Phân tích tình hình nợ xấu trong cho vayphục vụ phát triển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 48)

nông nghiệp, nông thôn

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, rủi ro là đều không thể tránh khỏi. Với chức năng nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng lại càng nhiều rủi ro hơn. Một trong những rủi ro có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng, đó là rủi ro tín dụng. Biểu hiện của rủi ro này trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam thì nợ xấu bao gồm 3 nhóm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

38

4.3.4.1 Nợ xấu theo thời hạn

Bảng 4.11: Nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn theo thời gian giai đoạn 200-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 3.256 1.645 7.591 -1.611 -49,48 5.946 361,46 Trung hạn 1.584 1.325 3.288 -259 -16,35 1.963 148,15 Tổng cộng 4.840 2.979 10.879 -1.870 -38,64 7.909 266,30

Nguồn: Phòng KHKD của NHNo chi nhánhLấp Vò

Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích chất lượng tín dụng của Ngân hàng.Cũng như các loại hình kinh doanh khác, Ngân hàng khi đi vào hoạt động đều gặp phải những rủi ro nhất định, sự hoàn trả nợ gốc và lãi không đúng hạn của khách hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Ngân hàng. Nợ xấu là chỉ số mà Ngân hàng rất quan tâm, nó cho biết chất lượng tín dụng của Ngân hàng từ khâu tiếp nhận đánh giá hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám sát mục đích sử dụng vốn đến công tác thu hồi nợ.

Cán bộ tín dụng đã thực hiện công tác quản lý trước, trong và sau khi cho vay đối với các khoản vay. Trong năm 2012 nợ xấu rất thấp chỉ có 2.979 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2013, nợ xấu tăng lên 10.879 triệu đồng tăng 266,30% so với năm 2012. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh cao là do sự biến động phức tạp của nền kinh tế: giá cả hàng hoá tiêu dùng leo thang và có xu hướng tiếp tục tăng vào các năm sau. Cùng với việc tình hình biến động của nền kinh tế trong những năm qua ảnh hưởng xấu đến thị trường đầu ra của nông sản, thủy sản...Đây là nguyên nhân chính tồn tại nợ xấu tại Ngân hàng.Diễn biến đó cho thấy chất lượng tín dụng cần phải quan tâm của ngân hàng.

4.3.4.2 Nợ xấu theo đối tượng

Số liệu bảng 4.12 cho thấy nợ xấu qua các ngành nghề đều tăng dần qua các năm. Đặc biệt là biến động nhiều vào năm 2013 nợ xấu tăng rất cao so với năm 2012. Trong đó có thủy sản là tăng mạnh vào năm 2013 từ 908 triệu đồng năm 2012 lên đến 6.940 triệu đồng ở năm 2013 tăng 664,32%. Do tình hình kinh tếkhó khăn bên dẫn đến nợ xấu gia tăng.

Bảng 4.12: Nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn theo đối tượng giai đoạn 2011-2013

39 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % NN 2.649 1.519 2.171 1.130 -42,66 652 42,92 Thủy sản 1.257 908 6.940 -349 -27,76 6.032 664,32 Tiêu dùng 934 543 1.768 -391 -41,86 1.225 225,60 Tổng cộng 4.840 2.970 10.879 -1.870 -38,64 7.909 266,30

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo chi nhánh Lấp Vò

Ngành nông nghiệp: Nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao trong tất cả các ngành kinh tế do tỷ trọng cho vay của ngành là lớn trong những năm qua. Tuy năm 2013 doanh số cho vay và dư nợ có giảm, công tác thu hồi nợ ngành này tăng những vẫn có nợ xấu quá nhiều nên cần có biện pháp xử lý kịp thời thu hồi nợ tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngành nông nghiệp trong thời gian qua do tác động của nhiều yếu tố. Nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng giá thức ăn cho ngành chăn nuôi, phân bón tăng trong khi đó giá của các sản phẩm đầu ra giảm thường bị ép giá, giá cả bấp bênh nên nhiều hộ dẫn đến thua lỗ không trả được nợ. Dịch bệnh đối với ngành chăn nuôi cũng diễn ra phức tạp nhiều hộ tổn thất. Chủ thể vay ở ngành nông nghiệp đa số là những người ở nông thôn nên khó cho việc kiểm soát, để nắm bắt tình hình để xử lý kịp thời.

Đối với tiêu dùng:Nợ xấu của tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu nhưng ngân hàng cũng phải thuận trọng trong việc cho vay lĩnh vực này.

Tóm lại, mặc dù rất cố gắng trong công tác thu hồi nợ nhưng do những biến động ở tầm vĩ mô và cùng với một số lý do chủ quan trong việc sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng đã khiến nợ xấu phát sinh trong năm 2013. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp giảm thấp nợ xấu này đến mức thấp nhất có thể được để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ thuần túy dựa vào nợ xấu thì chưa thể kết luận đúng đắn về hiệu quả tín dụng mà còn cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu khác mới có thể đánh giá xác thực.

4.3.5 Phân tích các chỉ số đánh giá kết quả trong cho vay phục vụ

phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNo&PTNT huyện Lấp Vò

Qua việc phân tích chi tiết doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn của ngân hàng, chúng ta đã thấy được khá rõ nét công tác tín dụng đối với khách hàng này trong 3 năm. Tuy nhiên, việc phân tích ấy chưa cho thấy được hiệu quả mà chủ yếu phản ánh thực trạng cũng như phần nào xu hướng hoạt động tín dụng đối với loại hình này. Chính vì thế, cần phải xem xét một số chỉ tiêu thể

40

hiện mối quan hệ giữa các tiêu chí nói trên, thêm vào đó cũng cần đánh giá một cách toàn diện thông qua việc so sánh

4.3.6.1 Hệ số thu nợ

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo chi nhánh Lấp Vò

Hình 4.1: Hệ số thu nợ của NHNo Lấp Vò giai đoạn 2011-2013

Đây là tỷ số giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Quá trình cho vay, thu nợ của Ngân hàng được thực hiện thông qua cán bộ tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào công tác của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng chặt chẽ, giảm khả năng thất thoát cho Ngân hàng.

Bảng 4.13 (xem trang 43) cho thấy về hệ số thu nợ của Ngân hàng ở mức cao, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng chặt chẽ, cụ thể năm 2011 là 100,47%, sang năm 2012 hệ số này giảm xuống còn 90,32%, đến năm 2013 lại tăng lên 97,12%. Trong năm 2012, do tốc độ tăng của hệ số thu nợ thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay nên hệ số thu nợ trên doanh số cho vay giảm xuống so với năm 2011. Bước sang năm 2013, để bù lại các khoản vay không thu hồi được từ năm trước, Ngân hàng đã tích cực phối hợp nhiều biện pháp như phát mãi tài sản đảm bảo, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương... nên đã thu hồi lại được các khoản nợ còn tồn đọng từ năm trước làm cho hệ số thu nợ của năm này đã tăng hơn doanh số cho vay .Có thể nói đây là sự nỗ lực đáng kể của cán bộ Ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro thất thoát vốn cho Ngân hàng, đưa Ngân hàng vào hoạt động ồn định. Mặc dù hệ số thu nợ của Ngân hàng ở mức cao, nhưng không thể chỉ dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá chủ quan về hoạt hiệu quả động tín dụng của Ngân hàng nhưng thông qua chỉ tiêu này cho thấy Ngân hàng hoạt động khá tốt trong công tác thu hồi nợ cho vay.

100.47% 90.32% 97.12% 84.00% 86.00% 88.00% 90.00% 92.00% 94.00% 96.00% 98.00% 100.00% 102.00% 2011 2012 2013 Hệ số thu nợ

41

4.3.6.2 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo chi nhánh Lấp Vò

Hình 4.2: Dư nợ/Vốn huy động của NHNo Lấp Vò giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nó giúp Ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt, nếuquá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Dựa vào kết quả bảng 4.13 (xem trang 43) ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2011, cứ 1,26 đồng dư nợ đã có 1 đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2012 tình hình huy động vốn càng hiệu quả hơn, tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ tăng lên, cứ 1,06 đồng dư nợ đã có 1 đồng vốnhuy động. Sang năm 2013 tiếp tục tăng cứ 1,01 đồng dư nợ đã có 1 đồng vốn huy động. Như vậy cả 3 năm qua ngân hàng đã huy động được một nguồn vốn khá lớn để phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình được tốt hơn vì chi phí thấp, vì vậy việc cho vay của Ngân hàng trong phạm vi vốn mà Ngân hàng đã huy động được sẽ đảm bảo khả năng chi trả các khoản tiền gửi của khách hàng. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển đòi hỏi ngân hàng có nhiều quan tâm hơn đến huy động vốn, ngân hàng nên tranh thủ mở rộng thị phần khi các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn còn ít. Đa dạng hóa và hoàn thiện các sản phẩm tiền gửi cũng như tăng khả năng thu hút khách hàng thông qua chiêu thị là các biện pháp ngân hàng có thể và rất nên thực hiện để tăng nguồn vốn huy động, từ đó góp phần giảm chi phí hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. 1.26 1.06 1.01 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2011 2012 2013 Dư nợ/Vốn huy động (lần)

42

4.3.6.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo chi nhánh Lấp Vò

Hình 4.3: Vòng quay vốn tín dụng của NHNo Lấp Vò giai đoạn 2011-2013 Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Hệ số này nó chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả hay không?.

Bảng 4.13 (xem trang 43) cho thấy vòng quay vốn tín dụng của 3 năm có những biến động như sau: năm 2011 là 1,90 vòng, năm 2012 là 1,86 vòng, năm 2013 là 1,56 vòng. Trong năm 2013, doanh số thu nợ giảm thêm đó dư nợ bình quân lại tăng, làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 1,56 vòng. Do chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm nên các hộ sản xuất kinh doanh này sử dụng vốn vay khá hiệu quả và nhu cầu vốn ngày càng cao để mở rộng quy mô hoạt động của mình nên cần thời gian nhiều hơn trong phương án sản xuất vì vậy dư nợ càng tăng làm vòng quay tín dụng giảm. Tuy thời gian có kéo dài nhưng vẫn còn ngắn hạn vì vậy việc trả nợ cho Ngân hàng luôn được đảm bảo đúng và đủ nhằm giữ uy tín và quan hệ lâu dài đối với Ngân hàng. Đồng thời, cũng là do sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ đến hạn.

1.9 1.86 1.56 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2011 2012 2013 Vòng quay tín dụng (vòng)

43

4.3.6.4 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh tại NHNo chi nhánh Lấp Vò

Biểu đồ 4.4: Nợ xấu/ Tổng dư nợ của NHNo Lấp Vò giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, đồng thời phản ánh mức độ RRTD của Ngân hàng phải gánh chịu. Đây là chỉ số cần có sự quan tâm đúng mức vì nếu không kiểm soát được tỷ lệ này thì thiệt hại mà Ngân hàng phải gánh chịu là không hề nhỏ. Hệ số này càng lớn cho thấy hoạt động của Ngân hàng đang gánh chịu RRTD cao, chất lượng tín dụng kém và ngược lại. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Lấp Vò tỷ lệ nợ xấu an toàn được quy định là dưới 3%.

Nhìn vào bảng 4.13 (xem trang 43) ta thấy tỷ lệ nợ xấu biến động qua các năm như sau: năm 2011 là 1,71%, năm 2012 là 0,84%, năm 2013 là 2,94%. Trong hai năm và năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá thấp , đó là biểu hiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng rất hiệu quả. Đến năm 2013, công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, do kinh tế khó khăn, và một số lý do khách quan…dẫn đến các khoản nợ quá hạn chuyển sang nợ xấu làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 2,94%. Với tỷ lệ này Ngân hàng quyết tâm khắc phục nợ xấu, đặt biệt là đã thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng vay vốn và giám sát các khoản vay.

0.84% 2.94% 1.71% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2011 2012 2013 Nợ xấu/Tổng dư nợ

44

Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay trong nông nghiệp, nông thôn tại NHNo&PTNN chi nhánh Lấp Vò giai đoạn năm 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

VHĐ (1) Triệu đồng 224.800 333.424 366.289

DSCV (2) Triệu đồng 535.290 729.130 595.594

DSTN (3) Triệu đồng 537.781 658.543 578.458

Dư nợ (4) Triệu đồng 282.648 353.235 370.371 Dư nợ bình quân (5) Triệuđồng 283.894 317.92 361.803

Nợ xấu (6) Triệu đồng 4.840 2.970 10.879

Dư nợ/vốn huy động (7) = (4)/ (1) Lần 1,26 1,06 1,01 Hệ số thu nợ (8) = (3)/ (2) % 100,47 90,32 97,12 Vòng quay tín dụng (9) = (3)/ (4) Vòng 1,90 1,86 1,56 Nợ xấu/Tổng dư nợ (10) = (6)/ (4) % 1,71 0,84 2,94

45

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNO& PTNT

CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ

5.1 NHŨNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

TRIỂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

5.1.1 Thuận lợi

- Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Lấp Vò cho thấy hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn huy động ngày một tăng cao điều này cho thấy Ngân hàng được nhiều người dân tin tưởng, khả năng huy động vốn của Ngân hàng đạt hiệu quả cao.

- Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều khả quan đều đó đã chứng minh nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng đã tiếp cận rộng rãi đến với người dân địa phương và đã phát huy được hiệu quả thiết thực của nó trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ luôn tăng chứng tỏ người dân vay vốn sử dụng đúng mục đích và làm ăn có lãi nên đến khi đáo hạn người dân đã hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.

- Ngân hàng đã tạo được uy tín mạnh mẽ trong người dân nên khách hàng luôn chủ động đến Ngân hàng gủi tiền khi có nhu cầu. Hơn nữa lãi suất huy động vẫn đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn trong khi lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng khác.

- Các hình thức huy động vốn được phân kỳ linh động và đa dạng. - Thủ tục, hồ sơ cho vay đã có phần được đơn giản, như trước đây bộ hồ sơ vay không thế chấp tài sản chỉ vay được 30.000.000 đồng nay đã tăng lên 50.000.000 đồng nhằm giảm sự phiền hà cho người dân.

- Công tác thẩm định và tái thẩm định được thực hiện đầy đủ.

- Cán bộ tín dụng năng động, sáng tạo, chủ động tư vấn cho khách hàng về đầu tư sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)