Tình hình huyđộng vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTN T

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 36 - 37)

huyện Lấp Vò

Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHgiai đoạn 2011-2013 ĐVT:Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT huyện Lấp Vò

Huy động vốn là hoạt động quan trọng của Ngân hàng, vì hoạt động này tạo nên nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn thấp, hơn nữa với chức năng đi vay để cho vay nên hoạt động này càng quan trọng hơn. Giả sử đến một thời điểm nào đó Ngân hàng không huy động được vốn thì nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng lúc này chỉ còn lại là vốn điều chuyển và vốn khác mà hai nguồn vốn này thì có giới hạn nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Bảng 4.2 đã thể hiện được trong 3 năm qua, nghiệp vụ huy động vốn của NHNo huyện Lấp Vò hoạt động có hiệu quả với tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm.

Nhìn chung nguồn vốn của Ngân hàng tăng chủ yếu là nhờ vào tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng liên tục tăng và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn. Tăng từ 177.619 triệu đồng năm 2011 đến 277.451 triệu đồng năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là do nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư ngày càng nhiều nhưng thời gian nhàn rỗi của vốn này không lâu, hơn nữa người dân không thích gửi

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Không kỳ hạn 42.398 45.058 43.106 2.660 6,27 -1.952 -4,33 Kỳ hạn <12 tháng 177.619 279.404 277.451 101.713 57,24 -1.953 -0,70 Kỳ hạn 12; <24 tháng 4.711 8.962 45.732 4.251 90,24 36.770 410,29 Tồng vốn huy động 224.800 333.424 366.289 108.624 48,32 32.865 9,86

26

tiền quá lâu vào Ngân hàng. Mặt khác, các chương trình khuyến mãi của Ngân hàng đã thu hút được khách hàng, khách hàng ngày càng thấy được hiệu quả của việc gửi tiền có kỳ hạn với lãi suất cao hơn nên đã làm tăng doanh số huy động cho Ngân hàng, nó tạo được thuận lợi cho Ngân hàng trong việc lên kế hoạch sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn thì ổn định và chiếm tỉ trọng trung bình trên tổng nguồn vốn. Năm 2012 tăng 6,27% tương ứng số tiền 2.660 triệu đồng so với năm 2011,đến năm 2013 thì giảm đi 4,33% với số tiền 1.952 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do loại tiền gửi không kỳ hạn này khách hàng thường sử dụng với mục đích thanh toán, và các kỳ hạn đã được phân nhỏ hơn, nhất là loại kỳ hạn dưới 12 tháng. Chính vì vậy mà các kỳ hạn ngắn thu hút được khách hàng nhiều hơn.Vì vậy mà khả năng thu hút của loại này cao hơn loại không kỳ hạn mà các doanh nghiệp trước đây thường chọn.

Tương tự với tiền gửi không kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì khả quan hơn là tăng dần qua các năm, năm 2011 chỉ có 4.711 đến năm 2013 thì tăng lên đến 45.732 triệu đồng. Lý do là giá vàng và lãi suất biến động liên tục và có xu hướng giảm nên khách hàng chọn kỳ hạn dài hơn để có lãi suất cao, không muốn đầu tư để tránh lỗ.

Tóm lại, tổng nguồn vốn Ngân hàng có sự biến đổi phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng từ đó làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Qua đó khách hàng chủ động hơn trong việc xoay chuyển nguồn vốn của mình vì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ chủ yếu là ngắn hạn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 36 - 37)