Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 - 40)

Ninh Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành Thủy sản. Trên địa bàn tỉnh có trên 6.000 ha mặt nước mặn lợ và gần 19.000 ha đất mặt nước có thể quy hoạch để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống giao thông thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế lớn và là thị trường tiêu thụ rất rộng lớn như: thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và đặc biệt là Quảng Ninh, nơi có cửa khẩu Móng Cái giao thương rất thuận tiện với thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn năm 2016 ,tổng diện tích đánh bắt, khai thác nuôi trồng thủy hải sản của 3 xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải là 3.065,04 ha trong đó:

- Vùng từ đê Bình Minh 1 đến đê Bình Minh 2, diện tích nuôi thủy sản: 1.180,9 ha Gồm:

+ Kim Đông: 431,1 ha. + Kim Trung: 277 ha. + Kim Hải: 283,6 ha.

- Vùng từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3: Vùng này UBND huyện ủy quyền cho UBND các xã: Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải ký hợp đồng sản xuất theo kế hoạch trên địa giới quản lý , ký hợp đồng tương ứng địa bàn theo Công văn số 87/UBND ngày 20/02/2013 của UBND huyện Kim Sơn về việc quản lý Nhà nước trên địa bàn tại vị trí từ đê BM2 đến đê BM3: Có tổng diện tích 756,14 ha, trong đó:

+ Kim Đông: 446,5 ha. + Kim Trung: 184,99 ha. + Kim Hải: 124,65 ha.

- Vùng ngoài đê BM3 đến Cồn Nổi: Tổng diện tích 1.128 ha.

+ Diện tích nuôi trồng thủy hải sản do Tỉnh đội Ninh Bình quản lý: 178ha. + Diện tích nuôi ngao là: 1000 ha (tăng 50 ha so với năm 2015).

+ Các chủ nuôi ngao chủ yếu là người Nam Định, Thanh Hóa và một vài chủ là người Kim Sơn.

+ Khu vực Cồn Nổi có khoảng 50 chòi canh ngao của 10 chủ nuôi.

Trong sản xuất, huyện đã đưa một số đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế cao vào nuôi thả ở vùng nước mặn, nước lợ như tôm sú, tôm rảo, tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá chẽm, cá mú; nhất là phát triển mạnh nuôi ngao với diện tích hàng nghìn ha… Sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản ổn định, 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 18.107 tấn, trong đó ngao trên 9.350 tấn; tôm sú 240 tấn, tôm thẻ chân trắng 220 tấn; cua 165 tấn; tôm rảo 142 tấn, hải sản khác 580 tấn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng ven biển đạt 24%/năm, chiếm gần 30% giá trị sản xuất của huyện, góp phần đưa ngành thủy sản trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển của tỉnh và huyện Kim Sơn.

Tỉnh Ninh Bình xác định khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là vùng trọng điểm nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp với diện tích 14.040 ha giai đoạn 2011-2015, sau tăng lên 17.050 ha (năm 2020). Tổng sản lượng thủy sản đạt 51.400 tấn đến gần 69.000 tấn.

Giá trị sản xuất mặt hàng này ở mức 1.100 tỷ đồng đến hơn 1.900 tỷ đồng, chiếm 18% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Qua phỏng vấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ông Đinh Quốc Trị cho biết ,bên cạnh việc duy trì 540 thuyền máy, thuyền thủ công hoạt động ổn định, tỉnh tiến hành hoàn thiện khu neo đậu tránh, trú bão tại cửa sông Đáy, hai bến cá Kim Đông, Kim Hải; tăng cơ sở sản xuất nước đá, nơi cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi đánh bắt tận diệt, vét gọn, không khai thác thuỷ sản còn non để phát triển bền vững.

Thời gian tới,Tỉnh Ninh Bình sẽ xây dựng 1 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu với công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm; 1 kho đông lạnh công suất 200 tấn tại cụm công nghiệp Bình Minh; 2 kho lạnh thương mại công suất 100 tấn ở các khu vực khác để bảo quản nguyên liệu. Tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách, vốn vay, vốn doanh nghiệp, vốn do nhân dân đóng góp... được ấn định là 3.684 tỷ đồng. Quan điểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Ninh Bình là khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng, lợi thế về đất đai, mặt nước và lao động của vùng một cách hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, có lồng ghép với hoạt động các ngành kinh tế khác để tạo việc làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động là người địa phương.

Tuy nhiên,hiện nay ngành nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở khu vực bãi bồi còn gặp nhiều khó khăn:

- Năng suất, sản lượng nuôi thủy sản hiện nay của tỉnh còn thấp, - Các hộ nuôi trồng còn nhỏ lẻ, không tập trung

- Trình độ dân trí thấp việc ứng dụng công nghệ khoa học vào việc nuôi trồng thủy sản cũng gặp khó khăn khiến năng suất thấp.

- Đầu ra cho thủy sản cũng gặp bấp bênh.Khó cạnh tranh năng suốt với các nước trong và trên thế giới

- Chất lượng thủy sản còn thấp.

- Tiềm năng đất đai mặt nước phần lớn chưa được khai thác hợp lý, lãng phí, cần được khai thác một cách hợp lý, hiệu quả hơn

Để kinh tế biển phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để tổ chức triển khai

thực hiện hiệu quả quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, trong thời gian tới huyện tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mang tích chất chiến lược, dài hơi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 - 40)