Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 42 - 43)

Bãi bồi ven biển Kim Sơn là vùng đất mới được khai thác sử dụng, lại thường xuyên diễn ra các hoạt động kinh tế nên rừng ngập mặn ở khu vực đều là rừng trồng mới nên thành phần loài cây ngập mặn không đa dạng,phong phú. Mặt khác, do rừng ngập mặn khi trưởng thành thì bãi bồi đã lấn xa ra biển và hoạt động quai đê lấn biến lại diễn ra. Chính vì vậy thảm thực vật ngập mặn chưa có sự chuyển biến nhiều về diễn thế sinh thái trong quần xã. Đó là nguyên nhân mà thành phần loài cây ngập mặn ở Kim Sơn thấp hơn so với các vùng lân cận và so với toàn quốc.

Hình 3. 1 Biểu đồ so sánh giữa TVNM Ninh Bình và Toàn quốc

(Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường biển,2015)

Loài

Khu vực Kim Sơn là rừng trồng nên mức độ phân tầng khá rõ giữa các tầng cây với lứa tuổi khác nhau:

- Tầng cây trên 400-600 cm có sự phân bố của Bần chua, Trang 10 năm tuổi - Tầng cây 200-400 cm: là tầng cây chủ đạo ở khu vực, với sự phân bố của Trang trồng với độ tuổi 5-10 năm tuổi.

- Tầng cây 50 - 200 cm: tầng cây này có sự phân bố của Trang trồng 2-3 năm tuổi.

- Tầng cây dưới 50 cm: có sự phân bố của Trang mới trồng.

Tỷ lệ che phủ của thảm thực vật rừng ngập mặn ven biển: Nhiều điểm trong khu vực có tỷ lệ che phủ rất cao lên đến 90-100%. Nhưng hiện nay do các hoạt động quoai đê lấn biển nên nhiều điểm tỷ lệ che phủ giảm đáng kể. Cần thiết phải có hoạt động trồng bổ sung để rừng ngập mặn thực sự mang lại lợi ích to lớn trước thiên tai.

Khả năng tái sinh tự nhiên thực vật ngập mặn: Khả năng tái sinh tự nhiên trong khu vực rất thấp. Do quần xã thực vật thường xuyên bị biến động. Nên cần phải trồng ươm cây con khi tiến hành trồng bổ sung và trồng phục hồi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 42 - 43)