Hiện trạng khai thác và sử dụng cồn và bãi ven biển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 40 - 42)

Được sự ưu ái của thiên nhiên, vùng biển Kim Sơn sở hữu tới 18 km bờ biển, nhờ đó nơi đây có một vùng ven sinh thái rộng lớn, trù phú, sinh động với diện tích trên 105.000 ha. Rừng ngập mặn trải dài với những đầm lầy mặn, bãi bồi, cửa sông… là nơi hội tụ của hơn 500 loài động, thực vật thủy sinh, hơn 50 loài cây ngập mặn trên các bãi bồi cửa sông, 200 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới. Với hệ sinh thái, đa dạng sinh học đã đưa vùng ven biển Kim Sơn trở thành bộ phận quan trọng, là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Kim Sơn còn được công nhận là nơi thuận lợi và phù hợp cho loại hình du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

Trong 7 xã bãi ngang ven biển Kim Sơn được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thì có 4 xã thuộc vùng chuyển tiếp là Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi và thị trấn Bình Minh; 3 xã thuộc vùng sinh quyển là Kim Hải, Kim Trung và Kim Đông; vùng lõi được đưa vào là toàn bộ khu vực phía Nam đê biển Bình Minh 2 gồm: bãi bồi, rừng ngập mặn Kim Sơn, các nông trường quân đội, vùng biển Ninh Bình, đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.

Trong đó, xã Kim Đông nằm ở cửa hữu sông Đáy không chỉ là nơi ‘‘cùng trời cuối đất Ninh Bình” mà còn là xã thuận tiện về giao thông, có hạ tầng phát triển du lịch tốt và mang nhiều đặc trưng nhất của khu kinh tế biển Ninh Bình cũng như toàn bộ khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Kim Đông có cảng tổng hợp Kim Sơn, chợ đầu mối thủy sản Kim Đông, bến xe khách… đều là những công trình quan trọng đã được xây dựng nhằm phục vụ giao thương, phát triển kinh tế và du lịch…

Kim Đông phát triển các nghề nuôi tôm, cua, ngao, trồng cói và lúa, là nơi lấn biển lớn nhất nước ta hiện nay, hàng năm phù sa bồi đắp hơn 100m mở rộng ra biển. Phù sa bồi đắp đến đâu thì rừng ngập mặn tiến ra tới đó tạo nên những bức tường thành vững chắc và môi trường đa dạng sinh học với các loài chim nước, cá biển,

thực vật. UNESCO xếp Kim Đông vào vùng bảo vệ đặc biệt của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Tính nổi bật toàn cầu ở đây được thể hiện ở cảnh quan sinh thái vùng đất mở với những thay đổi địa chất diễn ra mau lẹ, đa dạng sinh học với các loài chim nước trú ngụ trong rừng phòng hộ ven biển. Theo đánh giá của những người làm du lịch, cảnh quan sinh thái vùng ven biển nơi đây còn hoang sơ, thích hợp với việc khai thác du lịch đồng quê, nghỉ dưỡng và tắm biển.

Ở đây, muống biển là loài sinh vật đặc trưng và chiếm ưu thế ở đây. Nếu đảo Cồn Nổi được khai thác đúng và hợp lý sẽ là một mắt xích và là điểm chốt trong quần thể du lịch, cùng với nuôi trồng thủy sản tạo thành thế mạnh kinh tế biển, kinh tế du lịch cho Kim Sơn

Huyện Kim Sơn, một dự án xây dựng khu du lịch sinh thái biển, kết hợp vui chơi, nghỉ dưỡng tại Cồn Nổi đã và đang được triển khai với tổng diện tích trên 4.155ha (dự kiến hoàn thành vào năm 2021). Dự án bao gồm các khách sạn, biệt thự cao cấp, khu vui chơi giải trí, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cây xanh; xây dựng khu tâm linh đền thờ thần biển; khu trồng rừng ngập mặn chắn sóng; khu bãi tắm, thể thao lướt ván, lượn dù, khu du thuyền, ngắm cảnh, vui chơi trên biển; hệ thống giao thông, điện, nước…

Tuy nhiên, huyện Kim Sơn mới đưa vào khai thác du lịch nên chưa được nhiều du khách biết đến chưa có quảng bá rộng rãi, tiềm năng du lịch chưa cao.

- Cơ sở vật chất phục vụ du khách còn thiếu thốn…

- Khu du lịch đang trong quá trình xây dựng và hoàn thành.

Như vậy, rừng ngập mặn (RNM) không những có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của thiên tai mà nguồn lợi trong hệ sinh thái RNM cũng rất quan trọng; ngoài các lâm sản, phải kể đến tài nguyên thủy sản, du lịch biển đa dạng. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của hệ sinh thái RNM vẫn chưa đầy đủ, tình trạng phá RNM còn diễn ra ở một số nơi. Trong những năm qua, việc thu hẹp diện tích RNM để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, đô thị đã diễn ra rộng khắp ở nhiều địa phương. Chú trọng vào việc phát triển kinh tế trước mắt bằng cách thu hẹp diện tích RNM đã và đang gánh chịu những tổn thất rất lớn về kinh tế do suy thoái về chức năng sinh thái của RNM. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang có các chính

sách khuyến khích trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển tại chỉ thị số 85/2007/CT- BNN ngày 11/10/2007 về việc đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây chắn sóng ven biển. Nghiên cứu hiện trạng RNM là một trong những tư liệu quan trọng, hỗ trợ cho các nhà quản lý trong quá trình hoạch định các chính sách quản lý RNM và bảo tồn và phát triển bền vững rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 40 - 42)