Phân tích doanh số cho vay trong cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 39 - 43)

nông nghiệp, nông thôn

Ta sẽ lần lượt phân tích cho vay phục vụ Nông nghiệp, Nông thôn theo thể loại cho vay, theo ngành nghề, theo địa bàn, để thấy được trong những năm qua NHNN & PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò đã giải ngân theo từng tiêu thức như thế nào, qua đó đánh giá kết quả của tín dụng đối với từng tiêu thức này.

29

4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Ngân hàng cung cấp tín dụng một mặt để bù đắp nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của các nông hộ để sản xuất. Vì khi vào cao điểm thì các nông hộ thiếu hụt nguồn vốn để sản xuất, do đó họ phải vay tạm thời ở các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là ở các Ngân hàng. Tuy nhiên, ở NHNo&PTNT huyện Lấp Vò do tính chất qui mô là một Ngân hàng Nông nghiệp, Nông thôn mà theo tính chất của sản xuất trong Nông nghiệp là thường dưới 1 năm nên cho vay

ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỉ trọng cao khoảng 93% tổng DSCV. Được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.5: DSCV trong nông nghiệp, nông thôn theo thời gian

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng KHKD của NHNo chi nhánh Lấp Vò

Qua bảng 4.5về DSCV trong nông nghiệp, nông thôn theo thời gian cho thấy Ngân hàng phần lớn đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn. Ngân hàng cho vay ngắn hạn cao là vì Ngân hàng ưu tiên cho vay phát triển Nông-Lâm-Ngư- Diêm nghiệp. Mặt khác, khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là nông dân cần hỗ trợ vốn đầu tư về con giống, thức ăn, phân bón, giống cây trồng,… phục vụ sản xuất nông nghiệp với thời hạn nhỏ hơn 1 năm, nhu cầu vay của họ chủ yếu là theo mùa vụ. Đi sâu vào cơ cấu DSCV ta thấy cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 93%, trung hạn khoảng 7%. Vì tốc độ quay vòng của đồng vốn nhanh đảm bảo được tính thanh khoản, vốn tín dụng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn, do đó cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn cho vay trung hạn.

Cụ thể DSCV ngắn hạn năm 2012 đạt 685.382 triệu đồng tăng 40.70% tương ứng với số tiền là 198.268 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số này giảm còn 547.946 triệu đồng giảm 137.436triệu đồng tương ứng giảm 20,05% so với năm 2012. DSCV ngắn hạn tăng thể hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng trong năm đang được mở rộng, người dân cũng mạnh dạng mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa người dân cũng nhận được chính sách hỗ trợ lãi suất từ Chính Phủ, tiêu biểu là Quyết Định số 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 487.114 685.382 547.946 198.268 40,70 -137.436 -20,05 Trung hạn 48.176 43.748 47.648 -4.428 -9,19 3.900 8,91 Tổng cộng 535.290 729.130 595.594 193.840 36,21 -133.536 -18,31

30

suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2013 do tình hình sản xuất gặp khó khăn nên nông dân đã giảm quy mô sản xuất lại và do Ngân hàng muốn đạt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và tránh rủi ro cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn trong cho vay, do đó phần nào cũng làm giảm DSCV.

Đối với DSCV trung hạn thì có sự biến động qua 3 năm được thể hiện như sau: năm 2011 đạt cao nhất là 48.176 triệu đồng, năm 2012 giảm còn 43.748 triệu đồng giảm 9,19% tương ứng số tiền 4.428 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 thì DSCV tăng trở lại là 47.648 triệu đồng tăng 8,91% tương ứng số tiền là 3.900 triệu đồng. DSCV năm 2011 cao là do tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng nên Ngân hàng có thể chủ động trong nguồn vốn của mình, có thể tài trợ cho những dự án lớn, hơn nữa chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ được thực hiện nghiêm túc. Và đến năm 2012 thì DSCV này giảm do có khách hàng trả nhưng không vay lại, doanh số thu nợ của năm tăng cao và cũng với chính sách tín dụng chặt chẽ hơn vì NH sợ gặp nhiều rủi ro khi cho vay thời gian dài. Do đó, Ngân hàng cần theo dõi thường xuyên những món vay này vì nó tìm ẩn rủi ro rất cao, thời gian thu hồi nợ lâu và mỗi món vay chiếm số tiền rất lớn, điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

4.3.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng

Bảng 4.6: DSCV trong nông nghiệp, nông thôn theo đối tượng

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % NN 305.982 451.744 378.327 145.762 47,64 -73.417 -16,25 Thủy sản 208.678 250.648 198.832 41.970 20,11 -51.816 -20,67 Tiêu dùng 20.630 26.738 18.435 6.108 29,61 -8.303 -31,05 Tổng cộng 535.290 729.130 595.594 193.840 36,21 -133.536 -18,31

Nguồn: Phòng KHKD của NHNo chi nhánh Lấp Vò

Lấp Vò là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều ngành nghề. Để hiểu rõ hơn sự tăng giảm của các ngành kinh tế trong DSCV ta đi vào phân tích bảng 4.6 về chi tiết từng ngành.

Nông nghiệp

Doanh số cho vay đối với nông nghiệp năm 2012 đạt 451.744 triệu đồng, tăng 47,64% tương ứng với số tiền 145.762 triệu đồng so với năm 2011 cho thấy nhu cầu vốn cho trồng trọt và chăn nuôi ngày một cao hơn.

31

Điều này cho thấy nhu cầu vốn của ngành kinh tế này ngày một nhiều hơn. Đây là kết quả của việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó mà hộ sản xuất kinh doanh cần khoản vốn đầu tư ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên tốc độ cho vay đối với thành phần này tại NHNo&PTNT huyện Lấp Vò năm 2013 đã giảm so với năm 2012, cụ thể năm 2013 đạt 378.327 triệu đồng, giảm 16,25% tương ứng với tiền là 73.417 triệu đồng so với năm 2012. Điều này là do chi phí sản xuất tăng cao mà đầu ra không đảm bảo lợi nhuận nên nông dân không mạnh dạn đầu tư, số lượng vật nuôi cũng ít hơn. Mặt khác, năm 2013 tuy Ngân hàng vẫn khuyến khích tăngtrưởng tín dụng nhưng không vì thế mà NH chạy theo thành tích ngược lại NH muốn tránh xảy ra rủi ro nên đã thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước khi cho vay để lựa chọn khách hàng có uy tín hơn nên doanh số cho vay có phần giảm.

Thuỷ sản

Doanh số cho vay ngành thuỷ sản cũng tương tự như Nông nghiệp năm2012 tăng 20,11% tương ứng số tiền 41.970 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 chỉ còn 198,832 triệu đồng, giảm 20,67% so với năm 2012. Hiện tượng này xảy ra là do:

Các dự án xin vay thường không đảm bảo khả năng sinh lời hoặc có thì rất thấp vì chi phí đầu vào tăng cao nên Ngân hàng không cho vay mặc dù Ngân hàng có dư nguồn vốn cho vay. Nghề thủy sản không phải là nghề chủ lực của huyện lại mang nhiều rủi ro.

Do sự giảm giá của mặt hàng thủy sản cộng với việc giá thức ăn tăng cao nên ngân hàng quyết định giảm cho vay và tranh thủ thu hồi nợ với đối tượng này. Ngân hàng chỉ cho vay các dự án nuôi cá chủ yếu là nuôi cá hầm, cá bè, thường là cá basa, cá lóc có kết hợp với trồng lúa và hoa màu đảm bảo sinh lợi cho những khách hàng có uy tín.

Tiêu dùng

Doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng DSCV năm 2011 đạt 20.630 triệu đồng; năm 2012 đạt 26.738 triệu đồng tăng 29,61% so với năm 2011, năm 2013 chỉ còn 18.435 triệu đồng giảm 31,05% so với năm 2012. Tình hình DSCV tiêu dùng năm 2012 tăng cao so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do khách hàng vay với mục tiêu sinh hoạt ngày càng đông, tuy mỗi khách hàng vay với số tiền nhỏ nhưng với lượng khách đông cũng góp phần đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Ngoài ra, Chi nhánh thực hiện theo chủ trương của NHTW cho cán bộ, công nhân viên vay để làm kinh tế gia đình, cải thiện đời sống vật chất, cùng với đó là dịch vụ cho vay thấu chi qua thẻ nên đã làm tăng DSCV tiêu dùng tăng trong năm 2012. Năm 2013, DSCV tiêu dùng giảm là do kinh tế gặp khó khăn, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao nên người dân hạn chế tiêu dùng.

32

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)