Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 57)

5.1.3.1 Mục tiêu

Để tiếp tục xây dựng đơn vị phát triển bền vững, ổn định, Ban lãnh đạo Ngân hàng xác định mục tiêu tổng quát cho năm 2015 như sau:

NHNo&PTNT huyện Lấp Vò tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong năm vừa qua, thực hiện tích cực các giải pháp của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đảm bảo kinh

47

doanh mang lại lợi nhuận. Đáp ứng vốn cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn theo chủ trương của Đảng và Chính Phủ; tập trung nguồn nhân lực, sử dụng tốt công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh và hội nhập; nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu NHNo&PTNTViệt Nam.

5.1.3.2 Phương hướng

- Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong các thành phần kinh tế, xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên liên tục, để giữ vững ổn định tạo nguồn cho vay.

- Chi nhánh phấn đấu tăng nguồn vốn huy động tương ứng để đảm bảo tăng trưởng dư nợ ổn định, chủ động trong kinh doanh, triệt để tiết kiệm, cắt giảm những chi phí chưa cần thiết nhằm để tăng chênh lệch đầu vào đầu ra.

- Tăng thu dịch vụ, triển khai các dịch vụ mới thu hút khách hàng. - Công tác tín dụng trên tinh thần nâng cao chất lượng, sàn lọc khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu công tác tín dụng năm 2015.

- Mở rộng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu tiện ích cho người sử dụng, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt.

5.1.3.3 Nhiệm vụ

- Bám sát mục tiêu định hướng của ngành và chỉ tiêu kế hoạch của NHNo Tỉnh, bằng mọi biện pháp đổi mới phong cách làm việc, xây dựng kế hoạch thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cấp trên.

- Thực hiện nghiêm túc các qui định, thể chế, chế độ, văn bản hướng dẫn của NHNo Việt Nam và của NHNo Tỉnh Đồng Tháp.

- Thực hiện tốt công tác cơ cấu lại nợ nhằm chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng, thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng; tập trung công tác đôn đốc thu nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ đã được xử lý rủi ro.

- Tập trung huy động vốn, khai thác mọi nguồn vốn trong dân cư trong và ngoài địa bàn, tìm kiếm khai thác nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhằm nâng cao sử dụng vốn huy động tại địa phương.

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lấp Vò cho thấy tình hình hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả.Để hoạt động tín dụng ngày càng thuận lợi và có hiệu quả thì trước tiên Ngân hàng phải đảm bảo một nguồn vốn dồi dào để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để được như vậy, Ngân hàng cần phải:

48

Đểtăng doanh thu và lợi nhuận thì ngân hàng phải có những biện pháp phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Do hiện tại, Ngân hàng chưa phát triển được các hoạt động kinh doanh khác, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn là từ tín dụng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng lại tập trung cho ngắn hạn và trung hạn. Chính vì vậy mà Ngân hàng phải nghiên cứu và thực hiện các biện pháp, chiến lược khả thi nhất, hiệu quả nhất cho hoạt động tín dụng của mình. Từđó Ngân hàng mới có thể hạn chế được rủi ro trong kinh doanh và hoạt động có lợi nhuận ngày càng nhiều hơn.

Dưới đây là một số giải pháp đề nghị cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng:

5.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt và phù hợp

- Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến mở rộng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã được hoạch định của NH và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của NH. Vì vậy việc xây dựng một chính sách tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, đồng thời hình thành cơ chế để bảo đảm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách tín dụng cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại chi nhánh dưới hình thức văn bản cụ thể.

- Do nền kinh tế luôn biến động đòi hỏi NH cần có chính sách tín dụng linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế như là: lãi suất cho vay phải phù hợp với biến động thị trường và có tính cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn, duy trì khoản dự phòng hợp lý để đối phó với rủi ro.

5.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn năng lực

- Nguồn lực con người là một tài nguyên vô cùng quý giá bởi vì con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của một tổ chức. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các TCTD thì nguồn nhân lực có tri thức ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong mỗi lình vực, là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ của các NH. Nếu có được nguồn nhân lực tốt sẽ tạo nên một sức mạnh nội tại to lớn để phát triển lâu dài và bền vững.

- Định kỳ, NH nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, những lớp tập huấn về nghiệp vụ cho vay, về thẩm định, quản lý các món vay, xử lý tình huống…

- Khuyến khích CBTD quan tâm theo dõi tin tức liên quan đến công việc trên báo, đài, internet và quan trọng hơn là khảo sát thực tế lĩnh vực hoạt động.

- Ngân hàng nên giao chỉ tiêu thi đua hàng tháng cho từng cán bộ tín dụng để trên cơ sở đó có sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Qua thi đua tiến hành tổng kết và khen thưởng kịp thời.

- Cần thường xuyên và định kỳ tổ chức các buổi giáo dục tư tưởng về đạo đức nghề nghiệp cho CBTD. Kiên quyết xử lý ngay và thậm chí loại bỏ

49

khỏi tổ chức những cán bộ viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, vòi vĩnh khách hàng.

5.2.3 Nâng cao chất lượng tín dụng

- Trong và sau khi cho vay, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Công tác thẩm định, kiểm tra cần được thực hiện kỹ càng. Tránh tình trạng chạy theo chỉ tiêu hoặc quan hệ cá nhân mà thẩm định thì ngân hàng nên thực hiện thẩm định chéo và bất ngờ. Cách làm này sẽ giúp công tác thẩm định và kiểm tra được minh bạch, chính xác. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ chủ động hơn trong hoạt động tín dụng của mình. Chất lượng tín dụng từ đó cũng được nâng cao.

- Có các chế độ khen thưởng hợp lý cho cán bộ tín dụng giỏi. Ngân hàng có thể nâng cao tinh thần và trách nhiệm của cán bộ bằng cách xếp loại để họ phấn đấu, năng động hơn trong công việc.

5.2.1.4 Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng

- Xây dựng một phong cách giao dịch thật tốt, thật ấn tượng để tạo niềm tin nơi khách hàng. Vì thế các CBTD nói riêng, cán bộ Ngân hàng nói chung cần phải tự rèn luyện bản thân mình, tự xây dựng cho mình một kỹ năng giao tiếp thật tốt để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của KH.

- Mỗi CBTD cần có cách phục vụ tốt, nhanh chóng, luôn niềm nở, nhã nhặn, thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn cho KH. Ban lãnh đạo cũng cần có phương pháp theo dõi để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những cán bộ có thái độ giao tiếp không tốt, thiếu tế nhị nhằm mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho KH.

- Cán bộ tín dụng và ban lãnh đạo NH cần thường xuyên thăm hỏi KH, quan tâm đếnđời sống và tình hình sản suất của KH.

50

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng phục vụ trong Nông nghiệp, Nông thôn tại NHNo&PTNT huyện Lấp Vò cho thấy tình hình hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả, nguồn vốn tín dụng đã thật sự đến với người dân và đã giúp người dân rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhìn lại 3 năm qua, Ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan, tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tăng qua các năm 2011,2012, 2013; tuy có phần giảm năm 2013 nhưng mức giảm tương đối thấp. Điều này chứng tỏ qui mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Vấn đề quan trọng là tình hình nợ xấu trong dư nợ của ngân hàng được kiểm soát khá an toàn. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả và rủi ro được quản lý chặt chẽ. Trong đó, hoạt động tín dụng trong Nông nghiệp, Nông thôn là hoạt động chủ lực của ngân hàng, nó đem về nguồn thu nhập chiếm hơn 90% tổng thu nhập của ngân hàng.

Trong công tác huy động vốn đã đạt được mức tăng trưởng đều hàng năm, thể hiện sự nổ lực không ngừng của Ngân hàng, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn vay của xã hội.

Hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn đã giúp cho nông dân có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Thông qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng cùng với những chỉ tiêu được phân tích, phần nào cũng thể hiện được tình hình của Ngân hàng trong các năm 2011,2012,2013; cũng như thấy được những thành tích mà Ngân hàng đạt được, kèm theo đó là những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Từ đó, đề ra những giải pháp thích hợp để giải quyết khó khăn đó.

6.2 KIẾN NGHỊ

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho NHN0&PTNT chi nhánh Lấp Vò hoạt động ngày càng hiệu quả, thực hiện tốt sứ mệnh của mình, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vốn của người dân trong việc đầu tư và tái đầu tư. Tôi có một số kiến nghị như sau:

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương

- Cần có những biện pháp chỉ đạo thiết thực cho các ngành, các cấp kết hợp với ngân hàng thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế nông hộtrên địa bàn phát triển.

- Hỗ trợ giúp đỡ ngân hàng tiếp cận với người dân nhằm giới thiệu, hướng dẫn người dân biết về hoạt động của ngân hàng.

- Chỉ đạo các Ban, Ngành có liên quan tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với ngân hàng thu hồi nợ xấu.

51

6.2.2 Đối với NHNo&PTNT cấp trên

- Xây dựng chính sách, quy chế, quy định cho hoạt động ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn, phù hợp hơn.

- Cần theo dõi và cảnh báo kịp thời những tín hiệu của thị trường về lãi suất, lạm phát… để từ đó đưa ra những chính sách điều chỉnh cụ thể, hợp lý, tránh gây tổn hại cho ngân hàng.

- Tăng thêm biên chế cho Ngân hàng để giảm bớt áp lực công việc. - Tăng chi tiêu cho vay để Ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng để hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn. - Cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi an toàn, thủ tục cho vay phù hợp tránh gây phiền hà cho người dân.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Đăng Dờn, 2008.Giáo trình lý thuyết Tài chính- Tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lấp vò (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)