Những tồn tại trong công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới t ại huyện Phú Xuyên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyệ phú xuyên thành phố hà nội (Trang 70 - 73)

- Công nghiệp Trung ương 52,8 229,9 188,6 Cơ cấu trong CN TTCN 19,2 41,0 22,

3.2.3.Những tồn tại trong công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới t ại huyện Phú Xuyên

2 Giá trị tăng thêm CN-XD 111,7 74,4 493,9 16,

3.2.3.Những tồn tại trong công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới t ại huyện Phú Xuyên

a) Về khái toán trong lập Đề án xây dựng nông thôn mới

Tuy đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt, ở một số xã đã cho thấy sự bất cập trong khái toán một số hạng mục, ví dụ như một số xã có đường trục tỉnh, huyện đia qua xã đã đưa luôn vào dự toán trong Đồ án quy hoạch. Sau khi xem xét lại nội dung trên đã phải điều chỉnh lại khái toán (Có xã xuống gần 100 tỷ đồng).

b) Về chỉ tiêu đánh giá các tiêu chí năm 2010

Căn cứ Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN-MT thì giao cho xã là chủ đầu tư lập Đồ án quy hoạch xây dựng, nhưng do năng lực cán bộ cấp xã hạn chế cho nên đều thuê đơn vị tư vấn giúp xã để lập đồ án, xã chỉ định hướng chung. Trong khi đó số lượng đơn vị tư vấn ít, lại đảm nhiệm nhiều xã một thời gian ngắn vì vậy việc đánh giá các tiêu chí chỉ dựa vào số lượng chưa đánh giá đúng chất lượng của từng tiêu chí. Ví dụ như xã Thụy Phú, đánh giá tiêu chí điện đạt, đến năm 2014 lại không đạt, nguyên nhân chính là hệ thống điện hạ áp đã xuống cấp không đảm bảo theo quy định kỹ thuật điện nông thôn (QĐKT-ĐNT 2006); về văn hóa không giữ vững được tỷ lệ các thôn đạt tiên tiến xuất sắc thấp do vậy đến năm 2014 cũng không đạt về tiêu chí này.

c) Về Công tác quy hoạch

Thực tế thì tại huyện Phú Xuyên công tác lập quy hoạch nông thôn mới đang phát sinh nhiều vấn đề. Đầu tiên là việc lựa chọn đơn vị tư vấn, một số đơn vị tư vấn đơn thuần là tư vấn xây dựng - kiến trúc, dẫn đến việc chỉ tập trung vào thiết kế khu trung tâm như trụ sở, trường học, trạm xá, nhà văn hóa mà bỏ qua nhiều hạng mục cần chú trọng khác.

Nhìn nhận vấn đề này, tiêu chí quy hoạch nông thôn mới cần được đặt trong Thông tư 13 liên tịch (Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường). Theo đó, quy hoạch cần phải bao gồm và đạt được thống nhất của 3 quy hoạch là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và quy hoạch công trình kết cấu hạ tầng, khu dân cư để nâng cao đời sống nhân dân.

Với quy hoạch sử dụng đất, vẫn còn tình trạng nhiều đơn vị tư vấn không nắm được đầy đủ nhiệm vụ thực hiện. Kiến trúc sư làm quy hoạch xây dựng chỉ đơn giản là thiết kế tổ chức chung, không có nhiều đơn vị làm được quy hoạch sử dụng đất một cách đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra.

Thực tế, tư vấn quy hoạch xây dựng đang tham gia quy hoạch nông thôn mới với nhiều đơn vị bộc lộ sự thiếu chuyên sâu về bản chất của việc quy hoạch sản xuất. Điều này dẫn đến việc không ít địa phương sẽ gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện “Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Cụ thể có rất nhiều xã đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa đã đề xuất điều chỉnh một số nội dung trong Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, ví dụ như xã Phú Túc có 9 hạng mục trong Đồ án Quy hoạch xây dựng nông mới bao gồm: Đất đấu giá, giãn dân; Nhà văn hóa; Sân thể thao; Đất làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; Đất vệ sinh môi trường; Đất nghĩa trang nghĩa địa; Đất giáo dục- Đào tạo; Đất VAC; Các tuyến đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng.

d)Về phát triển hạ tầng – xã hội

Theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì các hạng mục gồm: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện, nhà ở khu dân cư phải đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng.

Thực tế trong thời gian qua tại huyện nhiều dự án đã được triển khai thực hiện theo Chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng chưa đáp ứng được các Tiêu chí về nông thôn mới. Ví dụ: Dự án xây dựng nhà văn hóa thôn đã được triển khai và hoàn thiện tại mội số xã của khu vực nghiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

cứu. Tuy nhiên các công trình này bố trí thiếu nguồn vốn, các hạng mục để đạt chuẩn nhà văn hóa thôn theo tiêu chí nông thôn mới như không có nhà vệ sinh, không có hàng rào, không có phòng đọc sách...; Một số tuyến đường trục xã đã được triển khai xây dựng nhưng bề rộng mặt đường chỉ đạt khoảng 6-8 m, không có hè đường...; Khảo sát tại một số xã thì chợ nông thôn khó đạt về diện tích tối thiểu 3000 m2, chỉ tiêu xây dựng các công trình trên đất phải đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng.

Cũng trong thời gian qua, nhiều dự án thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới được phê duyệt nhưng chưa được triển khai thực hiện. Ví dụ: Dự án xây dựng tuyến đường trục huyện Thao Chính- Tân Dân (giai đoạn 2), dự án xây dựng nhà văn hóa thôn tại Đồng Tiến, Thái Lai, Cát Bi...đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai hoặc đang ngừng trệ. Nguyên nhân là do thiếu vốn.

e) Về môi trường

Chưa đạt chuẩn về nước sinh hoạt: số hộ tại huyện Phú Xuyên được sử dụng nước sạch là 11%. Để đạt chuẩn thì phải đạt 90% số hộ được dùng nước sạch. Thực tế đã có những dự án nước sạch được triển khai xây dựng từ những năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện như dự án nước sạch tại 5 xã (Hồng Thái, Văn Nhân, Thụy Phú, Nam Phong, Nam Triều), dự án nước sạch xã Hồng Minh phục vụ cho 5 xã (Phượng Dực, Hồng Minh, Tri Trung, Phúc Túc, Hoàng Long). Những dự án nước sạch này hoàn thiện, đưa vào sử dụng sẽ nâng tỷ lệ số hộ, số người dân được dùng nước sạch.

Chưa đạt chuẩn về nước thải, rác thải: Do còn thiếu các công trình xử lý nước thải, rác thải nên môi trường nông thôn huyện Phú Xuyên nói riêng đứng trước nguy cơ ô nhiễm cao do nước thải, rác thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN đan xen trong các khu dân cư. Ở các làng nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường, không khí và nguồn nước do rác thải, nước thải và khói thải đã trở nên bức xúc như ở Chuyên Mỹ, Phú Yên, Phú Túc, Đại Thắng, Văn Nhân....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Tại 26 xã hiện có 138 điểm tập kết rác thải nhưng hầu hết các bãi tập kết rác thải đều chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải còn bất cập. Đến nay mới có khoảng trên 60% chất thải được thu gom và xử lý theo quy định. Để đảm bảo thu gom toàn bộ rác thải chở đi xử lý theo quy định cần phải đầu tư xây dựng thêm các điểm tập kết rác thải ở các thôn và đề nghị Thành phố sớm triển khai dự án khu xử lý rác thải khu vực phía nam Hà Nội tại thôn Lễ Thượng, xã Châu Can.

Vấn đề ô nhiễm môi trường giết mổ gia súc, gia cầm đang xảy ra rất nghiêm trọng tại các xã Tri Thủy, Quang Lãng. UBND thành phố đã có dự án xây dựng nhà máy giết mổ gia súc gia cầm tập trung tại xã Tri Thủy nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai xây dựng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyệ phú xuyên thành phố hà nội (Trang 70 - 73)