Giải pháp về đầu tư

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 63 - 65)

Rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên quý giá ,bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển khu vực ven biển tỉnh Ninh Bình. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển đang là một trong những yêu cầu cấp bách để đảm bảo phát triển bền vững khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và vùng ven biển tỉnh Ninh Bình nói riêng trong thời gian tới.

Trong số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội rừng ngập mặn ven biển đầu tiên phải kể tới đó là giải pháp về đầu tư:

- Đầu tư cho công tác quy hoạch đất đai, môi trường vùng ven biển:

+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển gắn với quy hoạch sử dụng đất đai, bảo đảm ổn định lâu dài, xác định rõ trên bản đồ và ngoài thực địa; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển sang mục đích khác;

Rà soát, thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng trái phép diện tích thuộc hành lang an toàn bảo vệ đê biển hoặc diện tích đất đã giao thuộc quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhưng sử dụng không đúng mục đích để trồng lại rừng; Đẩy mạnh việc giao, khoán bảo vệ rừng cho các thành phần kinh tế, cộng đồng và các hộ gia đình để bảo vệ và phát triển rừng ven biển; Khuyến khích các hình thức liên kết với dân để phát triển rừng, như thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để trồng rừng ven biển theo quy hoạch kết hợp với nuôi trồng thủy sản, nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái.

+ Quy hoạch môi trường trong phát triển kinh tế xã hội ở vùng ven biển, phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực. Phân vùng sinh thái trong quy hoạch bảo tồn và phát triển các vùng đất ven biển, trong đó tập trung tiếp cận tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu nông - lâm - ngư và bảo vệ môi trường trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tăng cười vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lầm nghiệp, môi trường trong công tác bảo vệ và phát triển hiệu quả rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình.

- Đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái RNM, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phối hợp giữa nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất:

+ Đầu tư cho công tác nghiên cứu, đánh giá để bổ sung, sửa đổi và ban hành quy trình, quy phạm lâm sinh cho đối tượng rừng ngập mặn phù hợp với từng vùng sinh thái.

+ Đầu tư nghiên cứu quy trình chăm sóc, điều chế rừng phù hợp với cấp tuổi, cấp đất và điều kiện sinh thái cho từng loại cây rừng vùng ngập mặn.

- Đầu tư kinh phí để thực hiện các dự án trồng rừng ngập mặn ven biển.

+ Đẩy nhanh tiến độ giải ngân để thực hiện các dự án trồng mới và tái sinh rừng ngập mặn ven biển.

+ Kinh phí đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển được thực hiện lồng ghép từ các nguồn vốn. Trong đó, ngân sách trung ương chỉ tập trung đầu tư có mục tiêu cho các tỉnh ven biển chưa tự cân đối được ngân sách; các tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách có trách nhiệm bố trí từ ngân sách địa phương, đồng thời vận động

thu hút các nguồn vốn viện trợ quốc tế, vốn vay tín dụng và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các nhiệm vụ trồng và phục hồi rừng ngập mặn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 63 - 65)