7. Kết cấu luận văn
1.2.5.3. Kiểm soát biến động của chi phí sản xuất chung
Chi phí SXC biến động là do sự biến động của định phí và biến phí SXC: Biến động chi phí SXC = Biến động định phí SXC + Biến động biến phí SXC
Kiểm soát biến động biến phí SXC:
Biến phí SXC gồm những chi phí gián tiếp liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất. Chi phí này thường thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động sản xuất của DN như: chi phí vật tư gián tiếp, tiền lương bộ phận QL trả theo sản phẩm gián tiếp, chi phí năng lượng thay đổi theo số lượng sản phẩm SX.
Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến biến phí SXC: là nhân tố giá và nhân tố lượng. Ảnh hưởng của yếu tố giá đến biến phí SXC là do sự thay đổi của các mức chi phí được xem là biến phí SXC. Sự thay đổi này do các nguyên nhân như đơn giá mua vật tư gián tiếp, chi phí thu mua thay đổi, sự biến động giá cả chung của thị trường, nhà nước thay đổi mức lương. Ảnh hưởng của nhân tố giá được xác định: Ảnh hưởng của thời
gian lao động đến biến chi phí NC trực tiếp = ( Thời gian lao động thực tế - Thời gian lao động theo dự toán ) x
Thời gian nhân công trực tiếp dự toán
Ảnh hưởng của giá đến biến phí SXC = ( Đơn giá biến phí dự toán - Đơn giá biến phí thực tế ) x Mức độ hoạt động biến phí SXC
Ảnh hưởng của nhân tố lượng do nguyên nhân điều kiện TTB không phù hợp phải giảm lượng sản xuất hay dẫn đến năng suất máy móc thiết bị giảm, thay đổi sản xuất theo yêu cầu kinh doanh của DN. Ảnh hưởng của nhân tố lượng:
Ảnh hưởng của lượng đến biến phí SXC thực tế = ( Mức hoạt động dự toán - Mức hoạt động SXC dự toán ) x Đơn gía biến phí
- Kiểm soát biến động định phí chi phí sản xuất chung:
Định phí SXC là những khoản chi phí phục vụ và quản lý sản xuất thường không thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp gồm tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng trả theo thời gian, chi phí bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, khấu hao TSCĐ. Biến động định phí chung thường liên quan đến việc thay đổi cấu trúc của DN hoặc do hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của DN. Kiểm soát định phí SXC nhằm đánh giá việc sử dụng năng lực TSCĐ.
Biến động định phí SXC = Định phí SXC thực tế - Định phí SXC Dự toán
Khi phân tích định phí SXC người ta xem xét định phí tùy ý, định phí bắt buộc, định phí kiểm soát và không kiểm soát được để biết rõ nguyên nhân.
* Biến động chi phí sản xuất được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, biến động hiệu suất lao động trực tiếp có thể do công nhân thiếu kinh nghiệm, công nhân làm việc kém hiệu quả, chất lượng nguyên liệu không tốt, máy móc thiết bị bảo trì kém, công nhân lơ đễnh trong quá trình sản xuất, hoặc nhiều nguyên nhân khác. Ngoài những nguyên nhân chủ quan kể trên, biến động chi phí có thể do những nguyên nhân ngẫu nhiên. Ví dụ biến động hiệu suất lao động có thể do tinh thần của công nhân không được tốt, công nhân bị mệt mỏi, hoặc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết,… Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để kiểm tra và xác định nguyên nhân của tất cả các biến động. Phương pháp quản lý
theo ngoại lệ sẽ giúp nhà quản lý tập trung thời gian và nổ lực vào việc kiểm soát các biến động có ý nghĩa. Để xác định một biến động khi nào cần được kiểm soát, khi nào thì bỏ qua nhà quản lý sẽ xem xét:
* Độ lớn của biến động: Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động có giá trị lớn về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Số tương đối của biến động cung cấp thông tin tốt hơn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát.
* Tần suất xuất hiện biến động: Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cần được kiểm soát chặt chẽ hơn những biến động thỉnh thoảng mới phát sinh.
* Xu hướng của biến động: Những biến động có xu hướng tăng dần theo thời gian là những biến động cần xác định nguyên nhân và kiểm soát.
* Khả năng kiểm soát được biến động: Những biến động mà những người bên trong tổ chức có khả năng kiểm soát được thì cần tiến hành kiểm soát hơn những biến động mà tổ chức không có khả năng kiểm soát. Ví dụ, khi mức giá nguyên liệu tăng do sự biến động giá của thị trường thì nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý.