Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 38)

7. Kết cấu luận văn

1.3.Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

1.3.1. Tổ chức hệ thống thông tin đầu vào( chứng từ)

Các chứng từ kế toán ban đầu sử dụng phải thích hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở doanh nghiệp để có thể ghi nhận được đầy đủ thông tin nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Các doanh nghiệp đều phải sử dụng hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc để phục vụ TTC, đồng thời có thể thiết kế các chứng từ chi tiết phù hợp, phản ánh đầy đủ các yếu tố, nội dung để phục vụ cho việc thu nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin và lập được báo cáo KTQT chi phí, giá thành theo yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.

Tiếp theo cần quy định việc ghi nhận thông tin của từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phản ánh vào chứng từ. Sau đó, phải tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý.

Khi chứng từ được chuyển đến phòng kế toán, việc đầu tiên kế toán cần thực hiện là kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý và hợp thức của chứng từ. Kế toán có thể ghi đầy đủ thêm các yếu tố liên quan hoặc từ chối không nhận chứng từ bất hợp lý. Chứng từ hợp lý, hợp lệ là yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo cho số liệu kế toán đáng tin cậy.

1.3.2. Tổ chức hệ thống phân loại và xử lý thông tin

Các doanh nghiệp thường đứng trước nhiều phương án khác nhau. Mỗi phương án gắn liền với mỗi tình huống, với số lượng, chủng loại, các khoản mục chi phí, thu nhập khác nhau liên quan, đòi hỏi kế toán quản trị cũng phải được tổ chức để có thể cung cấp các thông tin cụ thể này. Vì vậy quá trình phân tích, phân

loại và xử lý thông tin trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Đây là quá trình tiến hành phân tích, phân loại, đánh giá dựa trên các thông tin đã thu nhận được, để đưa ra các chỉ tiêu phù hợp và cần thiết. Đây là công đoạn quan trọng nhất của một hệ thống thông tin, nó sẽ quyết định chất lượng đầu ra của một hệ thống. Nếu thông tin được xử lý tốt và chính xác, thì các thông tin đầu ra sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn. Ngược lại, nếu thông tin không được xử lý chính xác thì thông tin đầu ra không những không giúp được cho các nhà quản trị trong công tác ra quyết định mà thậm chí còn khiến các quyết định được ban hành một cách sai lầm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Sau khi xử lý và phân tích tổng hợp các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu quản lý, kế toán quản trị phải đảm bảo cung cấp thông tin cho nhà quản lý theo từng tình huống cụ thể, nhận xét, đánh giá và trình bày ý kiến cho từng phương án. Việc ra quyết định lựa chọn phương án tốt nhất thuộc về quyền của người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ phải tham khảo các ý kiến khác nhau đã được trình bày trong các báo cáo kế toán quản trị. Vì vậy, lựa chọn phương án đúng hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán quản trị.

1.3.3. Tổ chức hệ thống thông tin đầu ra

Báo cáo kế toán quản trị là kết quả đầu ra của công tác kế toán quản trị chi phí, Báo cáo kế toán quản trị chi phí là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách chi tiết, cụ thể tình hình chi phí của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý của các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp để ra các quyết định quản lý kinh doanh.

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí của một doanh nghiệp thường bao gồm các loại báo cáo sau:

- Báo cáo Dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo Dự toán là rất cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Báo cáo Dự toán là một kế hoạch hành động, nó lượng hoá các mục đích của tổ chức theo các mục tiêu về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với chức năng hệ thống hoá việc lập kế hoạch, các thông tin trên báo cáo Dự toán cũng đưa ra những tiêu chuẩn cho việc đánh giá kết quả hoạt động, hoàn thiện sự truyền tải thông tin và sự hợp tác trong nội bộ tổ chức .

Các báo cáo Dự toán còn hữu dụng với các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định tài trợ và điều hành. Loại báo cáo này thường bao gồm: Báo cáo Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, báo cáo Dự toán chi phí nhân công trực tiếp, báo có dự toán chi phí sản xuất chung, báo cáo Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, ....

- Báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm tra, đánh giá báo cáo kiểm soát chi phí) và ra quyết định: Các báo cáo này được lập nhằm kiểm tra tình hình thực hiện chi phí, Dự toán chi phí, đánh giá kết quả thực hiện của từng đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp. Báo cáo này có thể lập theo nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều đối tượng và phạm vi khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp mà xây dựng loại báo cáo này cho phù hợp.

1.4. Đặc điểm của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

Doanh nghiệp xây dựng cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất khác, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng lại có những đặc điểm riêng. Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, các tổ chức xây lắp nhận thầu giữ một vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay ở nước ta đang tồn tại các tổ chức xây lắp như Tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, đội xây dựng… thuộc các thành phần kinh tế. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lí nhưng các đơn vị này đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp và đều tạo ra sản phẩm xây lắp. Sản phẩm xây lắp được tiến hành một cách liên tục từ khâu thăm dò, điều tra, khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Quá trình sản xuất của DNX và SPX có đặc điểm riêng biệt, khác với các ngành sản xuất khác và điều đó có ảnh hưởng đến kế toán quản trị, cụ thể:

Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc:

Sản phẩm rất đặc thù, nó không giống các sản phẩm sản xuất hàng loạt. Các sản phẩm xây dựng đều khác nhau, đặc biệt nó được sản xuất tại chính nơi tiêu thụ. Chính vì điều đó, mỗi sản phẩm sẽ có cách thức quản lý, thiết kế, tổ chức thực hiện khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng sản phẩm. Từ đó doanh thu, chi phí mỗi sản phẩm cũng khác nhau. Việc tính chi phí, giá thành cũng sẽ được theo dõi theo từng công trình, hạng mục công trình.

Các công trình xây dựng thường có giá trị rất lớn và thời gian thi công kéo dài có thể từ 1 năm đến 15 năm. Trong khoảng thời gian thi công xây dựng doanh nghiệp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, chi phí…điều này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của DNX thường bị ứ đọng lâu tại công trình đang xây dựng. Mặt khác, sau khi công trình hoàn thành vẫn phát sinh những khoản chi phí về sửa chữa, bảo hành. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp phải lựa chọn phương án có thời gian xây dựng hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, phải có chế độ thanh toán giữa kỳ và dự trữ vốn phù hợp, đồng thời khi lập kế hoạch xây dựng doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng, thấy rõ được các yêu cầu về tiền vốn, vật tư, nhân công của công trình, quản lí, theo dõi các khoản mục phí trong quá trình sản xuất thi công chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm.

Do thời gian thi công dài nên kỳ tính giá thành cũng không xác định rõ ràng hàng tháng, mà thường xác định dựa vào thời điểm nghiệm thu từng giai đoạn theo từng hạng mục công trình. Đồng thời, việc tính toán chính xác sản phẩm dở dang trong sản phẩm xây dựng cũng rất khó thực hiện.

Giá của công trình, hạng mục công trình là giá Dự toán hoặc giá thỏa thuận do đơn vị xây lắp kí kết với các đơn vị chủ đầu tư. Tính chất hàng hóa của SPXL không được thể hiện rõ, quá trình tiêu thụ SPX được thực hiện thông qua việc nghiệm thu và bàn giao công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành cho bên giao thầu.

Địa điểm thi công xây dựng thường xuyên thay đổi và diễn ra ngoài trời: Hoạt động của DNXL mang tính chất lưu động, được tiến hành ngoài trời, các điều kiện sản xuất như xe, máy, thiết bị thi công, người lao động, … phải di chuyển theo địa điểm sản xuất. Đặc điểm này làm cho công tác quản lí, sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết, dễ mất mát, dễ hư hỏng.

Công trình xây dựng thường xuyên thay đổi, khi một công trình hoàn thành đồng nghĩa với việc vận chuyển máy móc, công nhân, nguyên vật liệu thừa đến công trình khác. hi đó phát sinh những khoản chi phí vận chuyển, chi phí di dời lán trại... Với đặc điểm này doanh nghiệp cần cân nhắc giữa các phương án như

thuê ngoài đội thi công hay tổ chức đội thi công của công ty, thuê ngoài máy móc thiết bị hay mua...

Hầu hết các công trình xây dựng đều diễn ra ngoài trời. Do đó khi điều kiện thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công. Ví dụ như: trời nắng lớn làm nhiệt độ cao làm cho sàn bê tông có những vết rạn, nứt nhỏ vì vẫy phải bảo dưỡng liên tục, thời tiết mưa rét, độ ẩm cao sẽ làm cho công tác độ bê tông không thuận lợi, chất lượng bê tông kém. éo theo đó làm trễ tiến độ công trình, bị phạt tiền do chậm tiến độ thi công. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý và khí hậu của từng công trường mà chúng ta lên kế hoạch chi phí cũng như thi công một cách hợp lý để đảm bảo việc thi công đúng tiến độ và chất lượng công trình cao.

Thời gian sử dụng của SPXL lâu:

Các công trình xây dựng có thời gian sự dụng lâu dài vì vậy chất lượng sản phẩm được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, đòi hỏi việc tổ chức quản lý sản xuất và hạch toán phải đảm bảo theo đúng Dự toán thiết kế được duyệt.

Để nhận được công trình, các DNX thường phải trải qua khâu đấu thầu. Do đó công tác xác định giá Dự toán của công trình cần phải được coi trọng để từ đó xác định mức giá bỏ thầu hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp của doanh nghiệp và khả năng thắng thầu.

Tổ chức sản xuất trong các DNX nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (tổ, đội, xí nghiệp…). Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.

Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kế toán quản trị trong các DNXL, dẫn đến những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản, kế toán quản trị chi phí trong DNX cũng tương tự như doanh nghiệp công nghiệp khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 1, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp. Tác giả đã trình bày một số vấn đề chung về kế toán quản trị chi phí; nội dung của kế toán quản trị chi phí bao gồm: khái niệm, vai trò, đối tượng, phân loại chi phí, xây dựng định mức chi phí, lập dự toán, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phân tích biến động chi phí và kiểm soát chi phí. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên phần tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp như: thông tin đầu vào, đầu ra, phân loại và xử lý thông tin...

Bên cạnh đó luận văn còn nêu lên được đặc điểm của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp. hi phân tích đặc điểm của sản phẩm xây lắp tác giả đã đưa ra những đặc điểm sau: sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, sản phẩm có giá trị lớn và thời gian thi công lâu dài, địa điểm thi công xây dựng thường xuyên thay đổi, công trình xây dựng diễn ra ngoài trời, thời gian sự dụng lâu dài... Vì vậy kế toán quản trị chi phí phụ thuộc vào điều kiện thực tiễn cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất hay nói cách khác là đặc điểm ngành.

Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về hệ thống quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp. Để hoàn thiện tốt kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Biên Hoà, cần phải nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay ra sao? Để làm căn cứ đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI THÀNH PHÓ BIÊN HÒA

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA. THÀNH PHỐ BIÊN HÒA.

Nghành xây dựng tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai g n 40 năm phát triển và hội nhập 1976-2015”.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đồng Nai cũng như cả nước bước vào thời kỳ xây dựng, hàn gắn những vết thương do chiến tranh để lại. Tháng 01-1976, ty xây dựng tỉnh Biên Hòa được thành lập, tiền thân của Sở Xây Dựng Đồng Nai bây giờ.

Trong chặng đường gần 40 năm 1976-2015), trải qua bao nhiêu giai đoạn thăng trầm, nghành Xây Dựng của thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của tỉnh, đặc biệt là về Quy Hoạch và Xây Dựng cơ sở vật chất. Cho đến nay, diện mạo ở Đồng Nai thay đổi rõ nét. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động ổn định; tình hình quy hoạch, phát triển xây dựng khu dân cư, hạ tầng xã hội có những chuyển biến đáng kể; kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được cải thiện, kết nối có hiểu quả trong tiến độ phát triển vùng với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đội ngũ những người làm công tác xây dựng đến nay không chỉ trưởng thành, mà còn đáp ứng được yêu cầu về trình độ quản lý và chuyên môn. Thành quả ấy có sự đóng góp rất lớn của tập thể lãnh đạo, công nhân viên chức nghành Xây Dựng qua các thời kỳ. Đây là điều đáng được ghi nhận và trân trọng.

Sau ngày Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Đồng Nai cũng như cả nước bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, chỉnh tranh và xây dựng lại cơ sở vật chất, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cho đến nay tầm vóc của một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại đang được định hình rõ nét ở Đồng Nai. Trong đó có sự đóng góp của ngành xây dựng...

Giai đoạn 1976-1986

Trong giai đoạn đầu sau ngày miền nam được giải phóng, tình hình kinh tế của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai gặp nhiều khó khăn; các cơ sở sản xuất do thiếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 38)