Quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 74 - 79)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện

Quan điểm phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động:

hi đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí thì phải dựa vào đặc điểm phù hợp quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Như đã nói ở phần 1.4 chương 1) về đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp. Chính vì thế khi đưa ra quan điểm hoàn thiện tác giả dựa trên đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó kết hợp với quy mô lớn, nhỏ của từng doanh nghiệp để có những giải pháp hợp lý và sát với từng doanh nghiệp. Trên thực tế mỗi công ty có đặc điểm và tài chính khác nhau và chính những vấn đề này sẽ quyết định cách tiếp cận, lựa chọn nội dung quy trình hình thức kế toán chi phí của doanh nghiệp mình.Vì vậy khi đưa ra giải pháp hoàn thiện tác giả dựa vào quy mô và đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp đều có cách quản lý khác nhau, tùy vào trình độ năng lực

quản lý của nhân viên kế toán và ban lãnh đạo công ty. Doanh nghiệp lớn thì đội ngũ kế toán và ban lãnh đạo công ty thường đông hơn, trình độ quản lý có phần cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp nhỏ trình độ thấp kém hơn, mà là khả năng ra quyết định có những hạn chế nhất định vì nhiều yếu tố: tiền vốn, khả năng khảo sát thị trường, kinh nghiệm chưa nhiều về tầm nhìn chiến lược… Còn những doanh nghiệp lớn thì có cả một đội ngũ nghiên cứu và khảo sát về thị trường, dự án nên những chiến lược lớn, lâu dài thì những doanh nghiệp này thường có ưu thế. Ở doanh nghiệp nhỏ các nhà quản trị thường sử dụng những biện pháp ngắn hạn để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó kế toán chi phí dựa trên trình độ chuyên môn và năng lực quản lý là một cải tiến công cụ quản lý với sự tham gia của các cấp quản trị và kế toán. Kế toán và các nhà quản trị phải biết kết hợp giữa công nghệ thông tin và kế toán và cần có sự tham gia của nhiều bộ từ quản lý đến kỹ thuật công nghệ. Chính vì những lý do trên mà tác giả xét thấy khi đưa ra những giải pháp hoàn thiện về kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp thì nhất thiết phải xét đến trình độ và năng lực quản lý của từng doanh nghiệp, để những giải pháp đưa ra được áp dụng và sát với thực tế của các doanh nghiệp hơn.

Quan điểm nâng cao tính hữu ích của thông tin chi phí để phục vụ có hiểu quả cho công tác quản trị chi phí tại doanh nghiệp:

Kế toán chi phí cung cấp thông tin phục vụ cho mục đích quản lý, kiểm soát và ra quyết định, cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính đồng thời phải cung cấp thông tin để phản ánh, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành chi tiết từng loại sản phẩm, từng hạng mục, từng dự án công trình. Cung cấp thông tin về các số liệu thực tế và các mục tiêu định trước để tính toán, phân tích, trình bày và cung cấp thông tin định lượng cho nhà quản trị ra quyết định kịp thời phù hợp với mục tiêu của công ty.

Kế toán chi phí phải xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý doanh nghiệp; tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất; Tổ chức phân bổ chi phí sản xuất

hoặc kết chuyển theo đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định; Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp. Để nhà quản trị có những quyết định kịp thời, hợp lý và giúp cho nhà quản trị đưa ra những biện pháp kiểm soát chi phí một cách kịp thời. Đồng thời cung cấp thông tin giúp cho việc đánh giá thành quả của các nhà quản lý và người lao động một cách dễ dàng.Vì vậy để nâng cao tính hữu ích của thông tin để nhà quản trị đưa ra những quyết định kịp thời và có tầm chiến lược.

3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Tập trung phân loại chi phí.

- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Chi phí phát sinh trong quá các DNXL, xét theo công dụng của chúng hay nói cách khác, xét theo chức năng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sử dụng máy thi công…

- Phân loại chi phí theo cách ứng xử: Xét theo cách ứng xử, chi phí doanh nghiệp được chia thành 3 loại: chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. Theo cách phân loại này tác giả nhận thấy các doanh nghiệp nên tập trung phân loại các chi phí để có những định hướng và xác định rõ loại chi phí nào đối với doanh nghiệp mình quan trọng, tỷ trọng của các loại chi phí để có kế hoạch lập dự toán cho những loại chi phí đó một cách chi tiết.

Xây dựng định mức và lập dự toán quan trọng

Khi doanh nghiệp đã xác định được loại chi phí nào là quan trọng, lớn thì doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng định mức như: Mức hao phí vật liệu, hao phí lao động…Để làm nền tảng lập dự toán. Đặc biệt, trong nghành xây lắp thì việc lập dự toán có thể nói là quan trọng hàng đầu, bởi vì giá bỏ thầu xây dựng các công trình, hạng mục công trình đều phải dựa trên cơ sở dự toán. Chính vì điều này nên việc lập dự toán là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn thắng thầu hay kinh doanh tốt thì phần nhiều phụ thuộc vào việc lập các dự toán quan trọng ban đầu này.

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phư ng pháp giản đ n.

Trong ngành xây lắp có nhiều cách tập hợp chi phí và tính giá thành, nhưng ở đây tác giả đang nói đến đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy đa phần các doanh nghiệp không có bộ phận kế toán phục vụ đầy đủ các phần hành kế toán mà thường xuyên kiêm nhiệm nên việc tính giá thành từng dự án là tương đối khó khăn, nên các doanh nghiệp này thường chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trên toàn công ty – không tính cho từng dự án. Muốn thực hiện phương pháp tính giá thành trên từng dự án đòi hỏi đội ngũ kế toán và quản lý phải đủ người phục vụ cho việc tập hợp chi phí tại chân công trình, bên cạnh đó các dự toán và chi phí phải được tách rời từ đầu. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ từng bước, từng bước tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng dự án. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải bắt tay vào ngay từ phân loại chi phí, xây dựng định mức sau đó lập những dự toán quan trọng cho từng dự án, hạng mục công trình, hướng tới phân tích các khoản mục chi phí cho từng dự án. Nhằm mục đích kiểm soát chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định hợp lý và tốt nhất cho doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp lớn:

Đối với các doanh nghiệp lớn ngoài việc tập trung phân loại chi phí, xây dựng định mức và lập các dự toán quan trọng ra thì việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức lại là vấn đề cần giải quyết.

Ở những doanh nghiệp lớn việc lập định mức và dự toán các hạng mục công trình và các dự án là hết sức quan trọng và rất chi tiết. Khi kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ dựa vào dự toán được lập để tập hợp chi phí. Bên cạnh đó trong quá trình xây lắp các khoản mục chi phí đã được lập dự toán có thể thay đổi, có thể tăng thêm hay giảm đi do yếu tố thị trường và phương pháp thi công có thể tăng chi phí hay tiết kiệm chi phí, điều này chứng tỏ phương pháp quản lý và phương pháp thi công của từng dự án, từng doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có mức chi phí thực tế khác nhau. Kế toán sẽ dựa vào dự toán và chi phí thực tế để tập hợp chi phí tại chân công trình và các chi phí phân bổ khác để có được giá thành sản

phẩm hay nói đúng hơn là giá thành từng hạng mục công trình. Theo phương pháp tập hợp chi phí này, doanh nghiệp có thể kiểm soát được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trong phương pháp quản lý và thi công công trình của mình, để đưa ra những quyết định phù hợp cho từng giai đoạn thi công hay những dự án tiếp theo. Cũng theo phương pháp tập hợp chi phí này doanh nghiệp sẽ thấy được sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán ban đầu. Vì vậy việc cần làm của doanh nghiệp bây giờ là phân tích sự biến động hay sự chênh lệch đó.

Phân tích biến động chi phí và kiểm soát chi phí

Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức. Chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức ban đầu, điều này tạo sự biến động chi phí so với định mức. Biến động chi phí có thể có lợi và cũng có thể có bất lợi cho doanh nghiệp. Mọi sự biến động của các khoản mục chi phí đầu vào được tác động bởi nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, trong đó có hai nhân tố chi phối phần lớn sự biến động đó là nhân tố lượng và nhân tố giá. Các nhà quản lý phải tập trung xây dựng lượng định mức và giá định mức cho mỗi khoản chi phí đầu vào nhằm làm cơ sở để tính sự biến động của các khoản mục chi phí khi so sánh số thực tế phát sinh so với định mức.

Công cụ để kiểm soát chi phí là các báo cáo kiểm soát chi phí. Để đánh giá hiệu quả kinh tế tại các trung tâm chi phí đòi hỏi kỹ thuật phân tích các khoản biến động chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý... Đồng thời xác định các nguyên nhân chủ quan khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí.

Hai nhân tố cần kiểm soát đó là nhân tố lượng và nhân tố giá, trong ngành xây lắp thì nhân tố lượng đó là sự ảnh hưởng trực tiếp của phương pháp thi công của các nhà quản trị và các kỹ sư ở công trình. Còn nhân tố giá thì phụ thuộc phần lớn vào thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp lớn nên phân tích hai nhân tố này để đưa ra những giải pháp cho dự án của mình. Để nhà quản trị đưa ra được những quyết định hợp lý về những biện pháp kiểm soát chi phí thì việc phân tích biến động chi phí là rất quan trọng. Nó đóng vai trò cốt yếu cho việc nhà quản trị ra quyết định, vì vậy các doanh nghiệp cần tăng cường phân tích biến động chi phí và kiểm soát chi phí.

3.2. Nội dung hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại thành phố Biên Hòa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)