7. Kết cấu luận văn
3.2.3 Hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành sản phẩm
Do đặc điểm của hoạt động xây lắp có những đặc trưng riêng biệt nên việc quản lý vốn đầu tư cũng như thiết kế, thi công các công trình là một quá trình phức
Công ty ABC
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Công trình: ……… Thời gian thi công: từ ngày ……… đến ngày ………. Xí nghiệp số: ……… STT Danh mục Chi Phí (1) ĐVT (2) hối lượng dự toán (3) Đơn giá dự toán (4) Giá trị dự toán ( 3x4) 1 Biến phí quản lý 2 Định phí quản lý Tổng cộng
tạp, trong đó việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xây lắp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Do đó để trúng thầu thi công công trình, doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp lý trên cơ sở các định mức và đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà Nước quy định, giá cả thị trường và khả năng cạnh tranh của bản thân chính doanh nghiệp mà còn phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Để thực hiện những yêu cầu trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành giữ vai trò trọng tâm.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhiệm vụ chủ yếu của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp là phải xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp bởi sản phẩm của ngành mang tính đơn chiếc và có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài trong nhiều kỳ. Do đó, phải xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thích hợp để tính đúng, tính đủ, kịp thời và chính xác giá thành từng sản phẩm xây lắp. Đồng thời, thường xuyên so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiểu quả kinh doanh.
Cụ thể phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
+ Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. + Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, lao động sự dụng máy thi công và các chi phí khác trên cơ sở dự toán, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí phát sinh ngoài kế hoạch, các thiệt hại, mất mát, hư hỏng,… trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
+ Tính toán kịp thời, hợp lý giá thành sản phẩm theo từng hạng mục, từng dự án. + Xác định đúng khối lượng công tác hoàn thành, làm cơ sở để bàn giao và thanh toán. Định kỳ tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc khoa học.
+ Kiểm kế việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, từ đó vạch ra các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và hiệu quả.
+ Định kỳ lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cung cấp các thông tin hữu ích một cách kịp thời và chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
Phư ng pháp tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình
Theo phương pháp này, chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp riêng cho công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế là tổng số chi phí được tập hợp cho từng đối tượng kể từ khi khởi công đến lúc hoàn thành.
Phư ng pháp tập hợp chi phí sản xuất theo khối lượng công việc hoàn thành
Toàn bộ chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định được tập hợp cho từng đối tượng chịu phí. Giá thành thực tế khối lượng công việc hoàn thành là toàn bộ chi phí bỏ ra trong giai đoạn thi công khối lượng xây lắp đó.
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho công trình nào thì hạch toán trực tiếp cho công trình đó. Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều công trình, không thể phân bổ hạch toán riêng được thì kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí cho các công trình theo tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ thường là phân bổ theo định mức tiêu hao, hệ số hoặc theo trọng lượng.
Hầu hết vật liệu mua về đều được vận chuyển đến chân công trình, nhập thẳng trực tiếp vào thi công. Công ty chỉ cần lập biên bản giao nhận giữa người mua và người bán, điều này đảm bảo đầy đủ thông tin về vật tư và giúp kế toán đội tập hợp chi phí NVL trực tiếp nhanh chóng. Giá xuất nguyên vật liệu nên áp dụng theo giá đích danh, nghĩa là nhập giá nào thì xuất giá đó. Giá này thường phù hợp và thuận tiện với điều kiện thực tế là vật tư mua về thường do tiến độ thi công, được lưu trữ thời gian ngắn và đưa vào sử dụng ngay.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621- nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu có liên quan trực tiếp tới việc xây dựng và lắp đặt công trình phát sinh trong kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (công trình, hạng mục công trình…)
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao phải trả cho các lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ kể cả công nhân thuộc biên chế doanh nghiệp hay công nhân thuê ngoài bao gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lượng.
Các doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng hai hình thức trả lương chủ yếu là lương theo sản phẩm (lương khoán) hoặc lương theo thời gian. Chi phí này cũng tập hợp theo từng công trình, từng hạng mục công trình.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp hay lắp đặt các công trình, công nhân phục vụ thi công (vận chuyển, bốc dỡ, thu dọn hiện trường…).
Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là các loại xe, máy phục vụ trực tiếp cho quá trình thi công như máy trộn bê tông, máy cẩu, máy xúc, may lu, máy đào, máy ủi… chi phí sử dụng máy thi công gồm: chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ máy thi công và các chi phí bằng tiền khác.
Nếu máy thi công sử dụng cho nhiều công trình trong kỳ hạch toán thì kế toán tiến hành phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình theo từng tiêu thức thích hợp (theo số giờ máy, ca máy hoạt động,…)
Để theo dõi và hạch toán sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623. Tài khoản này kế toán cũng lập và theo dõi cho từng công trình, hạng mục công trình.
Tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí phát sinh trong phạm vi công trình, các đội thi công của doanh nghiệp. Bao gồm: lương, phụ cấp của nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca, và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý…
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng đội xây lắp, từng hạng mục công trình và từng công trình. Trường hợp chi phí sản xuất chung tập hợp chung cho nhiều công trình trong kỳ thì cuối kỳ phải tiến hành phân bổ cho các công trình theo tiêu thức hợp lý. Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất chung là: TK 627.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Việc tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo từng đối tượng tính giá thành (công trình, hạng mục công trình,…) và chi tiết theo từng khoản mục tính giá thành. Các khoản chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung sau khi được hạch toán riêng theo từng khoản mục, cuối kỳ được tổng hợp vào TK 154- chi phí sản xuất dở dang.
Ngoài những chi phí này các doanh nghiệp xây lắp cần phải lưu tâm tới các loại chi phí sau: Chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, chi phí thiệt hại trong sản xuất…