Hơn ba năm qua với sự chỉ đạo tập trung, tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã đạt được một số kết quả và đúc kết nhiều kinh nghiệm tạo ra bước ngoặt mới làm chuyển biến phong trào xây dựng nông thôn mới. Kết quả triển khai xây dựng nông thôn mới ở 19 xã điểm khá thành công, tạo ra hình hài nông thôn mới rõ nét làm đổi thay bộ mặt nông thôn. Đây thực sự là cuộc vận động lớn tạo sự chuyển biến sâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
sắc về bản chất được các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư hưởng ứng vào cuộc, tạo tiền đề tốt cho bước triển khai mở rộng xây dựng nông thôn mới ra các địa phương. Là công việc mới, khó nhưng 19 xã điểm đã vượt qua những trở ngại lớn về vốn, cơ chế hoàn thành cơ bản yêu cầu về tiến độ, kết quả. Xã Thụy Hương (Chương Mỹ) làm điểm của trung ương đạt 18/19 tiêu chí, xã Song Phượng (Đan Phượng) đạt 17/19 tiêu chí; xã Mai Đình (Sóc Sơn) đạt 16/19 tiêu chí; xã Đại Áng (Thanh Trì) đạt 15/19 tiêu chí; xã Đại Thắng (Phú Xuyên) đạt 18/19 tiêu chí. Đối với 14 xã điểm còn lại đều đạt từ 11 đến 15 tiêu chí là khẳng định sự thành công mặc dù nhiệm vụ rất khó và nặng nề
Đến hết năm 2012, có 19/19 huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã lập xong đề án cấp huyện; 100% số xã lập đề án và tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Toàn Thành phố đã có 161/401 xã cơ bản đạt 10- 19 tiêu chí, trong đó có 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 62 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 87 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí (Ngọc Kỳ và Trịnh Văn Bộ, 2013).
Kết quả nghiên cứu tổng quan về Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho thấy: chương tình xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết trong quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Cho dù là nước công nghiệp phát triển hay nước dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương cần bám sát với điều kiện cụ thể của vùng. Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần có sự chỉ đạo thống nhất, sát sao của lãnh đạo địa phương, sự theo dõi, giám sát và sự ủng hộ của nhân dân. Thực tế việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đang còn rất nhiều vướng mắt. Vì vậy việc nghiên cứu thực tiễn quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các địa phương nhằm rút ra bài học, kinh nghiệm để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước là rất quan trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24