ra còn có các làng nghề tiêu biểu khác như may comple ở Vân Từ, đóng giầy da ở Phú Yên, đan cỏ tế xuất khẩu ở Phú Túc, đồ gỗ cao cấp ở Tân Dân, Văn Nhân, nghề cơ khí ở Đại Thắng, dệt lưới chã ở xã Quang Trung…lao động làm việc trong các làng nghề chiếm 33% lao động chính ở nông thôn.
d). Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- Về giáo dục: 26/26 xã so với tiêu chí đạt. Tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt so với tiêu chí. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (Phổ thông, Bổ túc, học nghề) chiếm 97%, đạt so với tiêu chí.
- Văn hóa: Xã có 70% số thôn trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL: có 14 xã đạt tiêu chí về văn hóa gồm: Đại Thắng, Tân Dân, Chuyên Mỹ, Quang Trung, Phú Túc, Hoàng Long, Tri Trung, Văn Nhân, Hồng Thái, Nam Triều, Sơn Hà, Châu Can, Khai Thái, Hồng Minh.
- Về môi trường: Phối hợp với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội lắp đặt 2.500 thiết bị lọc nước cho các hộ gia đình chính sách. Có 25/26 xã xây dựng được khu tập kết rác thải đạt 96%; 100% số thôn, cụm dân cư đều thành lập tổ thu gom rác thải. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia: đạt 97,81%, so với tiêu chí cơ bản đạt. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường: so với tiêu chí chưa đạt. Không có các hoạt động về suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp: so với tiêu chí cơ bản đạt. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch: so với tiêu chí chưa đạt. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định: so với tiêu chí chưa đạt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
e) Tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị: 26/26 xã đạt so với tiêu chí
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển cán bộ được quan tâm. Năm 2012 và 2013 mở 02 lớp trung cấp lý luận chính trị cho 218 học viên; mở 04 lớp đối tượng đảng cho 400 quần chúng ưu tú; 03 lớp chính trị xã hội phổ thông cho 298 đảng viên mới, 11 lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ chuyên đề của đảng, chính quyền, MTTQ và các ngành đoàn thể cho 2.115 học viên; tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng đảng cho trên 700 các đồng chí cấp ủy viên từ huyện đến cơ sở.
* Tổng hợp kết quả tại các xã đối chiếu với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đạt được như sau:
- Trên địa bàn huyện đến nay mới chỉ có 03 xã đạt 75% đến 95% (từ 16-18 tiêu chí) số tiêu chí đã đạt được đó là xã: Đại Thắng, Nam Triều, Văn Nhân. Và có 20 xã có trên 50% số tiêu chí đã đạt được và cơ bản đạt. Trong đó có 4 xã đạt từ 13 -14 tiêu chí là các xã: Quang Trung, Khai thái, Văn Hoàng, Chuyên Mỹ. Có 7 xã đạt 12 tiêu chí là các xã: Sơn Hà, Hồng Thái, Tri Trung, Phượng Dực, Phú Túc, Hoàng Long, Tân Dân. Có 9 xã đạt từ 10 -11 tiêu chí là các xã: Quang Lãng, Hồng Minh, Châu Can, Vân Từ, Đại Xuyên, Phúc Tiến, Phú Yên, Nam Phong, Tri Thủy. Chỉ còn 3 xã đạt mới đạt được 9 tiêu chí là các xã: Thụy Phú, Minh Tân, Bạch Hạ.
- Trong 10 tiêu chí chưa đạt, tiêu chí Chợ nông thôn hộ nghèo chiếm tỉ lệ lớn nhất với 25/26 xã không đạt. 9 tiêu chí còn lại tập trung vào nhóm tiêu chí: hạ tầng kinh tế- xã hội và Văn hóa- xã hội- Môi trường.
Trong đó: Giao thông: 24/26 xã chưa đạt (có 2 xã đạt: Đại Thắng, Nam Triều). Về Thủy lợi: 23/26 xã (có 3 xã đạt: Đại Thắng, Phượng Dực, Văn Nhân). Về điện: 13/ 26 xã (có 13 xã đạt). Về Trường học: 20/26 xã (có 6 xã đạt). Về Cơ sở vật chất văn hóa: 24/26 xã (có 2 xã đạt: Đại Xuyên, Văn Nhân). Về Chợ nông thôn: 25/26 xã (có Đại Thắng đạt). Về Y tế: 10/26 xã (có 16 xã đạt). Về Văn hóa: 11/ 26 xã (có 15 đạt).
- Về Môi trường: 22/26 xã (có 4 xã đạt: Đại Thắng, Sơn Hà, Văn Hoàng, Nam Triều).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Bảng 3.12. Tổng hợp tình hình thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Phú Xuyên đến 6/2014
TT Tên xã Số tiêu chí đạt Số tiêu chí chưa đạt Tên tiêu chí chưa đạt 1 Quang Lãng 11 8
Giao thông, Thủy lợi, CSVC văn hóa, Chợ, Hộ nghèo, Y tế, Văn hóa, Môi trường
2 Đại Thắng 18 1 CSVC Trường học
3 Hồng Minh
11 8
Giao thông, Thủy lợi, Hộ nghèo, Chợ, Y tế, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Môi trường 4 Sơn Hà
12 7
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo
5 Đại Xuyên
10 9
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Y tế, Văn hóa, Môi trường
6 Hồng Thái
12 7
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Môi trường
7 Tri Trung
12 7
Giao thông, Thủy lợi, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Môi trường
8 Phúc Tiến 10 9
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Văn hóa, Môi trường
9 Phú Yên 10 9
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo,Văn hóa, Môi trường,
10 Văn Hoàng
13 6
Giao thông, Thủy lợi, Trường học, CSVC Văn hóa, Chợ, Hộ nghèo
11 Nam Phong 10 9
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Văn hóa, Môi trường
12 Phượng Dực
12 7
Giao thông, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Văn hóa, Môi trường 13 Nam Triều 16 3 CSVC văn hóa, Thu nhập, Chợ nông thôn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 TT Tên xã Số tiêu chí đạt Số tiêu chí chưa đạt Tên tiêu chí chưa đạt 14 Phú Túc 12 7
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Môi trường
15 Hoàng Long
12 7
Giao thông, Thủy lợi, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Môi trường 16 Châu Can
11 8
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Môi trường 17 Vân Từ
11 8
Giao thông, Thủy lợi, trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Y tế, Văn hóa, Môi trường
18 Minh Tân 9 10
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Y tế, Văn hóa, Môi trường
19 Tri Thủy 10 9
Giao thông, Thủy lợi, Cơ cấu lao động, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Văn hóa, Môi trường
20 Quang Trung
14 5
Giao thông, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Y tế
21 Tân Dân
12 7
Giao thông, Thủy lợi, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Y tế, môi trường
22 Bạch Hạ 9 10
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Y tế, Văn hóa, Môi trường
23 Thụy Phú 9 10
Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Hộ nghèo, Y tế, Văn hóa, Môi trường
24 Chuyên Mỹ
13 6
Giao thông, Thủy lợi, Trường học, CSVC văn hóa, Chợ nông thôn, Môi trường
25 Văn nhân 16 3 Cơ sở VCVH, chợ, môi trường 26 Khai Thái
14 5
Giao thông, CS vật chất văn hóa, Chợ, Thủy lợi, Y tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
3.2.3. Những tồn tại trong công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới tại huyện Phú Xuyên