Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 60)

- Trong và sau khi cho vay, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Công tác thẩm định, kiểm tra cần được thực hiện kỹ càng. Tránh tình trạng chạy theo chỉ tiêu hoặc quan hệ cá nhân mà thẩm định thì ngân hàng nên thực hiện thẩm định chéo và bất ngờ. Cách làm này sẽ giúp công tác thẩm định và kiểm tra được minh bạch, chính xác. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ chủ động hơn trong hoạt động tín dụng của mình. Chất lượng tín dụng từ đó cũng được nâng cao.

- Có các chế độ khen thưởng hợp lý cho cán bộ tín dụng giỏi. Ngân hàng có thể nâng cao tinh thần và trách nhiệm của cán bộ bằng cách xếp loại để họ phấn đấu, năng động hơn trong công việc.

5.2.1.4 Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng

- Xây dựng một phong cách giao dịch thật tốt, thật ấn tượng để tạo niềm tin nơi khách hàng. Vì thế các CBTD nói riêng, cán bộ Ngân hàng nói chung cần phải tự rèn luyện bản thân mình, tự xây dựng cho mình một kỹ năng giao tiếp thật tốt để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của KH.

- Mỗi CBTD cần có cách phục vụ tốt, nhanh chóng, luôn niềm nở, nhã nhặn, thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn cho KH. Ban lãnh đạo cũng cần có phương pháp theo dõi để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những cán bộ có thái độ giao tiếp không tốt, thiếu tế nhị nhằm mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho KH.

- Cán bộ tín dụng và ban lãnh đạo NH cần thường xuyên thăm hỏi KH, quan tâm đếnđời sống và tình hình sản suất của KH.

50

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng phục vụ trong Nông nghiệp, Nông thôn tại NHNo&PTNT huyện Lấp Vò cho thấy tình hình hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả, nguồn vốn tín dụng đã thật sự đến với người dân và đã giúp người dân rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhìn lại 3 năm qua, Ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tăng qua các năm 2011,2012, 2013; tuy có phần giảm năm 2013 nhưng mức giảm tương đối thấp. Điều này chứng tỏ qui mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Vấn đề quan trọng là tình hình nợ xấu trong dư nợ của ngân hàng được kiểm soát khá an toàn. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả và rủi ro được quản lý chặt chẽ. Trong đó, hoạt động tín dụng trong Nông nghiệp, Nông thôn là hoạt động chủ lực của ngân hàng, nó đem về nguồn thu nhập chiếm hơn 90% tổng thu nhập của ngân hàng.

Trong công tác huy động vốn đã đạt được mức tăng trưởng đều hàng năm, thể hiện sự nổ lực không ngừng của Ngân hàng, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn vay của xã hội.

Hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn đã giúp cho nông dân có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Thông qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng cùng với những chỉ tiêu được phân tích, phần nào cũng thể hiện được tình hình của Ngân hàng trong các năm 2011,2012,2013; cũng như thấy được những thành tích mà Ngân hàng đạt được, kèm theo đó là những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Từ đó, đề ra những giải pháp thích hợp để giải quyết khó khăn đó.

6.2 KIẾN NGHỊ

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho NHN0&PTNT chi nhánh Lấp Vò hoạt động ngày càng hiệu quả, thực hiện tốt sứ mệnh của mình, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vốn của người dân trong việc đầu tư và tái đầu tư. Tôi có một số kiến nghị như sau:

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương

- Cần có những biện pháp chỉ đạo thiết thực cho các ngành, các cấp kết hợp với ngân hàng thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế nông hộtrên địa bàn phát triển.

- Hỗ trợ giúp đỡ ngân hàng tiếp cận với người dân nhằm giới thiệu, hướng dẫn người dân biết về hoạt động của ngân hàng.

- Chỉ đạo các Ban, Ngành có liên quan tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với ngân hàng thu hồi nợ xấu.

51

6.2.2 Đối với NHNo&PTNT cấp trên

- Xây dựng chính sách, quy chế, quy định cho hoạt động ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn, phù hợp hơn.

- Cần theo dõi và cảnh báo kịp thời những tín hiệu của thị trường về lãi suất, lạm phát… để từ đó đưa ra những chính sách điều chỉnh cụ thể, hợp lý, tránh gây tổn hại cho ngân hàng.

- Tăng thêm biên chế cho Ngân hàng để giảm bớt áp lực công việc. - Tăng chi tiêu cho vay để Ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng để hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn. - Cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi an toàn, thủ tục cho vay phù hợp tránh gây phiền hà cho người dân.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Đăng Dờn, 2008.Giáo trình lý thuyết Tài chính- Tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 60)