nông nghiệp, nông thôn
Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và mang tính bền vững cao thì ngoài việc đẩy mạnh doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Kết quả thu hồi nợ cũng trực tiếp nói lên hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng
4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời gian
Nhìn chung, tín dụng ngắn hạn tại NHN0&PTNT huyện Lấp Vò là hoạt động chủ chốt, đảm bảo nguồn thu nhập của Ngân hàng từ trước đến nay và DSTN ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng DSTN. Dựa vào số liệu bảng 4.7 ta thấy DSTN trong 3 năm đều tăng dần, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, lãi suất biến động thì Ngân hàng cơ cấu lại nợ, xác định kỳ hạn nợ hợp lý. Nhưng xét chi tiết vào từng thời hạn trong DSTN thì sự tiến triển khác nhau.
Bảng 4.7: DSTN trong nông nghiệp, nông thôn theo thời gian giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 497.345 618.748 536.532 121.403 24,41 -82.216 -13,29 Trung hạn 40.436 39.795 41.926 -641 -1,59 2.131 5,35 Tổng cộng 537.781 658.543 578.458 120.762 22,46 -80.085 -12,16
Nguồn: Phòng KHKD của NHNo chi nhánh Lấp Vò
Cụ thể DSTN ngắn hạn, năm 2012 đạt 618.748 triệu đồng tăng 24,41% tương ứng với số tiền là 121.403 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số này giảm còn 536.532triệu đồng giảm 82.216 triệu đồng tương ứng giảm 13,29% so với năm 2012. DSTN ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là do người dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa bàn có nhiều thuận lợi, giúp người nông dân có lãi cao, thuận lợi cho Ngân hàng thu được vốn gốc và lãi. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận sự nổ lực của toàn thể các cán bộ ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng, họ đã thực hiện tốt công tác thẩm định, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và sẽ thu hồi lại vốn nếu khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích, điều này giúp giảm bớt rủi ro trong việc thu nợ gốc và lãi. Bên cạnh những thành công của năm 2012 thì Ngân hàng cần có những kế hoạch nhằm khắc phục tình trạng DSTN năm 2013 đang có xu hướng suy giảm.
33
Mặt khác thì DSTN trung hạn, năm 2012 đạt 39.795 triệu đồng giảm 1,59% tương ứng với số tiền là 641 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số này đạt 41,926 triệu đồng tăng 2.131 triệu đồng tương ứng tăng 5,35% so với năm 2012. DSTN giảm là do còn nhiều khoản nợ ký kết trước đây chưa đến hạn, bên cạnh đó thì những khoản vay này dài hạn nên gặp nhiều khó khăn cần có thời gian dài, thu hồi nợ nhiều lần, nhiều kỳ. Nhìn chung DSTN trung hạn qua các năm có biến động nhưng không đáng kể ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả.
Nhìn lại DSCV và DSTN thì ta thấy tỉ trọng của ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao, điều này cho thấy Ngân hàng đang có xu hướng giảm cho vay trung hạn và tập trung cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Điều này là hợp lý vì cho vay trung hạn luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn.
Doanh số thu nợ cần phải được chú trọng thực hiện nhiều hơn nhằm đảm bảo số tiền phát vay sẽ thu hồi lại được, công tác thu nợ được chú trọng góp phần giảm rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong thời gian tới, để tốc độ thu nợ ngày càng cao đòi hỏi ngân hàng cần có nhiều cố gắng, phải có kế hoạch thu nợ trước và sau khi giải ngân nhằm phát huy hiệu quả cấp tín dụng, góp phần tạo nên chất lượng chung cho hệ thống tín dụng địa phương.
4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo đối tượng
Mỗi biến động của nền kinh tế đều có tác động ít nhiều đến các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược thu nợ đối với từng ngành nghề như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 4.8: DSTN trong nông nghiệp, nông thôn theo đối tượng giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % NN 305.684 400.976 366.123 95.292 31,17 -34.853 -8,68 Thủy sản 205.234 238.321 195.421 33.087 16,12 -42.900 -18,00 Tiêu dùng 26.863 19.246 16.914 -7.617 -28,35 -2.332 -12,12 Tổng cộng 537.781 658.543 578.458 120.762 22,46 -80.085 -12,16
Nguồn: Phòng KHKD của NHNo chi nhánh Lấp Vò
Qua bảng 4.8 về DSTNtrong nông nghiệp, nông thôn theo đối tượng cho thấy sự biến động của thu nợ cũng khá tương ứng với doanh số cho vay.
34
Doanh số thu nợ đối với ngành kinh tế này nhìn chung là tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2012 đạt 400.976 triệu đồng, tăng 31,17% so với năm 2011; năm 2013 đạt 366.123 triệu đồng, giảm 8,69% so với năm 2012. Ta thấy DSTN của ngành này cũng tương ứng DSCV. Kết quả như vậy với các lý do sau:
Thứ nhất Ngân hàng cho vay có chọn lọc kỹ, lựa chọn những khách hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả để ký hợp đồng.
Thứ hai công tác thẩm định trước cho vay, kiểm tra và giám sát sau khi cho vay của cán bộ tín dụng tốt. Nhiều hộ sản xuất nhỏ được thành lập thành tổ để Ngân hàng dễ dàng theo dõi.
Thứ ba người nông dân trúng mùa, các dự án mang lại lợi nhuận cao vượt mong đợi đảm bảo nguồn chi trả nợ Ngân hàng và tiêu dùng cho gia đình.
Thứ tư dân sử dụng vốn đúng mục đích và làm ăn có lãi nên khi đến hạn họ đã tất nợ đúng hạn.
Cuối cùng là Ngân hàng xác định kỳ hạn nợ hợp lý, đúng với nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của khách hàng.
Thuỷ sản
Doanh số thu nợ ngành thuỷ sản năm 2012 đạt 238.321 triệu đồng tăng 16,12% tương ứng số tiền là 33.087 triệu đồng so với năm 2011; năm 2013 giảm còn 195.421 triệu đồng giảm 18,00% tương ứng số tiền là 42.900 triệu đồng so với năm 2012. DSTN năm 2012 tăng so với năm 2011 là do người dân áp dụng các biện pháp hiện đại nên đã đạt nhiều lợi nhuận trong việc nuôi cá, đảm bảo được khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Nhưng đến năm 2013 giá cá đầu vào và đầu ra không ổn định làm cho một số người dân bán cá với giá không cao, thức ăn cho cá không giảm nên ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của người dân, không đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho DSTN năm 2013 giảm so với năm 2012.
Tiêu dùng
Tương tự doanh số cho vay tiêu dùng thì DSTN tiêu dùng cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng DSTN, doanh số này có phần giảm qua các năm nhưng tỷ lệ không đáng kể. Tình hình DSTN tiêu dùng tuy có phần giảm nhưng đây là thành phần có mức thu nhập ổn định, mức vay là tương đối nhỏ nên khách hàng ít lo ngại việc trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Hơn nữa đối tượng vay vốn với mục đích tiêu dùng là CBVC có thu nhập ổn định từ tiền lương nên việc thu nợ được dể dàng. Tuy nhiên nguồn thu từ khoản vay tiêu dùng này dựa vào thu nhập của khách hàng là chính, không thu được nhiều lợi nhuận, vì vậy Ngân hàng cũng giảm bớtđầu tư vào đối tượng này.
35
4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ trong cho vay phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn
Dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, do nó phản ánh thực trạng cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ còn là chỉ tiêu để xác định việc hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng mà ngân hàng đã đề ra.
4.3.3.1 Dư nợ theo thời hạn
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Do đó dư nợ của ngân hàng càng cao cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, khả năng thu lợi nhuận ngày càng tăng vì dư nợ là phần vốn mà ngân hàng cho vay chưa tới hạn sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi, cũng chính vì điều này mà dư nợ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhìn chung, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ.
Số liệu bảng 4.9 về dư nợ trong nông nghiệp, nông thôn theo thời gian cho ta thấy dư nợ cho vay có xu hướng tăng mạnh qua cácnăm, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung hạn.
Bảng 4.9: Dư nợ trong cho vaynông nghiệp, nông thôn theo thời gian giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 189.199 255.833 267.248 66.634 35,22 11.414 4,46 Trung hạn 93.449 97.402 103.123 3.953 4,23 5.722 5,87 Tổng cộng 282.648 353.235 370.371 70.587 24,97 17.136 4,85
Nguồn: Phòng KHKD của NHNo chi nhánh Lấp Vò
Năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng là 189.199 triệu đồng, sang năm 2012 con số này đạt 255.833 triệu đồng, tăng tỷ lệ 35,22% tương ứng 66.634 triệu đồng so với năm 2011. Và đến năm 2013 tiếp tục tăng, dư nợ cho vay là 267.248 triệu đồng, tăng 4,46% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm do dư nợ cho vay tăng là do Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, tín dụng được mở rộng nên để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của khách hàng, đã làm cho doanh số cho vay tăng kéo theo các khoản dư nợ cũng tăng lên năm 2012. Kết quả này thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Cùng với việc tăng lên của lợi nhuận thì rủi ro tín dụng cũng không ngừng tăng lên. Cho nên, việc mở
36
rộng quy mô hoạt động Ngân hàng cần phải cải tiến, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng và hạn chế rủi ro ở mức cho phép.Do đó bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ.
Cũng như dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung hạn cũng tăng đều các năm. Cụ thể năm 2011 dư nợ cho vay trung hạn của ngân hàng là 93.449 triệu đồng, sang năm 2012 đạt 97.402 triệu đồng tăng 4,23% so với năm 2011, năm 2013 dư nợ cho vay là 103.123 triệu đồngtăng 5,87% so với năm 2012. Trung hạn đa số chỉ phục vụ cho vay tiêu dùng và phục vụ phát triển nông thôn.
4.3.3.2 Dư nợ theo đối tượng
Trong thời gian qua, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò đã cung ứng vốn tín dụng cho các nông hộ hoạt động trong nông nghiệp và phục vụ nông thôn để họ tổ chức sản xuất,kinh doanh nhằm khẳng định vị thế của mình trên thương trường, góp phần mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.
Bảng 4.10: Dư nợ trong cho vay nông nghiệp, nông thôn theođối tượng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % NN 185.932 236.700 248.904 50.768 27,30 12.204 5,16 Thủy sản 79.424 91.751 95.162 12.327 15,52 3.411 3,72 Tiêu dùng 17.292 24.784 26.305 7.492 43,33 1.521 6,14 Tổng cộng 282.648 353.235 370.371 70.587 24,97 17.136 4,85
Nguồn: Phòng KHKD của NHNo chi nhánh Lấp Vò
Dựa vào bảng 4.10 ta phân tích sự biến động của dư nợ cho vay trong nông nghiệp, nông thôn theo đối tượngcụ thể như sau:
Nông nghiệp
Dư nợđều tăng qua các năm, năm 2011 dư nợ 185.932 triệu đồng, năm 2012 dư nợtăng lên 236.700 triệu đồng và đạt 248.904 triệu đồng ởnăm 2013. Dư nợtăng là do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên nông dân cần vốn để duy trì sản xuất kinh doanh và tái đầu tư những dự án mới. Các dự án được phê duyệt cho vay chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, nuôi cá. Chính vì thế doanh số dư nợ cuối năm tăng khá cao. Mặc khác, cũng do chi phí đầu vào cho việc
37
sản xuất tăng cao nên người dân phải vay thêm vốn Ngân hàng để gia tăng sản xuất.
Tiêu dùng
Dư nợ tiêu dùng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 đạt 17.292 triệu đồng; năm 2012 đạt 24.784 triệu đồngtăng 7.492 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng lên 26.305 triệu đồng tăng 1.521 triệu đồng so với năm 2012. Tình hình dư nợ tiêu dùng tăng qua các năm là do nhu cầu phục vụ đời sống ngày càng cao, đôi lúc họ cần một số tiền lớn để cải thiện nhà cửa hoặc mua sắm trang thiết bị gia đình mà thu nhập của họ chỉ ổn định nên nhất thời không đáp ứng được nhu cầu của họ. Nắm bắt được tình hình đó nên ngân hàng đã khuyến khích trong cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cấu của họ bên cạnh đó làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Thuỷ sản
Doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay đã làm cho dư nợ của ngành thủy sản cũng tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ 79.424 triệu đồng năm 2012 tăng lên 91.751 triệu đồng tăng 15,52% tương ứng số tiền 12.327 triệu đồng so với năm 2011.
Năm 2013 tiếp tục tăng lên 95.162 triệu đồng tương ứng tăng 3,72%. Tuy dư nợ có tăng nhưng chỉ ở mức còn thấp vì do các dự án nuôi trồng thuỷ sản thường mang rủi ro rất cao nên thường cán bộ thẩm định rất kỹ và thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ nên đã giảm tổn thất cho Ngân hàng.
Nhìn chung, qua ba nămdư nợ trong cho vayphục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo&PTNN tại chi nhánh huyện Lấp Vò đã gặt hái được thành quả nhất định, góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng chung toàn ngân hàng. Để đạt được thành quả đó là do ngân hàng đã luôn bám sát định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương và định hướng của NHNo&PTNN trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh bằng nhiều biện pháp như: cho vay hỗ trợ lãi suất trong cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đa dạng phương thức cho vay.. để giữ chân và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến quan hệ tín dụng tại ngân hàng.