Xuất một số giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyệ phú xuyên thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

- Công nghiệp Trung ương 52,8 229,9 188,6 Cơ cấu trong CN TTCN 19,2 41,0 22,

3.4.1.xuất một số giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt

2 Giá trị tăng thêm CN-XD 111,7 74,4 493,9 16,

3.4.1.xuất một số giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt

Theo Đề án xây dựng nông thôn mới của các xã trong huyện được chia làm hai giai đoạn, trong đó 15 xã sẽ hoàn thành năm 2015 và 11 xã hoàn thành vào năm 2020 như vậy rất mâu thuẫn với Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã (giai đoạn 2011-2020) nhất là đối với các xã triển khai trong giai đoạn 1 không hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra. Xây dựng nông thôn mới theo tư tưởng của cán bộ và nhân dân địa phương nguồn vốn để xây dựng là do nguồn ngân sách trên cấp vì vậy một số địa phương còn trong chờ, ỷ lại, không phát huy nội lực của doanh nghiệp, nhân dân trong xã, vì vậy các chỉ tiêu không cần nhiều nguồn kinh phí thì đạt được còn những tiêu chí còn lại rất khó đạt được. Để duy trì và tiếp tục phấn đấu hoàn thành các nội dung tiêu chí cần có một cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể, phù hợp với từng địa phương.

Trong khi đó những năm qua thành phố, huyện tập trung nguồn lực vào xã nào nhiều thì xã đó đạt nhiều tiêu chí, còn các xã không được đầu tư việc xây dựng nông thôn mới rất chậm. Những tiêu chí chưa đạt được là những tiêu chí cần rất nhiều vốn thì mới hoàn thành được. Để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt cần có những giải pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch đầu tư theo giai đoạn và theo tiêu chí đối với nguồn vốn từ phát triển của trung ương, thành phố, huyện không nên đầu tư dàn trải như những năm vừa qua.

- Về tiêu chí giao thông: Đối với các trục đường xã, thôn: Ngoài nguồn vốn đầu tư phát triển ra, huyện, xã có chính sách, cơ chế để thu hút để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư xây dựng. Các trục đường ngõ, xóm huyện động từ nguồn vốn của xã, nguồn vốn của nhân dân đóng góp.

- Về tiêu chí thủy lợi: Ngoài nguồn vốn của thành phố, huyện đầu tư để xây dựng cứng hóa kênh mương, còn việc đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng và nạo vét kênh mương phục vụ tưới tiêu trong sản xuất có nguồn vốn từ thủy lợi phí và huy động nhân lực của nhân dân.

- Về tiêu chí điện nông thôn: Năm 2013 quy hoạch ngành điện đã được phê duyệt, giai đoạn 1 (2013-2015) ngành điện đã đầu tư nâng cấp toàn bộ hệ thống điện trung áp và hạ áp của các xã phía đông huyện, giai đoạn 2 (2016-2018) hoàn thành các xã phía tây huyện Phú Xuyên.

- Về tiêu chí Trường học: Các xã không đạt chủ yếu là cơ sở vật chất trường học. Các trường trung học cơ sở, mầm non cơ bản đạt chuẩn quốc gia, còn các trường tiểu học hầu hết chưa đạt chuẩn vì sau khi quy hoạch các xã dồn các điểm trường về khu vực trường trung học cơ sở, hiện nay các trường đang đầu tư xây dựng.

- Cở sở vật chất văn hóa: các xã đã bố trí đủ diện tích xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động văn hóa thể thao, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn về văn hóa còn thiếu. Để đạt tiêu chí này cần xã hội hóa nguồn vốn (nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp) đóng góp, vì đây là lợi ích chính của cộng đồng nhân dân tại địa phương.

- Chợ nông thôn: theo Đồ án quy hoạch xây dựng nông mới mỗi xã quy hoạch một điểm chợ đạt chuẩn theo quy định và thiết kế của Bộ Khoa học và công nghệ. Trên thực tế tiêu chí này cần được điều chỉnh cho phù hợp nếu không tạo mạng lưới chợ không hợp lý trong vùng. Theo Hướng dẫn số 456/HD/SNN ngày 11/12/2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới thành phố Hà Nội thì đối với các xã có chợ theo quy hoạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì theo quy định của Bộ Khoa học và công nghệ. Đối với những xã không có chợ theo quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ theo quy hoạch nhưng có điểm họp chợ có đủ các công trình: diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, nơi thu gom rác. Căn cứ vào hướng dẫn của Sở Nông nghiệp Hà Nội thì cơ bản các xã đạt.

- Về tiêu chí về hộ nghèo: Tuy công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp quan tâm nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Phú Xuyên còn cao so với tiêu chí đề ra. Sau khi tổng hợp số liệu những xã không đạt được tiêu chí này lại là những xã không có làng nghề truyền thống, những xã thuần nông là chính. Để giải quyết vấn đề này đề nghị:

+ Về sản xuất nông nông nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động; chuyển đổi mô hình các vùng sản xuất, đưa các vùng sản xuất kém hiệu quả sang mô hình VAC, đồng thời hỗ trợ nông dân về giống, kỹ thuật, đầu ra của sản phẩm.

+ Mở các lớp đào tạo nghề cho nông dân từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn. Một số nghề truyền thống của địa phương đang sản xuất phát triển cần mở rộng để thu hút và giải quyết lao động, tạo thu nhập cho người nông dân.

+ Đối với những vùng GPMB phục vụ phát triển công nghiệp, giao trách nhiệm cho doanh nghiệp có kế hoạch giải quyết việc làm cho nhân dân mất đất.

- Về tiêu chí y tế: Các xã không đạt tiêu chí này là tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế thấp. Để đạt được tiêu chí này, cần đẩy mạnh cộng tác tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế, từ trước tới nay việc mua bảo hiểm y tế tự nguyện là việc chưa quen cho nên nhân dân ít quan tâm. Những năm gần đây tỷ lệ người dân tham gia mua bảo hiểm y tế đã tăng dần theo từng năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

- Về tiêu chí Văn hóa: Thực hiện chương trình " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Cần đẩy mạnh công tác tuyên tuyền vận động nhân dân thực hiện đời sống văn hóa khu dân cư. Hàng năm giao chỉ tiêu cho từng thôn, xóm đăng ký xây dựng tiêu chuẩn về văn hóa.

- Tiêu chí về môi trường: Đối với vùng nông thôn tỷ lệ các hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia là rất khó thực hiện. Hiện tại ở Phú Xuyên tỷ lệ người dùng nước sạch đạt 20%, còn lại là dùng nước giếng khoan lọc để sử dụng. Để đạt được tiêu chí này đề nghị thành phố chỉ đạo sớm khởi công các dự án nước sạch như: nhà máy nước sạch Thụy Phú phục vụ cho 5 xã miền đông huyện, nhà máy nước sạch Hồng Minh phục vụ cho 5 xã miền tây huyện Phú Xuyên. Các hoạt động gây suy giảm môi trường có nguy cơ gia tăng, nhất là những làng nghề, cần sớm mở rộng các cụm, điểm làng nghề đã quy hoạch để có điều kiện xử lý tập trung trước khi xả thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyệ phú xuyên thành phố hà nội (Trang 87 - 90)