thải creatinin (CLcr) với thanh thải vancomycin (CLR)
Kết quả tìm kiếm và xác định phương trình tương quan giữa thanh thải creatinin (CLcr) với thanh thải vancomycin (CLR) được thống kê ở hình 3.2.
35
Thông tin chi tiết của các phương trình bao gồm: Tác giả, năm xuất bản, loại hình nghiên cứu, số lượng bệnh nhân, mô hình dược động nghiên cứu, phương trinh tương quan, thông số cần ảnh hưởng được trình bày chi tiết ở phụ lục 7. Cùng với phương trình nghiên cứu trên bệnh nhân nặng tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai vào năm 2018 đã có trước đó, có thêm 4 phương trình được chọn vào phân tích. Tổng cộng có 5 phương trình được dùng để xây dựng phác đồ. Một số đặc điểm của 5 phương trình được thống kê tại bảng 3.3.
36
Bảng 3.3. Đặc điểm của 5 phương trình trình tương quan giữa thanh thải creatinin (CLcr ml/ph) với thanh thải vancomycin (CLR)
được chọn để xây dựng quy trình
Chú thích: CI: truyền liên tục, II: truyền ngắt quãng, ngăn: mô phỏng quá trình phân bố thuốc, tương ứng với thông số Vd
Nhận xét:
Với các phương trình được chọn vào nghiên cứu, ngoài CLCr là yếu tố tương quan chính, có một số phương trình có thêm các yếu tố khác: cân nặng hiệu chỉnh, lợi tiểu. Đa số các phương trình từ tổng hợp y văn mô phỏng trên chế độ truyền II.
Chỉ tiêu Hồ Trọng Toàn 2018 (1) Burton 1989 (2) Medellin 2017 (3) Medellin 2015 (4) Jaisue S 2020 (5) Công thức CL (ml/phút) = 0,0199 * CLcr + 0,5209 CL (ml/min/kg) = 0.04 + 0.0075 *CLcr CL(L/h) = 2,86 * (CLcr/100)0,75 Furosemide = 0: CL(L/h)=0,49×CLcr (L/h) Furosemide = 1: CL(L/h)=0,34×CLcr( L/h) CL(L/h) = 0,021 * CLcr + 0,11 Mô phỏng trên chế độ truyền
Truyền CI, 1 ngăn Truyền II, 1 ngăn Truyền CI, 1 ngăn Truyền II, 2 ngăn Truyền II, 2 ngăn
Thông số và yếu tố cần tính toán khác
37
Kết quả phân tích tương quan giữa thanh thải vancomycin qua lọc CVVHDF (CLCVVHDF) được xác định bởi các phương trình dược động học với các thông số lọc bao gồm RF (dịch thay thế ml/kg/h), DF (dịch thẩm tách ml/kg/h) và dịch rút (ml/kg/h) bằng phương pháp hồi quy đa biến được trình bày bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả phân tích tương quan giữa thanh thải vancomycin qua lọc
CVVHDF (CLCVVHDF) với các thông số lọc
Phương trình được sử dụng để tính
toán CLCVVHDF
Thông số lọc trong mô hình (BIC (R2))
RF RF, DF RF, Rút RF, DF, Rút Toàn 2018 (1) -30,5 (0,71) -29,6 (0,74) - 27,7 (0,72) -27,2 (0,75) Burton 1989 (2) -29,4 (0,70) -29,4 (0,74) -26,1 (0,70) -26,2 (0,74) Medellin 2017 (3) -28,3 (0,69) -25,1 (0,69) -27,5 (0,72) -24,2 (0,72) Medellin 2015 (4) -28,0 (0,68) -24,7 (0,69) -25,0 (0,68) -21,2 (0,69) Jaisue S 2020 (5) -29,7 (0,71) -27,9 (0,72) -26,9 (0,71) -25,5 (0,73)
Chú thích: CLCVVHDF : thanh thải vancomycin qua CVVHDF, RF: tốc độ dịch thay thế (ml/kg/h), DF: tốc độ dịch thẩm tách (ml/kg/h), Rút: tốc độ dịch rút (ml/kg/h)
Nhận xét:
Kết quả cho thấy giá trị R2 giữa các mô hình dao động từ 0,68 đến 0,75. Giá trị BIC của mô hình tương quan CLCVVHDF xác định từ phương trình (1) với RF (*) thấp nhất trong các mô hình.
Từ kết quả trên, chúng tôi lựa chọn mô hình (*) để xây dựng chế độ liều do giá trị BIC của mô hình tương quan CLCVVHDF xác định từ phương trình (1) với RF là thấp nhất. Tốc độ dịch thay thế (RF) được lựa chọn là thông số dự đoán thanh thải vancomycin qua CVVHDF. Kết quả phân tích tương quan giữa CLCVVHDF với RF được biểu diễn ở hình 3.2. Trong đó, giá trị RF có thể thay đổi từ 15 đến 35 (là 5 loại tốc độ dịch thay thế được sử dụng khi xây dựng quy trình). Độ thanh thải qua CVVHDF ước tính và liều vancomycin thải trừ tương ứng qua lọc CVVHDF dựa trên tốc độ dịch thay thế được trình bày ở bảng 3.5.
38
Hình 3.2. Tương quan giữa thanh thải vancomycin qua lọc CVVHDF với tốc độ dịch thay thế
Nhận xét:
Phương trình tương quan được xác định là: CLCVVHDF (L/h)= 0,093*RF (ml/kg/h) – 1,4779.
Bảng 3.5. Độ thanh thải và liều vancomycin thải trừ qua lọc CVVHDF ước tính dựa trên tốc độ dịch thay thế
Thông số
Tốc độ dịch thay thế (RF) (mL/kg/h)
15 20 25 30 35 Độ thanh thải vancomycin qua
lọc CVVHDF ước tính (CLCVVHDF) (L/h)
-0,083 0,38 0,85 1,31 1,78 Liều vancomycin bị thải trừ
qua lọc (mg/h) -2,07 9,55 21,25 32,8 44,44 Liều vancomycin cần bổ sung
(mL/h)* (QCVVHDF) (ứng với nồng độ vancomycin 4 mg/mL)
-0,52 2,39 5,31 8,20 11,11
Liều vancomycin cần bổ sung (mL/h)* làm tròn (QCVVHDF) (ứng với nồng độ vancomycin 4 mg/mL)
0 2 5 8 11
*Vancomycin được pha loãng trong dung dịch NaCl 0,9%, nồng độ vancomycin sau pha loãng la 4mg/ml.
39
Độ thanh thải vancomycin qua lọc CVVHDF tăng từ 0 L/h đến 1,78 L/h ứng với tốc độ dịch thay thế tăng từ 15 mL/kg/h đến 35 mL/kg/h nên liều cần bổ sung tương ứng cũng tăng dần. Để thuận tiện cho thực hành lâm sàng, chúng tôi sử dụng mức liều được làm tròn tương ứng là 0, 2, 5, 8, 11 (mL/h) tương ứng với tốc độ dịch thay thế lần lượt là 15, 20, 25, 30, 35 (mL/kg/h).