Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 27)

* Các bước của quy trình cho vay

(1) Khi Khách hàng có nhu cầu vay vốn thì Khách hàng trực tiếp đến gặp Cán bộ tín dụng để trình bày mục đích vay vốn và phương án vay vốn. Sau khi Cán bộ tín dụng xem xét tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của Khách hàng, nếu khả thi thì hướng dẫn cho Khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

(2) Sau khi đã xem xét và ký duyệt hồ sơ, Cán bộ tín dụng trình hồ sơ cho Trưởng (Phó) Phòng Tín dụng duyệt lại.

(3) Nếu có vấn đề cần bổ sung hay sai sót, Trưởng (Phó) phòng Tín dụng yêu cầu Cán bộ tín dụng điều chỉnh sau đó trình lên Phó Giám Đốc phê duyệt.

(4a) Sau khi nhận hồ sơ từ Trưởng (Phó) phòng Tín dụng phó Giám Đốc xem xét các yếu tố trong hồ sơ và xét duyệt cho vay với số tiền, thời hạn

17

ghi trên hợp đồng. Nếu trên mức phán quyết thì chuyển hồ sơ đến Giám đốc hoặc đưa ra hội đồng tín dụng xem xét.

(4b) Sau khi Giám đốc đã xem xét phê duyệt hồ sơ thì chuyển hồ sơ về cho Cán bộ tín dụng.

(4c) Cán bộ tín dụng giữ lại giấy tờ cần thiết, còn những giấy tờ không cần thiết thì trả lại cho Khách hàng.

(5) Cán bộ tín dụng gửi hồ sơ đến phòng Kế toán.

(6) Khi nhận hồ sơ từ Cán bộ tín dụng thì bộ phận Kế toán có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay. Làm thủ tục phát tiền, chuyển hồ sơ đến bộ phận Ngân quỹ nếu Khách hàng yêu cầu rút tiền mặt.

(7) Bộ phận ngân quỹ nhận phiếu chi kèm đơn xin vay và làm thủ tục giải ngân, phát tiền vay cho Khách hàng.

(8) Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của Khách hàng.

+ Kiểm tra giấy báo đôn đốc thu lãi và thu nợ.

+ Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu Khách hàng yêu cầu. + Thanh lý, giải tỏa thế chấp khi hợp đồng chấm dứt.

Khách hàng (7) P. Ngân quỹ (1) (8) (6) (5)

Cán bộ tín dụng P. Kế toán (2)

Trưởng phòng kinh doanh (4c) (4b) Giám đốc (3)

(4a)

Phó Giám đốc

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Lấp Vò

18

3.3 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG 3.3.1 Ưu điểm

- Chi nhánh nằm ở trung tâm huyện Lấp Vò rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Dân cư đông, nơi thuận lợi cho việc huy động vốn. - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương.

- Có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

- Chính sách tín dụng đã được đề ra từ trước tạo điều kiện cho chi nhánh định hướng phát triển để đạt hiệu quả tốt hơn.

- Cơ sở vật chất được trang bị tốt.

- Có những khách hàng truyền thống có uy tín, làm ăn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

- Các thủ tục cho vay đơn giản, và nhiệt tình hướng dẫn khách hàng làm đơn.

3.3.2 Nhược điểm

- Khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng một địa bàn chưa cao.

- Chưa mở rộng và đa dạng hóa các đối tương đầu tư, chưa mở rộng các hình thức tín dụng dịch vụ khác.

- Dịch bệnh trên lúa, gia cầm của người dân gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

- Thiếu nhân viên, công việc kinh doanh bị ùn tắc, một số nhân viên làm cùng lúc nhiều địa bàn.

- Một số người vay sử dụng vốn vay sai mục đích gây khó khăn cho việc quản lý dự án dẫn đến rủi ro cho hoạt động tín dụng.

- Mặc dù vậy Ngân hàng đã hoạt động hơn 25 năm với những kinh nghiệm hoạt động tại địa bàn cũng như từng bước khắc phục những khó khăn và ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

3.4 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA

HUYỆN LẤP VÒ

3.4.1 Vài nét về huyện Lấp Vò

Lấp Vò, tên cũ Thạnh Hưng, là một huyện phía Nam thuộc tỉnh Đồng Tháp, diện tích 244.438 ha, chiếm 7,54% diện tích toàn tỉnh, dân số 178.989 người nằm giữa sông Tiền và sông Hậu.

Lấp Vò là huyện có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có vị trí thuận lợi về giao thông đường thuỷ cũng như đường bộ, kênh Xáng Lấp Vò chạy dọc gần suốt chiều dài của huyện. Về

19

giao thông đường bộ có Quốc lộ 80, Quốc lộ 54 và 06 tỉnh lộ nối liền các huyện, tỉnh bạn; phía Tây có bến phà Vàm Cống, phía Bắc có bến phà Cao Lãnh, là đầu mối giao lưu với các nơi trong và ngoài huyện

Trung ương sẽ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có một số công trình nằm trên địa bàn huyện như: cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền, cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu, đang nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 80, hoàn chỉnh Quốc lộ 54, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường N2 v.v. Mặt khác, tỉnh đã có chương trình đầu tư phát triển nâng cấp thị trấn Lấp Vò được lên thành đô thị loại IV và 04 xã: Định Yên, Vĩnh Thạnh, Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B lên đô thị loại V.

3.4.2 Tình hình sản xuất Nông nghiệp

HuyệnLấp Vò có điều kiện khí hậu, đất đai nguồn nước ngọt thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi và đặc biệt năm gần đây huyện có sự phát triển của ngành nghề truyền thống được thể hiện như sau:

Mặc dù đang phải đối mặt những khó khăn thách thức, nhưng với sự chỉ đạo của Huyện ủy, sự quan tâm hỗ trợ chuyên môn của các ngành tỉnh, ngành Nông nghiệp huyện và sự nổ lực phấn đấu của nông dân, tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013 trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng. Các dự án, đề án nông nghiệp, nông thôn được nhân rộng đặc biệt là cánh đồng liên kết với tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp ngày càng được nâng cao, hệ thống đê bao được gia cố vững chắc, kênh mương và thủy lợi nội đồng được nạo vét định kỳ đáp ứng kịp thời yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp các vụ trong năm, phát triển lộ giao thông nông thôn tạo cho nhân dân đi lại nhất là trong mùa mưa lũ và góp phần đưa địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đặt biệt là tiêu chí về thủy lợi. Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi với các giải pháp về lịch thời vụ về xuống giống tập trung; chủ động công tác dự tính dự báo nên đã khống chế dịch bệnh. Công tác quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất nông thủy sản đạt các chỉ tiêu đề ra.

Diện tích gieo trồng đạt 43.441,9 ha, tăng 3.574 ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong chăn nuôi, tổng đàn gia súc trên 17 ngàn con, gia cầm trên 273 ngàn con...Về nuôi trồng thủy hải sản, toàn huyện đã đưa vào sản xuất 397,7 ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, vượt 19,7% so với kế hoạch sản lượng thu hoạch đạt 21.877 tấn.

Về nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất năm 2014, huyện Lấp Vò tiếp tục triển khai và tập trung lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích người dân đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất.

Về phương diện phi vật thể cũng đã có một niềm vui lớn khác đến với Lấp Vò, ngày 10/9/2013, nghề dệt chiếu thủ công truyền thống ở Định Yên tự hào được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

20

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO

&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI

ĐOẠN 2011 – 2013.

3.5.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò. chi nhánh huyện Lấp Vò.

Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế, hoạt động của Ngân hàng có sự thay đổi, phương thức hoạt động phù hợp với sự phát triển chung. NHNO&PTNT Huyện Lấp Vò thu hút tiền gửi của mọi thành phần kinh tế, từ đó đầu tư tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cùng với các nghiệp vụ thanh toán. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau:

+ Huy động vốn: Khai thác và huy động vốn của mọi tổ chức dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm: các loại tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi không kỳ hạn

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu…

+ Hoạt động tín dụng: cho vay đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với các lĩnh vực nông nghiệp, thương nghiệp…

+ Hoạt động và dịch vụ khác: kinh doanh, mua bán và thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối, bảo lãnh dự thầu, thu phí,…

Nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng là phát triển nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế huyện, tỉnh ngày cành phát triển.

Qua nhiều năm hoạt động Ngân hàng luôn ý thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt dược những thành tựu đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn huyện nhà.

3.5.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

NHNo&PTNT huyện Lấp Vò là tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Mục tiêu của Chi nhánh là đầu tư phát triển tín dụng dưới mọi hình thức, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời còn góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, cải thiện thu nhập cho người dân. Mục tiêu sâu xa là nhằm đưa nền kinh tế huyện nhà tăng trưởng cùng với sự phát triển của xã hội. Để thực hiện được điều này thì bản thân Ngân hàng phải đứng vững, có nghĩa là phải hoạt động thực sự có hiệu quả. Chỉ tiêu lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Khi lợinhuận tăng sẽ tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:

Qua bảng 3.1 (xem trang 21) cho thấy 3 năm qua, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tương đối khả quan. Tuy nhiên kết quả có sự biến động và không theo một chiều hướng nhất định của các khoản mục: thu nhập, chi phí, lợi nhuận đều có sự biến động, có lúc tăng, có lúc giảm

21

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của NHNo chi nhánh Lấp Vò

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng thu nhập 85.205 86.536 68.956 1.331 1,56 -17.580 -20,32 - Thu nhập lãi 79.849 80.079 64.969 230 0,29 -15.110 -18,87 - Thu từ dịch vụ 876 987 870 111 12,67 -117 -11,54 - Thu nhập khác 4.480 5.470 3.117 990 22,1 -2.353 43,02 + Thu nợ đã XLRR 2.514 5.381 2.127 2.867 114,04 -3.254 -60,47 2.Tổng chi phí 72.407 67.906 57.967 -4.501 -6,22 -9.939 -14,64 - Chi phí lãi 56.387 53.378 46.978 -3.009 -5,34 -6.400 -11,99 - Chi phí dịch vụ 797 319 443 -478 -59,6 124 38,87 - Chi phí khác 15.223 14.209 10.546 -1.014 -6,66 -3.663 -25,78 + Chi dự phòng nợ XLRR 5.216 4.454 1.401 -762 -14,61 -3.053 -68,55 3. Lợi nhuận 12.798 18.630 10.989 5.832 45,57 -7.641 -41,01

22

Ta thấy ở từng năm, thu nhập từng hoạt động tín dụng luôn đạt tỷ lệ cao (khoảng 92%) so với tổng thu nhập. Thế nhưng chi phí trã lãi cho việc huy động các nguồn vốn cũng chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 78%) trong tổng chi phí. Vì thế để tăng thu nhập cho Ngân hàng thì công tác tín dụng phải được thực hiện có hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tăng cả số lượng lẫn chất lượng, đồng thời để có vốn đầu tư, Ngân hàng cần tăng cường khai thác triệt để các thế mạnh về nguồn nhân lực, tài sản, mạng lưới hoạt động thông qua đó thu hút lượng tiền gửi ngày càng nhiều hơn. Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn mà Ngân hàng phải thực hiện để ổn định lợi nhuận hàng năm.

Bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta thấy lợi nhuận của năm 2012 là cao nhất trong 3 năm đạt 18.630 triệu đồng tăng 45,67% so với năm 2011. Có được kết quả như vậy là do 2 nguyên nhân sau: thứ nhất là thu nhập tăng, trong đó thì thu nhập lãi chỉ tăng 0,29% so với năm 2011 tương ứng với số tiền là 230 triệu đồng, bên cạnh đó thì thu nhập từ dịch vụ và thu nhập khác lại tăng khá cao so với năm 2011 là 20,56% tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong thu nhập nhưng cũng đang góp thêm nguồn thu vào tổng thu nhập.. Thứ hai đó là chi phí năm 2012 giảm so với năm 2011 là 6,22% tương ứng với số tiền là 4.501 triệu đồng. Sự thay đổi này báo hiệu một kết quả tốt do ngân hàng đã đưa ra được những chủ trương, kế hoạch giảm chi phí hợp lý ở những mặt không cần thiết tránh lãng phí chi phí nhằm đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả hơn. Trong đó chi phí trả lãi giảm nhiều nhất cho thấy NH thực hiện tốt nghiệp vụ huy động vốn, sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng sẽ tốn chi phí thấp hơn so với việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển hoặc nguồn vốn khác vì NH với chức năngtrung gian là “đi vay để cho vay”. Song song là chi phí ngoài lãi cũng giảm chứng tỏ Ngân hàng cũng quản lý chi phí hợp lý và sử dụng chi phí có hiệu quả.

Năm 2013 thì kết quả không khả quan cho NH lợi nhuận của NH giảm mạnh so với năm 2012 là 41,01% tương ứng với số tiền là 7.641 triệu đồng. Trong đó cả thu nhập và chi phí đều giảm so với năm 2012, thu nhập giảm 20,32% với số tiền 17.580 triệu đồng và chi phí cũng giảm 14,64% tương ứng số tiền là 9.939 triệu đồng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn bị ảnh hưởng sâu rộng từ cuộc khủng hoảng và sự biến động phức tạp của giá vàng và USD, bên cạnh đó lãi suất cơ bản lại giảm liên tục từ đó làm chênh lệch lãi suất “đầu vào” và “đầu ra” còn hẹp đáng kể, cũng với tình hình kinh tế khó khăn nông hộ còn e ngại để sản xuất vì thị trường đầu ra không ổn định, không có sự chắc chắn đầu ra vì vậy cho vay của Ngân hàng cũng giảm dù lãi suất đã giảm. Dẫn đến lợi nhuận năm 2013 giảm đáng kể.

23

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI NHNO& PTNT CHI NHÁNH

HUYỆN LẤP VÒ

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐNCỦA NHNo&PTNT

HUYỆN LẤP VÒ GIAI ĐOẠN 2011-2013

Để hoạt động kinh doanh thông suốt và mang lại hiệu quả thì nguồn vốn, nhất là vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đối với Ngân hàng. Nguồn vốn mạnh và ổn định sẽ giúp tăng sức cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc cho Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò trong giai đoạn 2011 – 2013, ta theo dõi bảng sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu tổng nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Lấp Vò giai đoạn 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ NHNo&PTNT huyện Lấp Vò

Nguồn vốn của ngân hàng luôn tăng qua các năm.Điều này cho thấy ngân hàng luôn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên địa bàn. Nguyên nhân mà nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm chính là do nhu cầu vốn của người dân nơi đây ngày càng nhiều. Kinh tế ngày càng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)