Tính đến hết năm 2013, Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai diện rộng trên khắp cả nước, bước đầu đã thực hiện và đạt được những kết quả nhất định.
* Về tổ chức, bộ máy triển khai chương trình:
Ở Trung ương: Đã thành lập Ban chỉ đạo, Văn Phòng điều phối Trung ương đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
Ở địa phương: Đến nay đã có 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 100% số huyện đã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện; 100% số xã đã thành lập Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã; Một số xã ngoài việc thành lập Ban quản lý cấp xã còn thành lập Ban phát triển thôn, bản để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo: Có 63 tỉnh thành đã thành lập Văn phòng điều phối theo đúng hướng dẫn của Trung ương; đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số lượng của Văn phòng điều phối do Trưởng ban chỉ đạo quyết định, trong đó Chánh Văn phòng là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên khác là cán bộ hoạt động chuyên trách (chủ yếu là cán bộ Chi cục phát triển nông thôn) và cán bộ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm cấp phòng của các Sở, ngành liên quan.
* Về ban hành văn bản hướng dẫn
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định và 31 Quyết định phục vụ xây dựng nông thôn mới. Các bộ ngành đã ban hành 8 Thông tư hướng dẫn xây dựng nông thôn mới giúp các xã tổ chức thực hiện. Các địa phương đều đã ban hành các Nghị quyết, quyết định để chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc chỉ đạo từ Trung ương hầu như mới chỉ tập trung vào chỉ đạo triển khai chung, chưa chú ý chỉ đạo huyện điểm, xã điểm.
* Về công tác quy hoạch
Đến nay mới có 93% số xã của cả nước hoàn thành quy hoạch chung (trong đó, cao nhất là Bắc Trung Bộ - đạt 99,9%, Đồng bằng sông Hồng đạt 99,6%, Tây Nguyên đạt 92,3%). Nhìn chung, chất lượng công tác quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, những xã (đã làm quy hoạch sản xuất) thì lại thiếu tính kết nối vùng sản xuất hàng hoá. Hiện tượng người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
dân xây dựng vào phần đất (đã quy hoạch) diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2013).
Bên cạnh một số địa phương triển khai mạnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch này như: Tỉnh Vĩnh Phúc 112/112 xã đã duyệt xong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết. Tỉnh Thái Bình 267/267 (100%) số xã đã duyệt xong quy hoạch chung, 80 xã lập xong quy hoạch chi tiết... Cả nước còn ba địa phương có tỷ lệ phê duyệt quy hoạch thấp dưới 10% là Ðiện Biên, Bình Phước 3%. Cá biệt có 139 xã của vùng miền núi phía bắc và Ðông Nam Bộ chưa triển khai công tác quy hoạch. Chất lượng đồ án quy hoạch nhìn chung còn thấp, nhiều xã quy hoạch thiếu đồng bộ, không phù hợp với quy hoạch chung của huyện, của vùng (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương. (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2013).
* Về kết quả thực hiện Chương trình nông thôn mới tại các địa phương
Đến nay đã có 144 xã đạt 19 tiêu chí (chiếm 1,6% tổng số xã); 558 xã đạt 15-18 tiêu chí (chiếm tỷ lệ 6,2%); 3.618 xã đạt 10-14 tiêu chí (40,2%); 4.230 xã đạt 5-9 tiêu chí (47%) và 450 xã đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm tỷ lệ 5%). Với mức độ đạt các tiêu chí như trên thì mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới là rất khó đạt được (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2013).