Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 31)

ĐOẠN 2011 – 2013.

3.5.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò. chi nhánh huyện Lấp Vò.

Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế, hoạt động của Ngân hàng có sự thay đổi, phương thức hoạt động phù hợp với sự phát triển chung. NHNO&PTNT Huyện Lấp Vò thu hút tiền gửi của mọi thành phần kinh tế, từ đó đầu tư tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cùng với các nghiệp vụ thanh toán. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau:

+ Huy động vốn: Khai thác và huy động vốn của mọi tổ chức dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm: các loại tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi không kỳ hạn

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu…

+ Hoạt động tín dụng: cho vay đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với các lĩnh vực nông nghiệp, thương nghiệp…

+ Hoạt động và dịch vụ khác: kinh doanh, mua bán và thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối, bảo lãnh dự thầu, thu phí,…

Nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng là phát triển nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế huyện, tỉnh ngày cành phát triển.

Qua nhiều năm hoạt động Ngân hàng luôn ý thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt dược những thành tựu đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn huyện nhà.

3.5.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

NHNo&PTNT huyện Lấp Vò là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Mục tiêu của Chi nhánh là đầu tư phát triển tín dụng dưới mọi hình thức, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời còn góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, cải thiện thu nhập cho người dân. Mục tiêu sâu xa là nhằm đưa nền kinh tế huyện nhà tăng trưởng cùng với sự phát triển của xã hội. Để thực hiện được điều này thì bản thân Ngân hàng phải đứng vững, có nghĩa là phải hoạt động thực sự có hiệu quả. Chỉ tiêu lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Khi lợinhuận tăng sẽ tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:

Qua bảng 3.1 (xem trang 21) cho thấy 3 năm qua, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tương đối khả quan. Tuy nhiên kết quả có sự biến động và không theo một chiều hướng nhất định của các khoản mục: thu nhập, chi phí, lợi nhuận đều có sự biến động, có lúc tăng, có lúc giảm

21

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHNo chi nhánh Lấp Vò

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng thu nhập 85.205 86.536 68.956 1.331 1,56 -17.580 -20,32 - Thu nhập lãi 79.849 80.079 64.969 230 0,29 -15.110 -18,87 - Thu từ dịch vụ 876 987 870 111 12,67 -117 -11,54 - Thu nhập khác 4.480 5.470 3.117 990 22,1 -2.353 43,02 + Thu nợ đã XLRR 2.514 5.381 2.127 2.867 114,04 -3.254 -60,47 2.Tổng chi phí 72.407 67.906 57.967 -4.501 -6,22 -9.939 -14,64 - Chi phí lãi 56.387 53.378 46.978 -3.009 -5,34 -6.400 -11,99 - Chi phí dịch vụ 797 319 443 -478 -59,6 124 38,87 - Chi phí khác 15.223 14.209 10.546 -1.014 -6,66 -3.663 -25,78 + Chi dự phòng nợ XLRR 5.216 4.454 1.401 -762 -14,61 -3.053 -68,55 3. Lợi nhuận 12.798 18.630 10.989 5.832 45,57 -7.641 -41,01

22

Ta thấy ở từng năm, thu nhập từng hoạt động tín dụng luôn đạt tỷ lệ cao (khoảng 92%) so với tổng thu nhập. Thế nhưng chi phí trã lãi cho việc huy động các nguồn vốn cũng chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 78%) trong tổng chi phí. Vì thế để tăng thu nhập cho Ngân hàng thì công tác tín dụng phải được thực hiện có hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tăng cả số lượng lẫn chất lượng, đồng thời để có vốn đầu tư, Ngân hàng cần tăng cường khai thác triệt để các thế mạnh về nguồn nhân lực, tài sản, mạng lưới hoạt động thông qua đó thu hút lượng tiền gửi ngày càng nhiều hơn. Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn mà Ngân hàng phải thực hiện để ổn định lợi nhuận hàng năm.

Bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta thấy lợi nhuận của năm 2012 là cao nhất trong 3 năm đạt 18.630 triệu đồng tăng 45,67% so với năm 2011. Có được kết quả như vậy là do 2 nguyên nhân sau: thứ nhất là thu nhập tăng, trong đó thì thu nhập lãi chỉ tăng 0,29% so với năm 2011 tương ứng với số tiền là 230 triệu đồng, bên cạnh đó thì thu nhập từ dịch vụ và thu nhập khác lại tăng khá cao so với năm 2011 là 20,56% tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong thu nhập nhưng cũng đang góp thêm nguồn thu vào tổng thu nhập.. Thứ hai đó là chi phí năm 2012 giảm so với năm 2011 là 6,22% tương ứng với số tiền là 4.501 triệu đồng. Sự thay đổi này báo hiệu một kết quả tốt do ngân hàng đã đưa ra được những chủ trương, kế hoạch giảm chi phí hợp lý ở những mặt không cần thiết tránh lãng phí chi phí nhằm đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả hơn. Trong đó chi phí trả lãi giảm nhiều nhất cho thấy NH thực hiện tốt nghiệp vụ huy động vốn, sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng sẽ tốn chi phí thấp hơn so với việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển hoặc nguồn vốn khác vì NH với chức năngtrung gian là “đi vay để cho vay”. Song song là chi phí ngoài lãi cũng giảm chứng tỏ Ngân hàng cũng quản lý chi phí hợp lý và sử dụng chi phí có hiệu quả.

Năm 2013 thì kết quả không khả quan cho NH lợi nhuận của NH giảm mạnh so với năm 2012 là 41,01% tương ứng với số tiền là 7.641 triệu đồng. Trong đó cả thu nhập và chi phí đều giảm so với năm 2012, thu nhập giảm 20,32% với số tiền 17.580 triệu đồng và chi phí cũng giảm 14,64% tương ứng số tiền là 9.939 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn bị ảnh hưởng sâu rộng từ cuộc khủng hoảng và sự biến động phức tạp của giá vàng và USD, bên cạnh đó lãi suất cơ bản lại giảm liên tục từ đó làm chênh lệch lãi suất “đầu vào” và “đầu ra” còn hẹp đáng kể, cũng với tình hình kinh tế khó khăn nông hộ còn e ngại để sản xuất vì thị trường đầu ra không ổn định, không có sự chắc chắn đầu ra vì vậy cho vay của Ngân hàng cũng giảm dù lãi suất đã giảm. Dẫn đến lợi nhuận năm 2013 giảm đáng kể.

23

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNO& PTNT CHI NHÁNH

HUYỆN LẤP VÒ

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐNCỦA NHNo&PTNT

HUYỆN LẤP VÒ GIAI ĐOẠN 2011-2013

Để hoạt động kinh doanh thông suốt và mang lại hiệu quả thì nguồn vốn, nhất là vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đối với Ngân hàng. Nguồn vốn mạnh và ổn định sẽ giúp tăng sức cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc cho Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò trong giai đoạn 2011 – 2013, ta theo dõi bảng sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu tổng nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Lấp Vò giai đoạn 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT huyện Lấp Vò

Nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng qua các năm.Điều này cho thấy ngân hàng luôn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên địa bàn. Nguyên nhân mà nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm chính là do nhu cầu vốn của người dân nơi đây ngày càng nhiều. Kinh tế ngày càng phát triển thì sản xuất kinh doanh càng nhiều dẫn đến nhu cầu vốn càng cao.Để đáp ứng tốt hơn về nhu cầu vốn trên địa bàn thì ngân hàng phải áp dụng các chiến lược nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, cũng như các biện pháp khác có thể tăng tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 224.800 333.424 366.289 108.624 48,32 32.865 9,86 Vốn điều chuyển 202.387 182.095 189.296 -20.292 -10,03 7.201 3,95 Nguồn vốn khác 1.300 1.900 2.480 600 46,15 580 30,52 Tổng nguồn vốn 428.487 517.419 558.065 88.932 20,75 40.646 7,85

24

Nhìn vào bảng 4.1 về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm ta thấy tỷ trọng của vốn huy động còn khá thấp.Đây là nguồn vốn mà hầu hết các ngân hàng mong muốn được sử dụng nhiều nhất vì chi phí thấp nhất trong tất cả các loại vốn khác của ngân hàng.Nhận thấy được điều đó, chi nhánh ngân hàng huyện Lấp Vò đã nhanh chóng thực hiện các chiến lược huy động mới và hiệu quả hơn nhằm cải thiện cơ cấu nguồn vốn của mình.

Năm 2011 Ngân hàng huy động được 224.800 triệu đồng, đến năm 2012 là 333.424 triệu đồng, tăng 48,32% tương ứng với 108.624 triệu đồng so với năm 2011 cho thấy hoạt động kinh doanh của người dân có xu hướng phát triển tốt hơn nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính quyền,…Mặt khác, nguồn vốn huy động tăng là docán bộ công nhân viên của Ngân hàng thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tiền gửi, đa dạng các loại sản phẩm, ngày càng đáp ứng nhu cầu người gửi, giúp giữ chân được khách hàng nên đã khai thác được các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình giúp nguồn vốn huyđộng ngày càng tăng cao. Điều này rất khả quan đã góp phần làm cho Ngân hàng ngày càng phát triển hơn và giảm dần sự phụ thuộc của mình vào ngân hàng cấp trên, tăng quy mô hoạt động kinh doanh và nâng cao lợi nhuận, đảm bảo sự ổn định cho hoạt động của ngân hàng và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Đến năm 2013 vốn huy động vẫn tăng nhưng chỉ tăng 9,86% so với năm 2012 tương ứng với số tiền là 32.865 triệu đồng. Nguyên nhân là do lãi suất giảm nhanh,giá cả hàng hóa và giá vàng có nhiều biến động. Điều này tác động đến khách hàng gửi tiền đó là khách hàng rút tiền vì lãi suất giảm nhanh dẫn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn tuy huy động vốn có tăng so với năm 2012 nhưng tăng không nhiều. Ngoài ra do tình hình kinh tế khó khăn kéo dài đã ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của nông dân do heo, gà, vịt (nguồn đầu tư kinh tế chủ yếu của người dân trên địa bàn huyện) bị mất giá.

Bên cạnh đó là nguồn vốn điều chuyển, vì đôi lúc nguồn vốn huy động cũng không đáp ứng đủ trong hoạt động cho vay của ngân hàng và để đảm bảo được hoạt động của ngân hàng ổn định nên ngân hàng cấp trên sẽ điều chuyển vốn đến kịp thời khi chi nhánh có nhu cầu và chi nhánh phải trả phần chi phí cao hơn chi phí huy động vốn. Do đó, ngân hàng sẽ giảm đến mức thấp nhất nguồn vốn điều chuyển để gia tăng lợi nhuận. Qua 3 năm phân tích ta thấy cơ cấu của vốn điều chuyển cũng có chuyển biến khá tốt. Vốn điều chuyển qua các năm cụ thể: năm 2011 vốn điều chuyển 202.387 triệu đồng, đến năm 2012 còn lại 182.095 triệu đồng, giảm 10,03% so với năm 2011. Ở năm 2013 thì 189.296 triệu đồng, tăng 3,95% so với năm 2012.

Vốn điều chuyển vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong 3 năm qua.Qua đó cho thấy mặc dù vốn huy động tăng nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu vay của người dân cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ nên vẫn rất cần nguồn vốn từ cấp trên. Với sự giảm sụt của vốn điều chuyển như vậy là do Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tương đối cao nên đáp ứng được phần lớn nhu cầu vay của khách hàng, do đó cần lượng ít vốn điều chuyển từ cấp trên. Ngoài hai nguồn vốn trên chi nhánh còn có nguồn vốn khác như là

25

vốn ủy thác, vốn tài trợ hay là vốn từ các quỹ của ngân hàng, nguồn vốn này tăng liên tục qua 3 năm như năm 2012 tăng 46,15% tương ứng với số tiền là 600 triệu đồng so với năm 2011 và tiếp đến năm 2013 tăng 30,52% so với năm 2012 với số tiền là 580 triệu đồng. Mặc dù nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của chi nhánh nhưng vẫn tăng trong ba năm. Đây là dấu hiệu tích cực nhằm giảm ảnh hưởng của vốn điều chuyển đến hoạt động của Ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.1.1 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT

huyện Lấp Vò

Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHgiai đoạn 2011-2013 ĐVT:Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT huyện Lấp Vò

Huy động vốn là hoạt động quan trọng của Ngân hàng, vì hoạt động này tạo nên nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn thấp, hơn nữa với chức năng đi vay để cho vay nên hoạt động này càng quan trọng hơn. Giả sử đến một thời điểm nào đó Ngân hàng không huy động được vốn thì nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng lúc này chỉ còn lại là vốn điều chuyển và vốn khác mà hai nguồn vốn này thì có giới hạn nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Bảng 4.2 đã thể hiện được trong 3 năm qua, nghiệp vụ huy động vốn của NHNo huyện Lấp Vò hoạt động có hiệu quả với tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm.

Nhìn chung nguồn vốn của Ngân hàng tăng chủ yếu là nhờ vào tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng liên tục tăng và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn. Tăng từ 177.619 triệu đồng năm 2011 đến 277.451 triệu đồng năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là do nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư ngày càng nhiều nhưng thời gian nhàn rỗi của vốn này không lâu, hơn nữa người dân không thích gửi

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Không kỳ hạn 42.398 45.058 43.106 2.660 6,27 -1.952 -4,33 Kỳ hạn <12 tháng 177.619 279.404 277.451 101.713 57,24 -1.953 -0,70 Kỳ hạn 12; <24 tháng 4.711 8.962 45.732 4.251 90,24 36.770 410,29 Tồng vốn huy động 224.800 333.424 366.289 108.624 48,32 32.865 9,86

26

tiền quá lâu vào Ngân hàng. Mặt khác, các chương trình khuyến mãi của Ngân hàng đã thu hút được khách hàng, khách hàng ngày càng thấy được hiệu quả của việc gửi tiền có kỳ hạn với lãi suất cao hơn nên đã làm tăng doanh số huy động cho Ngân hàng, nó tạo được thuận lợi cho Ngân hàng trong việc lên kế hoạch sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn thì ổn định và chiếm tỉ trọng trung bình trên tổng nguồn vốn. Năm 2012 tăng 6,27% tương ứng số tiền 2.660 triệu đồng so với năm 2011,đến năm 2013 thì giảm đi 4,33% với số tiền 1.952 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do loại tiền gửi không kỳ hạn này khách hàng thường sử dụng với mục đích thanh toán, và các kỳ hạn đã được phân nhỏ hơn, nhất là loại kỳ hạn dưới 12 tháng. Chính vì vậy mà các kỳ hạn ngắn thu hút được khách hàng nhiều hơn.Vì vậy mà khả năng thu hút của loại này cao hơn loại không kỳ hạn mà các doanh nghiệp trước đây thường chọn.

Tương tự với tiền gửi không kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)