Xây dựng Nông thôn mới không phải là quy hoạch ngắn hạn và mà một quốc sách lâu dài. Mỗi nước đều có các giải pháp xây dựng và phát triển nông thôn theo một cách riêng của mình tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
chương trình, kế hoạch để huy động các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững và hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp -nông thôn; nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu.
Với sự thành công của các nước về xây dựng nông thôn mới đã thu lại những kết quả rất to lớn, đó là: có nhiều chính sách được xúc tiến đầu tư cho nông nghiệp (cơ sở hạ tầng thiết yếu, xúc tiến và phát triển ngành chế biến nông sản thực phẩm sau thu hoạch, chương trình nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp,...). Đưa nền sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng và sản lượng của sản phẩm nông nghiệp trong nước; thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển.
Tuy nhiên một số nước đã thành công trong chương trình xây dựng nông thôn mới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan còn đối với Trung Quốc tuy đã có nhiều cố gắng nhưng mô hình nông thôn mới của Trung Quốc chưa được coi là thành công: Khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn đang ngày càng mở rộng ra, còn nhiều vấn
đề cần được giải quyết và cần có thời gian.